Một số xe sau khi thợ sửa xe rút xăng từ xe ra thấy có mùi dầu và có dấu hiệu của nước. Qua màu sắc của nhiên liệu, có thể biết được chủng loại xăng theo qui định của từng nước. Ví dụ, những năm Việt Nam còn nhập xăng của Liên Xô (cũ), còn dùng xăng pha chì loại xăng này có màu hồng để cảnh báo tránh nhiễm độc chì trong tiếp xúc qua da. Còn loại màu xanh lá cây nhạt là xăng không pha chì.
Trên thế giới, các nước khác cũng đã tổ chức pha màu cho các loại xăng dầu thương phẩm từ lâu. Trong đó nhiều nước đã thể chế hoá thành điều luật bắt buộc hoặc thể thế hoá dưới dạng tiêu chuẩn hoá sản phẩm.
Từ khi nước ta có ngành khai thác dầu mỏ thông qua Công ty liên doanh Vietso Petro, vấn đề quản lý chất lượng và kinh doanh xăng dầu cũng trở thành nhu cầu bắt buộc.
Ngày 27/9, cây xăng Lan Anh đã bị niêm phong
Để giúp quản lý được tốt hơn mặt hàng chiến lược này, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã có quy định bắt buộc các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu phải pha màu cho các sản phẩm đang kinh doanh trên thị trường với quy định cụ thể như sau: Xăng không chì thông dụng RON-83 (màu nâu đỏ); xăng không chì thông dụng RON-90: Màu đỏ; xăng không chì thông dụng RON-92: Màu xanh; xăng không chì chất lượng cao RON-95: Không màu và dầu hỏa: Màu tím.
Nếu theo đúng quy định này, thì xăng trong can là xăng nói trên đã bị trộn dầu hoả (dầu hôi). Mà đối với các loại động cơ xăng, nhiên liệu bị trộn dầu hoả (dầu hôi) sẽ rất dễ chết máy. Bởi lẽ năng lượng của tia lửa điện phát ra trong nháy mắt của bougi (nến điện) chỉ đủ lớn để đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí. Còn đối với hỗn hợp dầu hoả và không khí thì không đủ lớn nên máy không nổ được.
Khi xăng bị trộn dầu hoả, do tỷ trọng dầu hoả lớn hơn nên nó sẽ lắng xuống dưới bình xăng và lúc này, nhiên liệu tuồn vào chế hoà khí (bình xăng con) chỉ là dầu hoả chứ không phải là xăng. Do đó xe chết máy.
Trường hợp xăng có lẫn nước thì càng dễ lý giải. Bởi nước có tỷ trong bằng 1, còn tỷ trong của xăng chỉ 0,74 và nước là vật chất không cháy được. Nếu xăng có nước lẫn vào, theo quy luật vật lý, nước sẽ lắng xuống đáy bình chứa xăng và trực tiếp bị hút váo máy làm chết máy.
Mặt khác khi xăng lại vừa có dầu hoả, vừa có nước thì xe chết máy là điều đương nhiên.
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh (nguyên Chủ nhiệm ngành Ô tô – Máy kéo, Trường ĐHBK TPHCM)
Trên thế giới, các nước khác cũng đã tổ chức pha màu cho các loại xăng dầu thương phẩm từ lâu. Trong đó nhiều nước đã thể chế hoá thành điều luật bắt buộc hoặc thể thế hoá dưới dạng tiêu chuẩn hoá sản phẩm.
Từ khi nước ta có ngành khai thác dầu mỏ thông qua Công ty liên doanh Vietso Petro, vấn đề quản lý chất lượng và kinh doanh xăng dầu cũng trở thành nhu cầu bắt buộc.
Ngày 27/9, cây xăng Lan Anh đã bị niêm phong
Để giúp quản lý được tốt hơn mặt hàng chiến lược này, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã có quy định bắt buộc các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu phải pha màu cho các sản phẩm đang kinh doanh trên thị trường với quy định cụ thể như sau: Xăng không chì thông dụng RON-83 (màu nâu đỏ); xăng không chì thông dụng RON-90: Màu đỏ; xăng không chì thông dụng RON-92: Màu xanh; xăng không chì chất lượng cao RON-95: Không màu và dầu hỏa: Màu tím.
Nếu theo đúng quy định này, thì xăng trong can là xăng nói trên đã bị trộn dầu hoả (dầu hôi). Mà đối với các loại động cơ xăng, nhiên liệu bị trộn dầu hoả (dầu hôi) sẽ rất dễ chết máy. Bởi lẽ năng lượng của tia lửa điện phát ra trong nháy mắt của bougi (nến điện) chỉ đủ lớn để đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí. Còn đối với hỗn hợp dầu hoả và không khí thì không đủ lớn nên máy không nổ được.
Khi xăng bị trộn dầu hoả, do tỷ trọng dầu hoả lớn hơn nên nó sẽ lắng xuống dưới bình xăng và lúc này, nhiên liệu tuồn vào chế hoà khí (bình xăng con) chỉ là dầu hoả chứ không phải là xăng. Do đó xe chết máy.
Trường hợp xăng có lẫn nước thì càng dễ lý giải. Bởi nước có tỷ trong bằng 1, còn tỷ trong của xăng chỉ 0,74 và nước là vật chất không cháy được. Nếu xăng có nước lẫn vào, theo quy luật vật lý, nước sẽ lắng xuống đáy bình chứa xăng và trực tiếp bị hút váo máy làm chết máy.
Mặt khác khi xăng lại vừa có dầu hoả, vừa có nước thì xe chết máy là điều đương nhiên.
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh (nguyên Chủ nhiệm ngành Ô tô – Máy kéo, Trường ĐHBK TPHCM)
“Chúng tôi đã lấy mẫu xăng và kết hợp với Đội Quản lý thụ trường của quận tiến hành niêm phong cây xăng, đồng thời gấp rút điều tra tìm rõ nguyên nhân”. Trung tá Đặng Ngọc Vinh (Đội trưởng Đội Cảnh sát Kinh tế và Chức vụ, Công an quận Bình Thạnh, TPHCM) |