cuken
New Member
Tôi đã từng nghe một câu chuyện về Fiorello LaGuardia – thị trưởng thành phố New York trong những ngày tối tăm nhất của cuộc đại khủng hoảng và suốt Thế chiến lần thứ hai. Ông được yêu mến bởi rất nhiều người dân New York, và họ thường gọi ông một cách thân thiện là “Bông hoa nhỏ”, vì vóc dáng ông khá thấp bé và ông luôn đính một bông hoa cẩm chướng trên ve áo.
Thị trưởng LaGuardia là một nhân vật độc đáo. Ông từng ngồi trên xe cứu hoả của thành phố New York, cùng lực lượng cảnh sát đi tuần khắp các tuyến phố, đưa tất cả các em nhỏ ở cô nhi viện tới xem thi đấu bóng chày. Và khi các toà soạn báo ở New York đình công, ông vẫn tới đài phát thanh để đọc những truyện vui cười cho trẻ em nghe.
Vào một buổi tối lạnh buốt, tháng 1/1935, ngài thị trưởng xuất hiện trong phiên toà muộn để xử một vụ của khu phố nghèo nhất thành phố. LaGuardia đã cho phép các thẩm phán nghỉ và tự mình nhận trách nhiệm cho vụ này. Trong vài phút, người ta đưa một phụ nữ lớn tuổi, ăn mặc lôi thôi rách rưới tới trước toà. Bà bị kết tội ăn trộm một ổ bánh mỳ. Bà vừa khóc vừa nói với LaGuardia rằng chồng của con gái bà đã bỏ rơi vợ; bây giờ con gái bà đang ốm và hai đứa cháu thì đang đói lả.
Nhưng người chủ cửa hàng bánh mỳ bị ăn trộm kiên quyết không rút đơn kiện.
- Thưa quý toà, thật kinh khủng khi phải sống cạnh một người hàng xóm ăn trộm – Ông ta nói với ngài thị trưởng – Bà ta cần phải bị trừng phạt để làm gương cho những người khác.
LaGuardia thở dài. Ông quay sang người phụ nữ và nói:
- Ta cần phải trừng phạt bà. Luật pháp không có ngoại lệ. Bà phải nộp phạt 20 đôla hoặc bị ngồi tù 10 ngày.
Nhưng ngay khi tuyên án, ngài thị trưởng kiêm quan toà đã cho tay vào túi mình. Ông rút ra một tờ tiền, đặt lên bàn và nói:
- Đây là 10 đôla tiền phạt để bị cáo khỏi phải ngồi tù. Nhưng ngoài ra, ta sẽ phạt tất cả mọi người có mặt ở phiên toà này, mỗi người 50 xu, vì tội quá thờ ơ với người khác, đến nỗi sống trong một khu phố mà để một người phải đi ăn trộm ổ bánh mỳ chỉ để cho cháu mình có cái ăn. Bây giờ tất cả mọi người nộp tiền lên đây.
Ngày hôm sau, các tờ báo ở thành phố New York đăng tin rằng 47,50 đôla đã được đưa cho người phụ nữ ăn trộm ổ bánh mỳ – trước sự ngạc nhiên của chính bà. Trong đó, ngay cả người chủ cửa hàng bánh mỳ cũng phải nộp 50 xu. Và tất cả những người có mặt trong phiên toà hôm đó, sau khi nộp tiền phạt, lại đứng cả dậy và vỗ tay vang dội.
Có ai đó đã nói: “Sự thông cảm là nhìn thấy và nói: “Tôi rất tiếc”; Còn lòng nhân hậu là nhìn thấy và nói: “Để tôi giúp”.
Khi chúng ta học được sự khác biệt, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt đó.
Thị trưởng LaGuardia là một nhân vật độc đáo. Ông từng ngồi trên xe cứu hoả của thành phố New York, cùng lực lượng cảnh sát đi tuần khắp các tuyến phố, đưa tất cả các em nhỏ ở cô nhi viện tới xem thi đấu bóng chày. Và khi các toà soạn báo ở New York đình công, ông vẫn tới đài phát thanh để đọc những truyện vui cười cho trẻ em nghe.
Vào một buổi tối lạnh buốt, tháng 1/1935, ngài thị trưởng xuất hiện trong phiên toà muộn để xử một vụ của khu phố nghèo nhất thành phố. LaGuardia đã cho phép các thẩm phán nghỉ và tự mình nhận trách nhiệm cho vụ này. Trong vài phút, người ta đưa một phụ nữ lớn tuổi, ăn mặc lôi thôi rách rưới tới trước toà. Bà bị kết tội ăn trộm một ổ bánh mỳ. Bà vừa khóc vừa nói với LaGuardia rằng chồng của con gái bà đã bỏ rơi vợ; bây giờ con gái bà đang ốm và hai đứa cháu thì đang đói lả.
Nhưng người chủ cửa hàng bánh mỳ bị ăn trộm kiên quyết không rút đơn kiện.
- Thưa quý toà, thật kinh khủng khi phải sống cạnh một người hàng xóm ăn trộm – Ông ta nói với ngài thị trưởng – Bà ta cần phải bị trừng phạt để làm gương cho những người khác.
LaGuardia thở dài. Ông quay sang người phụ nữ và nói:
- Ta cần phải trừng phạt bà. Luật pháp không có ngoại lệ. Bà phải nộp phạt 20 đôla hoặc bị ngồi tù 10 ngày.
Nhưng ngay khi tuyên án, ngài thị trưởng kiêm quan toà đã cho tay vào túi mình. Ông rút ra một tờ tiền, đặt lên bàn và nói:
- Đây là 10 đôla tiền phạt để bị cáo khỏi phải ngồi tù. Nhưng ngoài ra, ta sẽ phạt tất cả mọi người có mặt ở phiên toà này, mỗi người 50 xu, vì tội quá thờ ơ với người khác, đến nỗi sống trong một khu phố mà để một người phải đi ăn trộm ổ bánh mỳ chỉ để cho cháu mình có cái ăn. Bây giờ tất cả mọi người nộp tiền lên đây.
Ngày hôm sau, các tờ báo ở thành phố New York đăng tin rằng 47,50 đôla đã được đưa cho người phụ nữ ăn trộm ổ bánh mỳ – trước sự ngạc nhiên của chính bà. Trong đó, ngay cả người chủ cửa hàng bánh mỳ cũng phải nộp 50 xu. Và tất cả những người có mặt trong phiên toà hôm đó, sau khi nộp tiền phạt, lại đứng cả dậy và vỗ tay vang dội.
Có ai đó đã nói: “Sự thông cảm là nhìn thấy và nói: “Tôi rất tiếc”; Còn lòng nhân hậu là nhìn thấy và nói: “Để tôi giúp”.
Khi chúng ta học được sự khác biệt, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt đó.