Một trong những vấn đề khó nhất trong quá trình seo mà các bạn thường gặp phải đó là nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) và tìm từ khóa liên quan. Nghiên cứu làm sao để có thể bao quát hết được những từ khóa liên quan là một điều không dễ chút nào. Những tool mình giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn phần nào trong việc xác định các từ khóa liên quan để từ đó các bạn có thể tìm kiếm chi tiết hơn.
Các tool mình giới thiệu dưới đây đều miễn phí (free), một số có những chức năng tính phí (tuy nhiên đó là option tùy chọn).
KeywordSpy
KeywordSpy được đánh giá là 1 công cụ rất mạnh, có nhiều chức năng rất hay trong phiên bản miễn phí (free). Để bắt đầu, các bạn gõ tên domain vào ô tìm kiếm, chọn mục “Domains” để tool phân tích theo domain.
Ở tab Overview, các bạn có thể thấy ước lượng số tiền cho paid search theo từng tháng, các thống kê budget cho từng ngày, tổng số lượng click mỗi ngày, các đối thủ là ai…Với bản miễn phí, bạn chỉ có thể thấy được khoảng 10 kết quả, bản tính phí sẽ cho ra nhiều kết quả hơn.
Trong phần kết quả, các bạn thử lần lượt các tab Ads – PPC Keywords – Organic Keywords – Competitors – Sub-Domains để tìm hiểu thêm các report chi tiết theo từng tab. Ví dụ như đối với tab Ads, ngoài các phần chính, còn có thêm phần thống kê ROI, cho biết mức độ sinh lãi mẫu quảng cáo của bạn.
Ngoài ra còn có một số thống kê rất trực quan, bạn nên đăng ký 1 nick để tìm hiểu chi tiết tools này.
KeywordEye
Đầu tiên các bạn đăng kí 1 account miễn phí và tiến hành login để sử dụng các chức năng miễn phí cơ bản của tool này. Các bạn chọn “New” để tạo 1 bảng report các từ khóa liên quan được đề nghị cho từ khóa chính. Mặc định KeywordEye sử dụng Google UK, các bạn nên chuyển qua Google US khi sử dụng. Bản miễn phí sẽ bị giới hạn khoảng 100 keyword thôi, nếu muốn nhiều hơn, bạn phải sử dụng bản có trả phí.
Một tính năng khá thú vị của KeywordEye là cho phép sắp xếp các kết quả dạng hiển thị đám mây (cloud), font chữ càng lớn thì từ khóa đó càng được tìm kiếm nhiều, màu sắc thể hiện độ cạnh tranh cao hay thấp đối với từ khóa đó.
Ngoài ra, bạn có thể filter theo Adwords competition hoặc theo Search volume, bằng cách này, các bạn có thể loại bỏ bớt những từ khóa không cần quan tâm hoặc không nằm trong kế hoạch của bạn.
SEMRush
Cũng giống như 2 tool ở trên, SEMRush là một tool có tính phí, tuy nhiên một số chức năng được cho sử dụng miễn phí. Theo mình tìm hiểu thì những chức năng miễn phí này cũng đủ để các bạn tiền hành nghiên cứu từ khóa rồi.
Các chức năng chính của tool này là Organic Research – Advertising Research – Backlinks – Long-tail Keywords Research.
Đây là 1 tool phải nói là rất mạnh hiện nay. Một chức năng rất thú vị trong SEMRush đó là “Related Keyword”, chức năng này sẽ cho biết những từ khóa có liên quan đến từ khóa đang nghiên cứu. Thông tin “Results” có trong SEMRush thì hầu như các tools khác không đề cập đến, các bạn lưu ý phân biệt giữa “Results” và “Volume” nhé. Results là tất cả các kết quả tìm kiếm có được khi bạn tìm 1 từ khóa nào đó, còn “Volume” là số lần người dùng tìm kiếm từ khóa đó trong 1 thời điểm, thường là 1 tháng.
Ngoài ra, còn rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa rất mạnh khác như SpyFu, Wordtracker, KeywordDiscovery và Compete.com, …mà mình chưa đề cập đến. Các bạn nên chọn cho mình 1 công cụ ưa thích và dễ sử dụng nhất để dùng trong quá trình nghiên cứu và làm việc của mình. Và nếu có những kinh nghiệm về những công cụ mà mình chưa đề cập đến, các bạn có thể chia sẻ lại cho mọi người nhé.
