Vượt khó nuôi con
7h tối, xóm trọ công nhân ở đường Đa Lộc, xã Kim Chung, phía sau khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) rôm rả tiếng nói cười, tiếng lạch cạch nồi niêu xoong chảo, và cả tiếng khóc trẻ con.
Anh Nguyễn Văn Thắng (30 tuổi, quê Hải Dương) đang lúi húi nhặt rau chuẩn bị bữa tối, chị Nhung (vợ anh Thắng) ra sức dỗ con khóc đòi ăn. Từ khi có con, hơn 1 năm nay, vợ chồng anh tất bật hẳn. Anh kể, buổi sáng dậy sớm, cho con ăn rồi đi gửi trẻ, buổi chiều tan ca, chồng đi chợ, vợ đón con. Khổ nhất là những đêm con khóc, vợ chồng thay nhau thức trông, sáng hôm sau vừa làm, vừa ngủ gật.
Anh Thắng bảo: “Làm công nhân muốn có lương cao, phải làm đêm, làm tăng ca, làm kíp... nhưng vợ chồng tôi vì có con nhỏ nên chỉ làm giờ hành chính. Chi tiêu tăng lên, thu nhập thì giảm đi”. Anh Thắng cho biết: Thu nhập của hai vợ chồng được 7 triệu đồng/tháng. Hàng tháng chi 2 triệu tiền gửi con, 1 triệu tiền sữa, rồi tiền nhà trọ, điện nước, tiền ăn... Dù chi tiêu tằn tiện hết mức vẫn không để ra được đồng nào phòng khi con ốm đau đi bệnh viện.
Căn phòng nhỏ chưa đầy 20 m2 của vợ chồng anh Thắng bừa bộn những bình gas mini, võng, giường tủ, quần áo trẻ em, tã lót, tã giấy, bình sữa... Dẫu biết ở phòng ẩm thấp, không bảo đảm vệ sinh sẽ không tốt cho sức khỏe của con, nhưng anh Thắng không có cách nào khác. 500 nghìn đồng/tháng là mức tối đa anh có thể bỏ ra để thuê nhà.
Nữ công nhân nuôi con trong căn nhà trọ lụp xụp tại khu công nghiệp Thăng Long
Không như anh Thắng, vợ chồng anh chị Thu Hiền và Mạnh Tân (cùng quê Phú Thọ) có bà ngoại lên trông cháu nên yên tâm đi làm hơn. Nhưng mọi sinh hoạt hàng ngày của cả 4 người, gồm hai vợ chồng, cháu nhỏ 4 tuổi và bà ngoại, phải diễn ra trong trong căn phòng trọ tồi tàn, xuống cấp, chưa đầy 30m2 tại thôn Chi Đông xã Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội). Anh Thắng tâm sự: “Vợ chồng trẻ, đôi khi muốn nói chuyện riêng cũng bất tiện, bà ngoại cũng biết ý, vài ngày lại bế cháu sang hàng xóm ngủ nhờ. Nhiều khi cũng thấy ái ngại, nhưng lương thấp, chẳng còn cách nào khác”.
Rời quê Tuyên Quang, Nguyễn Thị Nga đến khu công nghiệp Quang Minh làm công nhân. Sau hơn 1 năm, Nga yêu một thanh niên quê Mê Linh, Hà Nội cùng công ty rồi nhanh chóng lập gia đình, về nhà chồng sống, cách khu công nghiệp 5 km. Nga có con đầu lòng khi 18 tuổi, năm 21 tuổi có đứa thứ 2.
Trớ trêu thay, khi đứa thứ 2 ra đời, cũng là lúc người chồng thay tính đổi nết. Hai người chia thay, nhưng do đám cưới không giấy kết hôn, nên Nga hai tay hai con trở lại khu công nghiệp ở trọ. Thương con, mẹ Nga lặn lội lên trông cháu, hàng ngày 4 người vẫn lặng lẽ sống trong căn phòng nhỏ thiếu vắng bóng đàn ông.
“Không còn đường về quê khi mang tiếng không chồng có con, nhiều đêm hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc. Mong sao các cháu sau này trưởng thành, không phải làm công nhân như chúng tôi”, Nga nói.
