Đành chờ chết
Dân Thiệu Tổ từ lâu đã quá quen với chuyện hằng tháng đi dự đám ma của một ai đó chết vì bệnh ung thư, với chuyện thỉnh thoảng lại nghe xì xào: “Thằng X, con Y mới mắc K họng, K phổi, bệnh viện trả về rồi đấy, chẳng mấy chốc mà tận số. Nó mới ngoài ba mươi chứ mấy”.
Anh Nguyễn Văn Bốn, một cư dân trong thôn, bảo: "Người ta hay tự nhủ "cả làng chết chứ riêng gì nhà mình", mà chưa tỉnh ngộ ra tác hại ngấm ngầm của kho thuốc sâu thuộc khu Mả Lọ. Kho thuốc của Cty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nằm trên đất Thiệu Tổ đã mấy chục năm với điểm gần khu dân cư nhất chỉ khoảng 70m. Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, bố mẹ bao giờ cũng dặn đừng có cắt cỏ ở trong đó về kẻo trâu chết. Ngày ấy, chúng tôi hay cầm súng giả chạy trong “giao thông hào” là những đường hầm chống ẩm của kho, thấy la liệt những phuy thuốc sâu bằng nhựa, bằng sắt. Một số người làng còn mua những phuy thuốc rỗng ấy về rửa đi để đựng thóc lúa vì nó chống mọt rất tốt. Trong khu vực kho thuốc có cái giếng khơi, nước rất trong, nhưng múc lên thỉnh thoảng ngửi vẫn thấy mùi thuốc sâu. Chơi chán, khát quá chúng tôi vục từng nón nước giếng lên uống ngon lành. Giờ nghĩ lại thấy mà sợ. Dân làng kêu mãi cũng chẳng thấu nên đành chờ chết. Tôi chỉ mong sao con cái cố học hành mà rời quê”.
Mùa nào thức ấy, lúc Cty đóng thuốc trừ cỏ, khi sang chai thuốc trừ sâu. Mỗi mùa thuốc là một mùa dân làng khốn khổ. Nhà nhà phải cửa đóng then cài mà cái mùi hóa chất cứ xộc vào cào xé từng cuống họng, lá phổi đến choáng váng. Khổ nhất là những người già. Lắm nhà con cháu phải sơ tán bố mẹ vì sợ choáng, sợ đột quỵ khi hít phải khí độc.
Người dân Thiệu Tổ luôn nơm nớp vì lo sợ
Bao nhiêu năm tháng chất độc phát tán, tích tụ xuống đất, xuống nước ngầm ở Thiệu Tổ cũng như những xã phụ cận quanh kho thuốc gồm: Đồng Cương, Trung Nguyên, Bình Định, Minh Tân. Chất độc tấn công ao của nhà các ông: Hoàng Văn Nhượng, Trần Văn Nghệ gần đó khiến cá nổi chết trắng. Chất độc ngấm vào từng lá rau, thớ thịt khiến nó bốc mùi tanh hôi lạ thường. Có thời gian vài người làng Thiệu Tổ vì sinh kế mà phải sang đóng thuốc thuê ở kho bảo lúc đầu có mùi sau làm mãi thành quen mũi không còn thấy khó chịu nữa.
Nhưng người ta không thể quen được với những cái chết cứ mỗi ngày một dày đặc, hãi hùng.
"Chính quyền vào cuộc không mạnh"
Năm người trông coi, quản lý kho thuốc thay nhau chết bất đắc kỳ tử, mỗi người trụ được không quá dăm ba năm lao động. Cái chết lan về làng. Thiệu Tổ có 400 hộ với 1.800 khẩu, hầu như không nhà nào không có người hoặc họ hàng mắc ung thư. Trưởng thôn Nguyễn Văn Bình ước lượng, gần đây cứ mười người chết ở làng thì có dăm bảy người vắn số bởi ung thư. Nói đâu xa như chính nhà ông Bình, hết bố ruột, chú ruột, thím ruột lại đến chú rể, mẹ vợ, anh vợ đều mắc K rồi tức tưởi chết.
Năm 2007, Thiệu Tổ làm một danh sách thống kê số người tử vong do ung thư với mốc thời gian từ năm 1990 thì đã có 50 người. Độ tuổi chết nhiều nhất là 40-50, loại bệnh phổ biến nhất là K gan, K dạ dày, K phổi. Bức xúc quá, cả làng kéo nhau lên xã, xã đề nghị lên trên. Rốt cuộc, năm 2007, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Vĩnh Phúc cũng về kiểm tra kho thuốc. Tại thời điểm đó có 7 nhà kho với quy mô 41 gian, trong đó chỉ có hai kho có nền vòm, trần vòm còn lại đều là nhà cấp bốn, có gian vẫn là nền đất. Trung bình lượng thuốc sang chai ở đây vào khoảng 60-70 tấn/năm, thời gian sang chai ở 3 vụ sản xuất tương ứng với khoảng 90 ngày.