Các tool mình giới thiệu dưới đây đều miễn phí (free), một số có những chức năng tính phí (tuy nhiên đó là option tùy chọn).
KeywordSpy
KeywordSpy được đánh giá là 1 công cụ rất mạnh, có nhiều chức năng rất hay trong phiên bản miễn phí (free). Để bắt đầu, các bạn gõ tên domain vào ô tìm kiếm, chọn mục “Domains” để tool phân tích theo domain.
Ở tab Overview, các bạn có thể thấy ước lượng số tiền cho paid search theo từng tháng, các thống kê budget cho từng ngày, tổng số lượng click mỗi ngày, các đối thủ là ai…Với bản miễn phí, bạn chỉ có thể thấy được khoảng 10 kết quả, bản tính phí sẽ cho ra nhiều kết quả hơn.
Trong phần kết quả, các bạn thử lần lượt các tab Ads – PPC Keywords – Organic Keywords – Competitors – Sub-Domains để tìm hiểu thêm các report chi tiết theo từng tab. Ví dụ như đối với tab Ads, ngoài các phần chính, còn có thêm phần thống kê ROI, cho biết mức độ sinh lãi mẫu quảng cáo của bạn.
Ngoài ra còn có một số thống kê rất trực quan, bạn nên đăng ký 1 nick để tìm hiểu chi tiết tools này.
KeywordEye
Đầu tiên các bạn đăng kí 1 account miễn phí và tiến hành login để sử dụng các chức năng miễn phí cơ bản của tool này. Các bạn chọn “New” để tạo 1 bảng report các từ khóa liên quan được đề nghị cho từ khóa chính. Mặc định KeywordEye sử dụng Google UK, các bạn nên chuyển qua Google US khi sử dụng. Bản miễn phí sẽ bị giới hạn khoảng 100 keyword thôi, nếu muốn nhiều hơn, bạn phải sử dụng bản có trả phí.
Một tính năng khá thú vị của KeywordEye là cho phép sắp xếp các kết quả dạng hiển thị đám mây (cloud), font chữ càng lớn thì từ khóa đó càng được tìm kiếm nhiều, màu sắc thể hiện độ cạnh tranh cao hay thấp đối với từ khóa đó.
Ngoài ra, bạn có thể filter theo Adwords competition hoặc theo Search volume, bằng cách này, các bạn có thể loại bỏ bớt những từ khóa không cần quan tâm hoặc không nằm trong kế hoạch của bạn.
SEMRush
Cũng giống như 2 tool ở trên, SEMRush là một tool có tính phí, tuy nhiên một số chức năng được cho sử dụng miễn phí. Theo mình tìm hiểu thì những chức năng miễn phí này cũng đủ để các bạn tiền hành nghiên cứu từ khóa rồi.
Các chức năng chính của tool này là Organic Research – Advertising Research – Backlinks – Long-tail Keywords Research.
Đây là 1 tool phải nói là rất mạnh hiện nay. Một chức năng rất thú vị trong SEMRush đó là “Related Keyword”, chức năng này sẽ cho biết những từ khóa có liên quan đến từ khóa đang nghiên cứu. Thông tin “Results” có trong SEMRush thì hầu như các tools khác không đề cập đến, các bạn lưu ý phân biệt giữa “Results” và “Volume” nhé. Results là tất cả các kết quả tìm kiếm có được khi bạn tìm 1 từ khóa nào đó, còn “Volume” là số lần người dùng tìm kiếm từ khóa đó trong 1 thời điểm, thường là 1 tháng.
Ngoài ra, còn rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa rất mạnh khác như SpyFu, Wordtracker, KeywordDiscovery và Compete.com, …mà mình chưa đề cập đến. Các bạn nên chọn cho mình 1 công cụ ưa thích và dễ sử dụng nhất để dùng trong quá trình nghiên cứu và làm việc của mình. Và nếu có những kinh nghiệm về những công cụ mà mình chưa đề cập đến, các bạn có thể chia sẻ lại cho mọi người nhé.