Gian nan tìm trường học
Chị Thanh Ngân (27 tuổi, quê Yên Bái) công nhân làm việc trong khu công nghiệp Quang Minh sau 4 tháng nghỉ thai sản, khi đi làm lại không có chỗ gửi con. Muốn có người trông con, chị phải thuê riêng. Lương thấp, làm không đủ tiền gửi con chị đành “bỏ cuộc chơi” về quê làm ruộng. Một mình anh Nam (chồng chị) ở lại, nhưng nhớ con, tiền tàu xe hàng tháng về quê cũng tốn mất nửa tháng lương. Anh Nam bảo, giá như ở khu công nghiệp có nhà trẻ thì không phải đưa cháu về quê.
Trường tiểu học Kim Chung chỉ đáp ứng con em trong xã, chưa tính đến con em gần 30 nghìn công nhân tạm trú
Chị Dương Thị Hà (30 tuổi, quê Bắc Ninh) công nhân công ty Canon, khu công nghiệp Thăng Long, đang trọ tại xã Kim Chung có con vào lớp 1. Do không có hộ khẩu ở đây nên chị không thể xin cho con đi học trường tiểu học của xã Kim Chung, đành dứt con ra đưa về quê với bà nội, nếu không cháu thất học. “Chúng phải học để có tương lai tươi sáng hơn, không đi lại con đường vất vả của bố mẹ”, chị Hà nói, mắt hướng về tấm ảnh con treo trên tường.
Chủ tịch UBND xã Kim Chung, ông Phan Văn Biên cho biết, xã Kim Chung có hơn 10 nghìn nhân khẩu và vài năm nay có thêm gần 30 nghìn công nhân tạm trú. Tuy nhiên, số lượng trường học chỉ tính đến đối tượng con em địa phương, chưa tính đến số con em công nhân lưu trú.
Ông Biên cho hay: “Trường mầm non trong xã Kim Chung đã quá tải, không thể tiếp nhận hết nhu cầu. Đặc biệt là từ hệ tiểu học trở lên sẽ không còn loại hình trường tư thục như mầm non nên việc học hành của con công nhân sẽ càng bức xúc. Tuy nhiên, đến thời điểm này xã Kim Chung đã “cơi nới” hết khả năng, không thể nhận thêm con công nhân nữa”.
Vài năm tới, số lượng công nhân có con đến tuổi đi học sẽ cao hơn nữa, nhưng UBND xã Kim Chung hiện chưa có cách nào giải quyết.
7h tối, xóm trọ công nhân ở đường Đa Lộc, xã Kim Chung, phía sau khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) rôm rả tiếng nói cười, tiếng lạch cạch nồi niêu xoong chảo, và cả tiếng khóc trẻ con.
Anh Nguyễn Văn Thắng (30 tuổi, quê Hải Dương) đang lúi húi nhặt rau chuẩn bị bữa tối, chị Nhung (vợ anh Thắng) ra sức dỗ con khóc đòi ăn. Từ khi có con, hơn 1 năm nay, vợ chồng anh tất bật hẳn. Anh kể, buổi sáng dậy sớm, cho con ăn rồi đi gửi trẻ, buổi chiều tan ca, chồng đi chợ, vợ đón con. Khổ nhất là những đêm con khóc, vợ chồng thay nhau thức trông, sáng hôm sau vừa làm, vừa ngủ gật.
Anh Thắng bảo: “Làm công nhân muốn có lương cao, phải làm đêm, làm tăng ca, làm kíp... nhưng vợ chồng tôi vì có con nhỏ nên chỉ làm giờ hành chính. Chi tiêu tăng lên, thu nhập thì giảm đi”. Anh Thắng cho biết: Thu nhập của hai vợ chồng được 7 triệu đồng/tháng. Hàng tháng chi 2 triệu tiền gửi con, 1 triệu tiền sữa, rồi tiền nhà trọ, điện nước, tiền ăn... Dù chi tiêu tằn tiện hết mức vẫn không để ra được đồng nào phòng khi con ốm đau đi bệnh viện.
Căn phòng nhỏ chưa đầy 20 m2 của vợ chồng anh Thắng bừa bộn những bình gas mini, võng, giường tủ, quần áo trẻ em, tã lót, tã giấy, bình sữa... Dẫu biết ở phòng ẩm thấp, không bảo đảm vệ sinh sẽ không tốt cho sức khỏe của con, nhưng anh Thắng không có cách nào khác. 500 nghìn đồng/tháng là mức tối đa anh có thể bỏ ra để thuê nhà.
