Kính viễn vọng này có chiều dài 65 mét, với 10 đài quan sát có thể nhận 8 dải tần số khác nhau, sử dụng ăng-ten vô tuyến, sẽ được sử dụng để theo dõi và thu thập dữ liệu từ các vệ tinh trái đất, vệ tinh thám hiểm mặt trăng và các thiết bị thăm dò không gian sâu.
“Chúng tôi hi vọng kính thiên văn vô tuyến mới sẽ đi vào hoạt động sớm để có thể sử dụng nó vào quan sát tàu vũ trụ không người lái Hằng Nga-2 lên thăm dò mặt trăng”, ông Wu Weiren, Giám đốc thiết kế của dự án Quỹ đạo Mặt Trăng cho biết.
Kính viễn vọng sẽ kết hợp với hệ thống VLBI tại 4 thành phố để theo dõi các vệ tinh và thiết bị thăm dò không gian của Trung Quốc (Ảnh: Space)
Đồng thời, kính viễn vọng mới sẽ được kết hợp với thiết bị đo giao thoa vô tuyến chân đế dài (VLBI), một loại thiết bị được sử dụng trong thiên văn học vô tuyến, có thể thu thập dữ liệu chính xác và tăng độ phân giải góc quan sát thiên văn. Hiện Trung Quốc đã thiết lập hệ thống VLBI từ 4 kính thiên văn ở các thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Côn Minh và Urumqi.
Được biết, các ăng-ten vô tuyến đầu tiên được sử dụng để xác định các nguồn sóng vô tuyến thiên văn do Karl Guthe Jansky, một kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Bell Telephone, phát minh ra đầu những năm 1930. Về sau nó được ứng dụng vào trong việc xây dựng các kính thiên văn vô tuyến.
“Chúng tôi hi vọng kính thiên văn vô tuyến mới sẽ đi vào hoạt động sớm để có thể sử dụng nó vào quan sát tàu vũ trụ không người lái Hằng Nga-2 lên thăm dò mặt trăng”, ông Wu Weiren, Giám đốc thiết kế của dự án Quỹ đạo Mặt Trăng cho biết.
Kính viễn vọng sẽ kết hợp với hệ thống VLBI tại 4 thành phố để theo dõi các vệ tinh và thiết bị thăm dò không gian của Trung Quốc (Ảnh: Space)
Đồng thời, kính viễn vọng mới sẽ được kết hợp với thiết bị đo giao thoa vô tuyến chân đế dài (VLBI), một loại thiết bị được sử dụng trong thiên văn học vô tuyến, có thể thu thập dữ liệu chính xác và tăng độ phân giải góc quan sát thiên văn. Hiện Trung Quốc đã thiết lập hệ thống VLBI từ 4 kính thiên văn ở các thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Côn Minh và Urumqi.
Được biết, các ăng-ten vô tuyến đầu tiên được sử dụng để xác định các nguồn sóng vô tuyến thiên văn do Karl Guthe Jansky, một kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Bell Telephone, phát minh ra đầu những năm 1930. Về sau nó được ứng dụng vào trong việc xây dựng các kính thiên văn vô tuyến.