Ông Hoàng Ngọc Cải, Phó giám đốc Cty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thừa nhận và cam kết trong hội nghị công bố kết luận: Việc sang chai, đóng gói thuốc BVTV và thuốc trừ sâu không tránh khỏi hiện tượng có mùi. Cty đang tìm địa điểm mới phù hợp để di chuyển xưởng sang chai, đóng gói. Sau khi tìm được, nhà kho Cty chỉ sử dụng làm nơi để máy móc nông cụ.
Đoàn cũng lấy các mẫu nước, đất, không khí ở Thiệu Tổ đem đi phân tích. Kết quả khẳng định bình thường, dư lượng thuốc trừ sâu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Đoàn cũng lập luận, tuy tỷ lệ chết do ung thư ở thôn Thiệu Tổ là 24,24%, cao hơn tỷ lệ chết do ung thư của toàn quốc 9,7% (trung bình khoảng 15%) nhưng vẫn còn thấp hơn ở thôn Yên Quán, xã Bình Định (25%) bên cạnh.
Do đó, cần giải thích cho nhân dân hiểu để yên tâm ổn định sản xuất, tránh khiếu kiện. Nghĩa là mọi thứ vẫn bình thường và người dân Thiệu Tổ sau đó vẫn liên tiếp chết vì ung thư một cách cũng rất… bình thường. Danh sách tử vong nếu đếm đến nay có thể đã vượt quá con số 100 người trong đó rất nhiều nhà mất hai, ba người vì bệnh hiểm nghèo.
Chị Nguyễn Thị Lý có chồng là Nguyễn Thanh Bình bị ung thư gan, mất năm 57 tuổi, con là Nguyễn Văn Thiện ung thư phổi mất năm 28 tuổi. Con chết tháng 2, chồng chết tháng 9 trong cùng một năm. Tang chồng tang, nỗi đau càng thêm đau khiến người phụ nữ trung niên sống mà như đã chết. Con trai chị mất đi để lại đứa con còn đỏ hỏn, người con dâu phải ẵm về bên ngoại nương náu. Trên bàn thờ, di ảnh của chồng và con ngày ngày nhắc nhở chị về nỗi mất mát.
Chị Lý với nỗi đau mất chồng, con
Ngay sát nhà chị Lý là nhà quả phụ Trần Thị Điện. Anh Nguyễn Văn Năm mắc ung thư phổi mất năm 47 tuổi để lại cho chị Điện 3 người con, trong đó cháu lớn điếc bẩm sinh và một căn nhà mái dột, xà nát có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Chưa có một thống kê thật cụ thể nhưng Thiệu Tổ có 10-15 người tàn tật bẩm sinh mà chẳng biết có phải do di truyền hay ảnh hưởng hóa chất độc hại… Hiện nay nhà nào trong thôn dù giàu hay nghèo hầu như cũng đều mua máy lọc nước nhưng nỗi sợ hãi một cái chết bất thình lình từ đâu ập tới thì không một máy móc nào lọc được.
Trước đây, dân làng thành lập tổ gồm những người già gọi là “tổ các cụ cơ động” thay phiên nhau* ra canh 24/24 giờ, không cho chứa hoặc sang chai thuốc BVTV nhưng không được chính quyền thôn, xã ủng hộ. Phẫn uất vì môi trường ô nhiễm quá, mỗi gia đình trong thôn cử người định kéo sang kho thuốc bắt quả tang nhưng không hiểu có thông tin “nội gián” hay sao mà thuốc đã chuyển đi lúc nào không rõ.
Gia cảnh nghèo khó của chị Điện
Một người dân than thở với chúng tôi: “Dân bức xúc nhưng chính quyền vào cuộc không mạnh. Lúc doanh nghiệp đóng thuốc, chứa thuốc chúng tôi đề nghị kiểm tra họ cũng không làm. Năm 2007, Cty hứa chuyển kho thuốc đi, chỉ để vật tư nông nghiệp như giống cây trồng, dụng cụ cày bừa nhưng hiện tại vẫn chứa thuốc, thậm chí lén đóng gói. Họ toàn đóng gói vào ban đêm nhưng mùi thuốc bốc ra nồng nặc, làm sao mà giấu được?”.
