Xin hãy thứ lỗi nếu hôm nay tôi hơi
ủy mị một chút.
Mark sắp rời đi, và tôi hơi buồn.
Có thể bạn không biết Mark, nhưng
nếu ai biết Mark thì người đó thật
may mắn. Cậu ấy là trái tim và tâm
hồn của cả khu phố trong suốt mấy
năm nay, với rất nhiều tài năng, kỹ
năng, cộng với bản tính ngọt ngào
và thái độ luôn nhẹ nhàng. Cậu ấy
là kiểu người không bao giờ đòi
phải được ghi nhận vì việc gì đó
mình làm. Cậu ấy chỉ muốn làm
mọi việc thật tốt, và giúp người
khác bất kỳ khi nào có thể.
Và bây giờ cậu ấy chuyển đến một
nơi ở khác vì cậu ấy tìm được cơ
hội tốt hơn. Nghe đúng là một dịp
hiếm có, và chúng tôi đều thực sự
mừng cho cậu ấy. Nhưng việc đó
cũng chẳng khiến cho việc chia tay
một người bạn thân thiết và đáng
tin cậy trở nên dễ hơn chút nào.
Cuộc sống luôn có cách ném những
quả bóng bất ngờ về phía chúng ta.
Ngay khi chúng ta bắt đầu quen
thuộc với một con người, một nơi
chốn hay một hoàn cảnh nào đó, thì
một chuyện gì đó sẽ xảy ra làm
thay đổi cả “thực đơn”. Một người
bạn tuyệt vời chuyển đi. Ai đó
trong gia đình tốt nghiệp. Một
người anh em tìm được tình yêu
mới. Người kiếm tiền chính trong
nhà bỗng nhiên mất việc.
Ở một mức độ lớn, khả năng đương
đầu với thay đổi có thể quyết định
hạnh phúc, sự bình yên và hài lòng
của chúng ta trong cuộc sống.
Nhưng làm sao chúng ta làm được
như vậy? Các triết gia đã suy nghĩ
về câu hỏi này suốt hàng thế kỷ và
những câu trả lời của họ cũng rất
đa dạng. Những nhà thông thái thì
luôn nhớ rằng “tất cả mọi thứ đều
có thời điểm”.
Một người bạn khác của tôi thường
thích nhắc mọi người rằng “khả
năng sống còn luôn phụ thuộc vào
khả năng thích nghi”. Và rồi Chris,
một vận động viên lướt sóng, từng
bảo với chúng tôi rằng câu trả lời
cho mọi vấn đề của cuộc sống đều
có thể được kết luận bằng bốn từ:
“Lướt theo dòng chảy”.
“Cũng như lướt sóng” – Chris giải
thích – “Cậu không thể sắp xếp đại
dương. Những con sóng cứ đến.
Cậu lướt đến nơi mà chúng đưa cậu
đến, rồi tiếp tục lướt con sóng tiếp
theo. Tất nhiên, cậu sẽ luôn hy
vọng có con sóng hoàn hảo. Nhưng
hầu như cậu luôn phải tiếp nhận
bất kỳ con sóng nào đến, cậu hiểu
không?”.
Tôi không hoàn toàn chắc chắn,
nhưng tôi nghĩ Chris muốn nói rằng
cuộc sống là một chuỗi sự kiện, cả
tốt lẫn xấu. Dù các kỹ năng của bạn
có xuất sắc thế nào, thì cũng vẫn
luôn có những yếu tố tác động mà
bạn không thể kiểm soát được. Con
người thực sự thành công sẽ kỳ
vọng những điều bất ngờ, và sẵn
sàng có những thay đổi khi cần
thiết – và hầu như là lúc nào cũng
cần thiết.
Như thế cũng không có nghĩa là
bạn không cần cố gắng để biến mọi
ước mơ thành hiện thực. Nó chỉ có
nghĩa là khi mọi chuyện đến và
không theo các kế hoạch của bạn,
bạn cần tìm cách giải quyết, rồi đi
tiếp. Tất nhiên, một số ổ gà của
cuộc sống thì dễ chịu hơn những ổ
gà khác. Ví dụ, một buổi dã ngoại
mà gặp trời mưa thì dễ đương đầu
hơn là một thành viên trong gia
đình bị mất việc. Nhưng nguyên tắc
thì cũng như nhau.
“Sự thay đổi, thật sự, là rất đau
đớn, nhưng rất cần thiết” – Triết
gia Thomas Carlyle nói.
Chúng tôi sẽ nhớ Mark, cũng như
bạn sẽ nhớ một người bạn cũ, một
người hàng xóm cũ hay một người
thầy giáo cũ. Nhưng thay vì buồn
bã mãi vì việc chia tay, chúng tôi sẽ
hy vọng một tương lai tốt hơn – cho
cậu ấy và cho chúng tôi. Và rồi
chúng tôi sẽ cố gắng để biến tương
lai đó thành hiện thực.
Cho đến khi các kế hoạch của
chúng tôi thay đổi – lần nữa.
