8 tháng nhìn ra biển trong tuyệt vọng
Trong suốt 19 tháng bị cướp biển Somalia giam cầm, nỗi khổ sở nhất đối với thuyền viên Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu - Nghệ An) không hẳn bởi đòn roi tra tấn, mà là sự nhàm chán đến tuyệt vọng.
Nhắc lại hôm cướp biển Somalia bắt được tàu cá Đài Loan và tàu của Panama, chúng đưa về neo lại cách bờ một quãng khá xa. Toàn bộ thủy thủ vẫn ở yên trên tàu không được xuống bờ.
Chiếc tàu Panama đã được người trong đất liền mang tiền ra chuộc một thời gian ngắn sau đó. Hương còn nhớ hôm đó chiếc phi cơ thả xuống 3 bao tải tiền đô la. Hương không thể ước lượng nổi tổng số tiền là*bao nhiêu, chỉ biết rằng, sau hôm đó, toàn bộ*số người trên tàu Panama được thả về.
Còn lại mỗi tàu của Hương buông neo nằm bất động trên mặt nước. Bọn cướp biển mấy lần cho thủy thủ gọi điện thoại về nhà bảo người thân mang tiền đến chuộc. Nhưng những người ở nhà*biết đấy là đâu? Cướp biển Somalia ở vùng nào? Và tiền đâu mà chuộc?
Bọn cướp cử 4-5 tên ở lại canh gác trên tàu. Cứ chiều đến, chúng lại sai người chạy ca nô mang ra cho nhóm thủy thủ một nhúm gạo mốc để nấu cơm. Đôi khi hứng chí, bọn*chúng vứt lại cho họ mấy điếu thuốc lá.
Suốt 8 tháng trời ròng rã, Hương cùng nhóm thủy thủ chỉ ăn, ngủ và... nhìn ra biển, chán chẳng có việc gì làm. Sáng sớm, Hương lên boong tàu đứng nhìn ra biển. Hết đứng lại ngồi, nằm, quỳ, bò, trước mắt vẫn chỉ toàn nước là nước.
Ngày qua ngày, con tàu bất động. Thời gian đầu, có người còn thấy sốt ruột. Lâu dần Hương và nhóm thủy thủ chẳng muốn nghĩ nữa. Nghĩ nhiều thì vẫn ở mãi một vị trí và vẫn chỉ thấy cảnh vật xung quanh không có gì thay đổi. Họ cố nghĩ ra đủ trò để giết thời gian. Họ túm năm, tụm ba đánh bài, chơi cờ. Chơi mãi rồi cũng chán. Chán quá thì*họ lại lên boong tàu nhìn ra biến. Sóng cứ nhấp nhô đuổi nhau mãi tới những nơi đại dương vô định.
Hương chẳng nhớ nổi mình xa nhà đã bao lâu rồi. Mà nhớ cũng không để làm gì? Trước mắt Hương chỉ thấy toàn nước biển mênh mông.
Tự đào huyệt chôn mình
Rồi đến một ngày, tàu của Hương đứt neo, bọn cướp lúc này mới cho nhóm thủy thủ lên bờ. Khốn nỗi, thoát khỏi những ngày nhàn hạ nhàm chán, các thủy thủ*bắt đầu bước vào*những tháng ngày lao*động khổ sai như nô lệ thời trung cổ.
Cướp biển bắt họ dỡ hết tất cả đồ dùng trên tàu mang về sào huyệt của chúng. Không nỗi cơ cực nào bằng. Chiếc máy phát điện nặng cả chục tấn, 26 thuyền viên ra sức kéo lê trên cát. Mặt trời chói chang thiêu đốt những tấm lưng trần bởi quần áo đã rách nát tả tơi. Mặt cát nóng bỏng, chiếc máy không nhúc nhích, đám thủy thủ đã kiệt sức, khuỵu xuống. Những nhát roi từ tay mấy tên cướp biển lại vụt xuống. Họ lại cố đứng dậy tiếp tục nhích từng bước.
Phải mất đến 3 tháng trời, nhóm thuyền viên mới mang hết đồ trên tàu về cho chúng. Lúc này bọn cướp biển đưa họ đến ở trong một cái chuồng dê. Ngày ra ngoài làm việc chúng sai bảo, rảnh rỗi thì dạo chơi quanh chuồng dê. Muốn đi xa hơn cũng không được. Mấy tên cướp luôn bồng súng đứng nhìn.