Dân Thiệu Tổ từ lâu đã quá quen với chuyện hằng tháng đi dự đám ma của một ai đó chết vì bệnh ung thư, với chuyện thỉnh thoảng lại nghe xì xào: “Thằng X, con Y mới mắc K họng, K phổi, bệnh viện trả về rồi đấy, chẳng mấy chốc mà tận số. Nó mới ngoài ba mươi chứ mấy”.
Anh Nguyễn Văn Bốn, một cư dân trong thôn, bảo: "Người ta hay tự nhủ "cả làng chết chứ riêng gì nhà mình", mà chưa tỉnh ngộ ra tác hại ngấm ngầm của kho thuốc sâu thuộc khu Mả Lọ. Kho thuốc của Cty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nằm trên đất Thiệu Tổ đã mấy chục năm với điểm gần khu dân cư nhất chỉ khoảng 70m. Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, bố mẹ bao giờ cũng dặn đừng có cắt cỏ ở trong đó về kẻo trâu chết. Ngày ấy, chúng tôi hay cầm súng giả chạy trong “giao thông hào” là những đường hầm chống ẩm của kho, thấy la liệt những phuy thuốc sâu bằng nhựa, bằng sắt. Một số người làng còn mua những phuy thuốc rỗng ấy về rửa đi để đựng thóc lúa vì nó chống mọt rất tốt. Trong khu vực kho thuốc có cái giếng khơi, nước rất trong, nhưng múc lên thỉnh thoảng ngửi vẫn thấy mùi thuốc sâu. Chơi chán, khát quá chúng tôi vục từng nón nước giếng lên uống ngon lành. Giờ nghĩ lại thấy mà sợ. Dân làng kêu mãi cũng chẳng thấu nên đành chờ chết. Tôi chỉ mong sao con cái cố học hành mà rời quê”.
Mùa nào thức ấy, lúc Cty đóng thuốc trừ cỏ, khi sang chai thuốc trừ sâu. Mỗi mùa thuốc là một mùa dân làng khốn khổ. Nhà nhà phải cửa đóng then cài mà cái mùi hóa chất cứ xộc vào cào xé từng cuống họng, lá phổi đến choáng váng. Khổ nhất là những người già. Lắm nhà con cháu phải sơ tán bố mẹ vì sợ choáng, sợ đột quỵ khi hít phải khí độc.
Người dân Thiệu Tổ luôn nơm nớp vì lo sợ
Bao nhiêu năm tháng chất độc phát tán, tích tụ xuống đất, xuống nước ngầm ở Thiệu Tổ cũng như những xã phụ cận quanh kho thuốc gồm: Đồng Cương, Trung Nguyên, Bình Định, Minh Tân. Chất độc tấn công ao của nhà các ông: Hoàng Văn Nhượng, Trần Văn Nghệ gần đó khiến cá nổi chết trắng. Chất độc ngấm vào từng lá rau, thớ thịt khiến nó bốc mùi tanh hôi lạ thường. Có thời gian vài người làng Thiệu Tổ vì sinh kế mà phải sang đóng thuốc thuê ở kho bảo lúc đầu có mùi sau làm mãi thành quen mũi không còn thấy khó chịu nữa.
Nhưng người ta không thể quen được với những cái chết cứ mỗi ngày một dày đặc, hãi hùng.
"Chính quyền vào cuộc không mạnh"
Năm người trông coi, quản lý kho thuốc thay nhau chết bất đắc kỳ tử, mỗi người trụ được không quá dăm ba năm lao động. Cái chết lan về làng. Thiệu Tổ có 400 hộ với 1.800 khẩu, hầu như không nhà nào không có người hoặc họ hàng mắc ung thư. Trưởng thôn Nguyễn Văn Bình ước lượng, gần đây cứ mười người chết ở làng thì có dăm bảy người vắn số bởi ung thư. Nói đâu xa như chính nhà ông Bình, hết bố ruột, chú ruột, thím ruột lại đến chú rể, mẹ vợ, anh vợ đều mắc K rồi tức tưởi chết.
Năm 2007, Thiệu Tổ làm một danh sách thống kê số người tử vong do ung thư với mốc thời gian từ năm 1990 thì đã có 50 người. Độ tuổi chết nhiều nhất là 40-50, loại bệnh phổ biến nhất là K gan, K dạ dày, K phổi. Bức xúc quá, cả làng kéo nhau lên xã, xã đề nghị lên trên. Rốt cuộc, năm 2007, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Vĩnh Phúc cũng về kiểm tra kho thuốc. Tại thời điểm đó có 7 nhà kho với quy mô 41 gian, trong đó chỉ có hai kho có nền vòm, trần vòm còn lại đều là nhà cấp bốn, có gian vẫn là nền đất. Trung bình lượng thuốc sang chai ở đây vào khoảng 60-70 tấn/năm, thời gian sang chai ở 3 vụ sản xuất tương ứng với khoảng 90 ngày.