ủy mị một chút.
Mark sắp rời đi, và tôi hơi buồn.
Có thể bạn không biết Mark, nhưng
nếu ai biết Mark thì người đó thật
may mắn. Cậu ấy là trái tim và tâm
hồn của cả khu phố trong suốt mấy
năm nay, với rất nhiều tài năng, kỹ
năng, cộng với bản tính ngọt ngào
và thái độ luôn nhẹ nhàng. Cậu ấy
là kiểu người không bao giờ đòi
phải được ghi nhận vì việc gì đó
mình làm. Cậu ấy chỉ muốn làm
mọi việc thật tốt, và giúp người
khác bất kỳ khi nào có thể.
Và bây giờ cậu ấy chuyển đến một
nơi ở khác vì cậu ấy tìm được cơ
hội tốt hơn. Nghe đúng là một dịp
hiếm có, và chúng tôi đều thực sự
mừng cho cậu ấy. Nhưng việc đó
cũng chẳng khiến cho việc chia tay
một người bạn thân thiết và đáng
tin cậy trở nên dễ hơn chút nào.
Cuộc sống luôn có cách ném những
quả bóng bất ngờ về phía chúng ta.
Ngay khi chúng ta bắt đầu quen
thuộc với một con người, một nơi
chốn hay một hoàn cảnh nào đó, thì
một chuyện gì đó sẽ xảy ra làm
thay đổi cả “thực đơn”. Một người
bạn tuyệt vời chuyển đi. Ai đó
trong gia đình tốt nghiệp. Một
người anh em tìm được tình yêu
mới. Người kiếm tiền chính trong
nhà bỗng nhiên mất việc.
Ở một mức độ lớn, khả năng đương
đầu với thay đổi có thể quyết định
hạnh phúc, sự bình yên và hài lòng
của chúng ta trong cuộc sống.
Nhưng làm sao chúng ta làm được
như vậy? Các triết gia đã suy nghĩ
về câu hỏi này suốt hàng thế kỷ và
những câu trả lời của họ cũng rất
đa dạng. Những nhà thông thái thì
luôn nhớ rằng “tất cả mọi thứ đều
có thời điểm”.
Một người bạn khác của tôi thường
thích nhắc mọi người rằng “khả
năng sống còn luôn phụ thuộc vào
khả năng thích nghi”. Và rồi Chris,
một vận động viên lướt sóng, từng
bảo với chúng tôi rằng câu trả lời
cho mọi vấn đề của cuộc sống đều
có thể được kết luận bằng bốn từ:
“Lướt theo dòng chảy”.
“Cũng như lướt sóng” – Chris giải
thích – “Cậu không thể sắp xếp đại
dương. Những con sóng cứ đến.
Cậu lướt đến nơi mà chúng đưa cậu
đến, rồi tiếp tục lướt con sóng tiếp
theo. Tất nhiên, cậu sẽ luôn hy
vọng có con sóng hoàn hảo. Nhưng
hầu như cậu luôn phải tiếp nhận
bất kỳ con sóng nào đến, cậu hiểu
không?”.
Tôi không hoàn toàn chắc chắn,
nhưng tôi nghĩ Chris muốn nói rằng
cuộc sống là một chuỗi sự kiện, cả
tốt lẫn xấu. Dù các kỹ năng của bạn
có xuất sắc thế nào, thì cũng vẫn
luôn có những yếu tố tác động mà
bạn không thể kiểm soát được. Con
người thực sự thành công sẽ kỳ
vọng những điều bất ngờ, và sẵn
sàng có những thay đổi khi cần
thiết – và hầu như là lúc nào cũng
cần thiết.
Như thế cũng không có nghĩa là
bạn không cần cố gắng để biến mọi
ước mơ thành hiện thực. Nó chỉ có
nghĩa là khi mọi chuyện đến và
không theo các kế hoạch của bạn,
bạn cần tìm cách giải quyết, rồi đi
tiếp. Tất nhiên, một số ổ gà của
cuộc sống thì dễ chịu hơn những ổ
gà khác. Ví dụ, một buổi dã ngoại
mà gặp trời mưa thì dễ đương đầu
hơn là một thành viên trong gia
đình bị mất việc. Nhưng nguyên tắc
thì cũng như nhau.
“Sự thay đổi, thật sự, là rất đau
đớn, nhưng rất cần thiết” – Triết
gia Thomas Carlyle nói.
Chúng tôi sẽ nhớ Mark, cũng như
bạn sẽ nhớ một người bạn cũ, một
người hàng xóm cũ hay một người
thầy giáo cũ. Nhưng thay vì buồn
bã mãi vì việc chia tay, chúng tôi sẽ
hy vọng một tương lai tốt hơn – cho
cậu ấy và cho chúng tôi. Và rồi
chúng tôi sẽ cố gắng để biến tương
lai đó thành hiện thực.
Cho đến khi các kế hoạch của
chúng tôi thay đổi – lần nữa.