Nữ công nhân nuôi con trong căn nhà trọ lụp xụp tại khu công nghiệp Thăng Long
Không như anh Thắng, vợ chồng anh chị Thu Hiền và Mạnh Tân (cùng quê Phú Thọ) có bà ngoại lên trông cháu nên yên tâm đi làm hơn. Nhưng mọi sinh hoạt hàng ngày của cả 4 người, gồm hai vợ chồng, cháu nhỏ 4 tuổi và bà ngoại, phải diễn ra trong trong căn phòng trọ tồi tàn, xuống cấp, chưa đầy 30m2 tại thôn Chi Đông xã Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội). Anh Thắng tâm sự: “Vợ chồng trẻ, đôi khi muốn nói chuyện riêng cũng bất tiện, bà ngoại cũng biết ý, vài ngày lại bế cháu sang hàng xóm ngủ nhờ. Nhiều khi cũng thấy ái ngại, nhưng lương thấp, chẳng còn cách nào khác”.
Rời quê Tuyên Quang, Nguyễn Thị Nga đến khu công nghiệp Quang Minh làm công nhân. Sau hơn 1 năm, Nga yêu một thanh niên quê Mê Linh, Hà Nội cùng công ty rồi nhanh chóng lập gia đình, về nhà chồng sống, cách khu công nghiệp 5 km. Nga có con đầu lòng khi 18 tuổi, năm 21 tuổi có đứa thứ 2.
Trớ trêu thay, khi đứa thứ 2 ra đời, cũng là lúc người chồng thay tính đổi nết. Hai người chia thay, nhưng do đám cưới không giấy kết hôn, nên Nga hai tay hai con trở lại khu công nghiệp ở trọ. Thương con, mẹ Nga lặn lội lên trông cháu, hàng ngày 4 người vẫn lặng lẽ sống trong căn phòng nhỏ thiếu vắng bóng đàn ông.
“Không còn đường về quê khi mang tiếng không chồng có con, nhiều đêm hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc. Mong sao các cháu sau này trưởng thành, không phải làm công nhân như chúng tôi”, Nga nói.
Gian nan tìm trường học
Chị Thanh Ngân (27 tuổi, quê Yên Bái) công nhân làm việc trong khu công nghiệp Quang Minh sau 4 tháng nghỉ thai sản, khi đi làm lại không có chỗ gửi con. Muốn có người trông con, chị phải thuê riêng. Lương thấp, làm không đủ tiền gửi con chị đành “bỏ cuộc chơi” về quê làm ruộng. Một mình anh Nam (chồng chị) ở lại, nhưng nhớ con, tiền tàu xe hàng tháng về quê cũng tốn mất nửa tháng lương. Anh Nam bảo, giá như ở khu công nghiệp có nhà trẻ thì không phải đưa cháu về quê.
Trường tiểu học Kim Chung chỉ đáp ứng con em trong xã, chưa tính đến con em gần 30 nghìn công nhân tạm trú
Chị Dương Thị Hà (30 tuổi, quê Bắc Ninh) công nhân công ty Canon, khu công nghiệp Thăng Long, đang trọ tại xã Kim Chung có con vào lớp 1. Do không có hộ khẩu ở đây nên chị không thể xin cho con đi học trường tiểu học của xã Kim Chung, đành dứt con ra đưa về quê với bà nội, nếu không cháu thất học. “Chúng phải học để có tương lai tươi sáng hơn, không đi lại con đường vất vả của bố mẹ”, chị Hà nói, mắt hướng về tấm ảnh con treo trên tường.
Chủ tịch UBND xã Kim Chung, ông Phan Văn Biên cho biết, xã Kim Chung có hơn 10 nghìn nhân khẩu và vài năm nay có thêm gần 30 nghìn công nhân tạm trú. Tuy nhiên, số lượng trường học chỉ tính đến đối tượng con em địa phương, chưa tính đến số con em công nhân lưu trú.
Ông Biên cho hay: “Trường mầm non trong xã Kim Chung đã quá tải, không thể tiếp nhận hết nhu cầu. Đặc biệt là từ hệ tiểu học trở lên sẽ không còn loại hình trường tư thục như mầm non nên việc học hành của con công nhân sẽ càng bức xúc. Tuy nhiên, đến thời điểm này xã Kim Chung đã “cơi nới” hết khả năng, không thể nhận thêm con công nhân nữa”.
Vài năm tới, số lượng công nhân có con đến tuổi đi học sẽ cao hơn nữa, nhưng UBND xã Kim Chung hiện chưa có cách nào giải quyết.
Bà Đinh Thị Quy, Ban nữ công Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội cho biết, theo Bộ Luật lao động, nơi sử dụng lao động nữ có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp không thực hiện được. Theo Bà Quy, cần phải có chế tài xử phạt những doanh nghiệp thực hiện không nghiêm. |