Ông Hoàng Ngọc Cải, Phó giám đốc Cty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thừa nhận và cam kết trong hội nghị công bố kết luận: Việc sang chai, đóng gói thuốc BVTV và thuốc trừ sâu không tránh khỏi hiện tượng có mùi. Cty đang tìm địa điểm mới phù hợp để di chuyển xưởng sang chai, đóng gói. Sau khi tìm được, nhà kho Cty chỉ sử dụng làm nơi để máy móc nông cụ.
Đoàn cũng lấy các mẫu nước, đất, không khí ở Thiệu Tổ đem đi phân tích. Kết quả khẳng định bình thường, dư lượng thuốc trừ sâu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Đoàn cũng lập luận, tuy tỷ lệ chết do ung thư ở thôn Thiệu Tổ là 24,24%, cao hơn tỷ lệ chết do ung thư của toàn quốc 9,7% (trung bình khoảng 15%) nhưng vẫn còn thấp hơn ở thôn Yên Quán, xã Bình Định (25%) bên cạnh.
Do đó, cần giải thích cho nhân dân hiểu để yên tâm ổn định sản xuất, tránh khiếu kiện. Nghĩa là mọi thứ vẫn bình thường và người dân Thiệu Tổ sau đó vẫn liên tiếp chết vì ung thư một cách cũng rất… bình thường. Danh sách tử vong nếu đếm đến nay có thể đã vượt quá con số 100 người trong đó rất nhiều nhà mất hai, ba người vì bệnh hiểm nghèo.
Chị Nguyễn Thị Lý có chồng là Nguyễn Thanh Bình bị ung thư gan, mất năm 57 tuổi, con là Nguyễn Văn Thiện ung thư phổi mất năm 28 tuổi. Con chết tháng 2, chồng chết tháng 9 trong cùng một năm. Tang chồng tang, nỗi đau càng thêm đau khiến người phụ nữ trung niên sống mà như đã chết. Con trai chị mất đi để lại đứa con còn đỏ hỏn, người con dâu phải ẵm về bên ngoại nương náu. Trên bàn thờ, di ảnh của chồng và con ngày ngày nhắc nhở chị về nỗi mất mát.
Chị Lý với nỗi đau mất chồng, con
Ngay sát nhà chị Lý là nhà quả phụ Trần Thị Điện. Anh Nguyễn Văn Năm mắc ung thư phổi mất năm 47 tuổi để lại cho chị Điện 3 người con, trong đó cháu lớn điếc bẩm sinh và một căn nhà mái dột, xà nát có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
"Tôi thường nói với những cán bộ rằng: Ông sống được 60 tuổi, con ông sống được 40 tuổi không? Cháu ông có sống được 30 tuổi không? Các ông đừng thấy mỡ nổi mà ham để cho dân chúng cùng bản thân gia đình mình chết dần, chết mòn. Các ông bảo chúng tôi cứ yên tăm khắc phục mà sống? Nhưng khắc phục bằng cách nào? Bằng không hít thở không khí nữa à?", anh Nguyễn Văn Bốn. |
Trước đây, dân làng thành lập tổ gồm những người già gọi là “tổ các cụ cơ động” thay phiên nhau* ra canh 24/24 giờ, không cho chứa hoặc sang chai thuốc BVTV nhưng không được chính quyền thôn, xã ủng hộ. Phẫn uất vì môi trường ô nhiễm quá, mỗi gia đình trong thôn cử người định kéo sang kho thuốc bắt quả tang nhưng không hiểu có thông tin “nội gián” hay sao mà thuốc đã chuyển đi lúc nào không rõ.
Gia cảnh nghèo khó của chị Điện
Một người dân than thở với chúng tôi: “Dân bức xúc nhưng chính quyền vào cuộc không mạnh. Lúc doanh nghiệp đóng thuốc, chứa thuốc chúng tôi đề nghị kiểm tra họ cũng không làm. Năm 2007, Cty hứa chuyển kho thuốc đi, chỉ để vật tư nông nghiệp như giống cây trồng, dụng cụ cày bừa nhưng hiện tại vẫn chứa thuốc, thậm chí lén đóng gói. Họ toàn đóng gói vào ban đêm nhưng mùi thuốc bốc ra nồng nặc, làm sao mà giấu được?”.