Hình ảnh bọn cướp biển Somalia (Ảnh do báo chí Trung Quốc đăng tải)
Nước ngọt ở đây khan hiếm lắm! Khát quá không chịu nổi, đám lính mang cho họ một ít nước đục ngầu. Nhìn kỹ mới biết trong nước là phân dê. Để lắng một lúc, lấy được khoảng 1/3 nước để uống. Đưa chậu nước lên mồm,*nếu là lúc còn sung túc trước đây, chắc nhiều người đã nôn ọe ra ngay tức khắc. Nhưng giờ khát quá, đành cố uống, uống để sống. Uống xong, ai cũng bị đau bụng, tiêu chảy, khổ sở vật vã.
Nhiều người không chịu nổi đổ bệnh nặng. Bọn cướp mang cho ít viên thuốc kháng sinh. May sao rồi cũng qua khỏi. Có người nhớ nhà, thương mình, nghĩ đến cảnh cơ cực hiện tại mà nước mắt giàn giụa. Đầu óc họ trở nên trống rỗng, mụ mị chẳng còn thiết tha điều gì.
Hương nhớ có một đêm, bọn cướp bắt nhóm thủy thủ đi đào giếng, có hai thuyền viên người Trung Quốc nhất quyết chống cự, không đi. Họ đã quá mệt mỏi rồi, muốn bắn giết tùy ý. Bọn cướp không ngần ngại mang hai người này ra trói lại. Chúng dùng roi gai quất túi bui vào 2 tấm lưng trần. Da thịt họ tứa máu, đau đớn khôn tả. Đánh đập chán chê, chúng ném hai người về chỗ cũ.
Hai người này cố bò dậy, cầm lấy xẻng đi ra. Gắng hết sức bình sinh, mỗi người tự đào cho mình một cái huyệt rồi nằm vào đó. Nhóm thủy thủ lúc này mới để ý, hốt hoảng chạy lại lôi họ lên. Đám cướp biển vốn vô cảm với cái chết dường như cũng không khỏi rúng động trước hành động đáng sợ của 2 viên thủy thủ. Ngay đêm hôm đó, bọn cướp đưa tất cả thủy thủ vào rừng tiếp tục những ngày dài tuyệt vọng.
Cười vì được chờ chết bên nhau
Ở trong rừng, nhóm thủy thủ tiếp tục chịu đựng những khổ ải mới. Trong rừng không có nhà. Cây cối ở đây thưa thớt. Họ lấy đất làm giường, trời làm nhà trong mấy tháng liền. Ở đây*có nhiều loại thú dữ. Thỉnh thoảng thấy đàn lợn rừng chạy qua, nhóm tù binh không khỏi rùng mình sợ hãi.
Nhưng hãi hùng nhất vẫn là những con muỗi*rừng.*Muỗi rừng*ở*đây*đốt đau đớn vô cùng, sưng to thành nhọt, khi lấy tay nặn thì thấy có con dòi bò lúc nhúc trong đó. Hương còn nhớ anh Tâm (người Hà Tĩnh) bị muỗi và kiến đốt nhiều đến nỗi sau lưng trông như miếng cơm cháy.
Hương nhớ từ khi lên đảo, mới chỉ thấy hai trận mưa. Mưa giải tỏa cơn khát, rửa đi bao nỗi nhọc nhằn trong tâm hồn. Họ bắt đầu hát. Một người, hai người, ba người rồi tất cả cùng hát. Họ hát vang cả khu rừng. Thuộc bao nhiêu bài hát, nhóm thủy thủ mang ra hát hết. Khi không còn bài nào mới, họ quay lại hát bài cũ.
Họ cố tự an ủi mình. Đôi lúc họ xin bọn cướp biển ra đánh cá về ăn. Ở sát bờ mà họ bắt được cá mập. Những lúc đó, họ thấy mọi nỗi cơ cực tan biến, rồi tất cả cùng phá lên cười. Họ cười vì được chờ chết bên nhau.
