Như vậy, những thông tin nhiễu loạn về hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu Su-35 giữa Nga và Trung Quốc có thể được xác định phần nào, bởi trước đó, Trung Quốc từng lên tiếng phủ nhận ý định mua máy bay Su-35.
Theo tờ Global Times, hợp đồng này chủ yếu tập trung vào số lượng các chiến đấu cơ mới sẽ mà Trung Quốc có thể mua, Trung Quốc muốn có từ 48 đến 50 máy bay Su-35, trong khi đó, Nga vẫn còn lo ngại nguy cơ rò rỉ bí mật công nghệ của loại chiến đấu cơ tiên tiến của họ nếu bán cho Trung Quốc.
Về lâu dài, Nga có thể tiếp tục cung cấp vũ khí phòng không cho Bắc Kinh, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất S-400 Triumf. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua Ilyushin Il-476, một loại máy bay vận tải chiến lược đa năng sử dụng 4 động cơ do Cục thiết kế Ilyushin của Nga phát triển.
Theo tờ Global Times, nếu hai nước tiếp tục thực hiện được các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng cung cấp 34 máy bay Ilyushin Il-76 và 4 chiếc Ilyushin Il-78 đã được ký kết trong năm 2005 thì giá trị hợp đồng quân sự mà Moscow thu được từ Bắc Kinh sẽ lên tới hàng tỷ USD.
Các nhà phân tích tin rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã giúp Nga có nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và chính trị giữa hai nước.
Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 thế giới trong năm 2011. Theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (CAWAT) có trụ sở tại Moscow, giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga đã tăng gấp đôi trong vòng 6 năm qua, từ 6 tỷ USD trong năm 2005 lên 13 tỷ USD trong năm 2011.
Trong năm 2011, Nga cũng đã bán cho Trung Quốc số vũ khí trị giá gần 2 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí trong năm.
Theo tờ Global Times, hợp đồng này chủ yếu tập trung vào số lượng các chiến đấu cơ mới sẽ mà Trung Quốc có thể mua, Trung Quốc muốn có từ 48 đến 50 máy bay Su-35, trong khi đó, Nga vẫn còn lo ngại nguy cơ rò rỉ bí mật công nghệ của loại chiến đấu cơ tiên tiến của họ nếu bán cho Trung Quốc.
Về lâu dài, Nga có thể tiếp tục cung cấp vũ khí phòng không cho Bắc Kinh, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất S-400 Triumf. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua Ilyushin Il-476, một loại máy bay vận tải chiến lược đa năng sử dụng 4 động cơ do Cục thiết kế Ilyushin của Nga phát triển.
Theo tờ Global Times, nếu hai nước tiếp tục thực hiện được các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng cung cấp 34 máy bay Ilyushin Il-76 và 4 chiếc Ilyushin Il-78 đã được ký kết trong năm 2005 thì giá trị hợp đồng quân sự mà Moscow thu được từ Bắc Kinh sẽ lên tới hàng tỷ USD.
Các nhà phân tích tin rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã giúp Nga có nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và chính trị giữa hai nước.
Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 thế giới trong năm 2011. Theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (CAWAT) có trụ sở tại Moscow, giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga đã tăng gấp đôi trong vòng 6 năm qua, từ 6 tỷ USD trong năm 2005 lên 13 tỷ USD trong năm 2011.
Trong năm 2011, Nga cũng đã bán cho Trung Quốc số vũ khí trị giá gần 2 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí trong năm.