Hiện tượng "trăng xanh" sẽ diễn ra vào lúc 13h58 GMT (20h58 giờ Hà Nội) ngày 31/8. Đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8 bởi lần trăng tròn thứ nhất đã xảy ra vào ngày 1/8.
Nếu lỡ mất cơ hội ngắm nhìn "trăng xanh" lần này, con người sẽ phải chờ tới tháng 7/2015 mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại hiện tượng thiên văn kỳ thú này.
Hiện tượng "trăng xanh" xảy ra vào ngày thứ Sáu tuần này không hề ám chỉ tới việc mặt trăng sẽ phát ra ánh sáng màu xanh dương bởi thuật ngữ "trăng xanh" muốn nói tới hiện tượng trăng tròn 2 lần trong 1 tháng.
Trong mọi sự kiện xảy ra "trăng xanh", hình ảnh ánh trăng vẫn tương tự như những lần trăng tròn khác ngoại trừ việc một lượng lớn khói và bụi trong bầu khí quyển có thể làm thay đổi màu sắc ánh trăng.
Thông thường hiện tượng "trăng xanh" xuất hiện trung bình khoảng 2,7 năm/lần và đôi khi là thường xuyên hơn. Điển hình như năm 1999, thế giới được chứng kiến hình ảnh "trăng xanh" xảy ra cả trong tháng 1 và 3 ngoại trừ tháng 2.
Hiện tượng "trăng xanh” tồn tại do sự chênh lệch giữa thời gian tính tháng trong dương lịch và tháng theo chu kỳ trăng. Thông thường mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng.
Do Mặt trăng quay quanh quỹ đạo Trái đất mất 29,5 ngày, trong khi các tháng theo dương lịch có từ 30 hoặc 31 ngày (ngoại trừ tháng 2) do đó con người mới được chứng kiến hình ảnh trăng tròn 2 lần trong cùng 1 tháng.
Nếu lỡ mất cơ hội ngắm nhìn "trăng xanh" lần này, con người sẽ phải chờ tới tháng 7/2015 mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại hiện tượng thiên văn kỳ thú này.
Hiện tượng "trăng xanh" xảy ra vào ngày thứ Sáu tuần này không hề ám chỉ tới việc mặt trăng sẽ phát ra ánh sáng màu xanh dương bởi thuật ngữ "trăng xanh" muốn nói tới hiện tượng trăng tròn 2 lần trong 1 tháng.
Trong mọi sự kiện xảy ra "trăng xanh", hình ảnh ánh trăng vẫn tương tự như những lần trăng tròn khác ngoại trừ việc một lượng lớn khói và bụi trong bầu khí quyển có thể làm thay đổi màu sắc ánh trăng.
Thông thường hiện tượng "trăng xanh" xuất hiện trung bình khoảng 2,7 năm/lần và đôi khi là thường xuyên hơn. Điển hình như năm 1999, thế giới được chứng kiến hình ảnh "trăng xanh" xảy ra cả trong tháng 1 và 3 ngoại trừ tháng 2.
Hiện tượng "trăng xanh” tồn tại do sự chênh lệch giữa thời gian tính tháng trong dương lịch và tháng theo chu kỳ trăng. Thông thường mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng.
Do Mặt trăng quay quanh quỹ đạo Trái đất mất 29,5 ngày, trong khi các tháng theo dương lịch có từ 30 hoặc 31 ngày (ngoại trừ tháng 2) do đó con người mới được chứng kiến hình ảnh trăng tròn 2 lần trong cùng 1 tháng.