Ngày qua ngày, nhóm thủy thủ vẫn chờ người trong đất liền mang tiền ra chuộc. Nhưng càng chờ càng chẳng thấy đâu. Có khi hát chán rồi họ chuyển sang nói. Ban đầu còn nói chuyện cà kê, sau chuyển sang trách móc nhau. Rồi xông vào đánh nhau. Đầu óc đã quẫn. Họ không hiểu mình đánh nhau vì cái gì. Đánh chết hay bị đánh chết cũng không sao. Đằng nào cũng chết ở đây. Chết vì cái gì cũng đều giống nhau cả.
Lắm lúc, Hương chỉ muốn chạy lại giằng lấy súng của tên cướp*mà bắn, mà xả, mà giết cho hả giận. Xong rồi, mình bị chúng bắn chết cũng được. Hương chẳng còn muốn gì cả. Đằng nào rồi cũng chết. Không chết vì bị cướp làm thịt thì cũng chết vì đói khát, bệnh tật. Hương nhớ hôm còn ở trong chuồng dê, nhóm thủy thủ đã khắc lên tường tên tuổi quê quán của từng người để làm chứng tích trên hòn đảo nơi cuối cùng mình đến. Giờ đây, Hương và nhóm thủy thủ đang nằm trong rừng chờ thời khắc để chết.
Đón đọc kỳ tiếp theo:*Tên cướp biển tốt bụng
Trong suốt 19 tháng bị cướp biển Somalia giam cầm, nỗi khổ sở nhất đối với thuyền viên Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu - Nghệ An) không hẳn bởi đòn roi tra tấn, mà là sự nhàm chán đến tuyệt vọng.
Nhắc lại hôm cướp biển Somalia bắt được tàu cá Đài Loan và tàu của Panama, chúng đưa về neo lại cách bờ một quãng khá xa. Toàn bộ thủy thủ vẫn ở yên trên tàu không được xuống bờ.
Chiếc tàu Panama đã được người trong đất liền mang tiền ra chuộc một thời gian ngắn sau đó. Hương còn nhớ hôm đó chiếc phi cơ thả xuống 3 bao tải tiền đô la. Hương không thể ước lượng nổi tổng số tiền là*bao nhiêu, chỉ biết rằng, sau hôm đó, toàn bộ*số người trên tàu Panama được thả về.
Còn lại mỗi tàu của Hương buông neo nằm bất động trên mặt nước. Bọn cướp biển mấy lần cho thủy thủ gọi điện thoại về nhà bảo người thân mang tiền đến chuộc. Nhưng những người ở nhà*biết đấy là đâu? Cướp biển Somalia ở vùng nào? Và tiền đâu mà chuộc?
Bọn cướp cử 4-5 tên ở lại canh gác trên tàu. Cứ chiều đến, chúng lại sai người chạy ca nô mang ra cho nhóm thủy thủ một nhúm gạo mốc để nấu cơm. Đôi khi hứng chí, bọn*chúng vứt lại cho họ mấy điếu thuốc lá.
Suốt 8 tháng trời ròng rã, Hương cùng nhóm thủy thủ chỉ ăn, ngủ và... nhìn ra biển, chán chẳng có việc gì làm. Sáng sớm, Hương lên boong tàu đứng nhìn ra biển. Hết đứng lại ngồi, nằm, quỳ, bò, trước mắt vẫn chỉ toàn nước là nước.
Ngày qua ngày, con tàu bất động. Thời gian đầu, có người còn thấy sốt ruột. Lâu dần Hương và nhóm thủy thủ chẳng muốn nghĩ nữa. Nghĩ nhiều thì vẫn ở mãi một vị trí và vẫn chỉ thấy cảnh vật xung quanh không có gì thay đổi. Họ cố nghĩ ra đủ trò để giết thời gian. Họ túm năm, tụm ba đánh bài, chơi cờ. Chơi mãi rồi cũng chán. Chán quá thì*họ lại lên boong tàu nhìn ra biến. Sóng cứ nhấp nhô đuổi nhau mãi tới những nơi đại dương vô định.
Hương chẳng nhớ nổi mình xa nhà đã bao lâu rồi. Mà nhớ cũng không để làm gì? Trước mắt Hương chỉ thấy toàn nước biển mênh mông.
Tự đào huyệt chôn mình
Rồi đến một ngày, tàu của Hương đứt neo, bọn cướp lúc này mới cho nhóm thủy thủ lên bờ. Khốn nỗi, thoát khỏi những ngày nhàn hạ nhàm chán, các thủy thủ*bắt đầu bước vào*những tháng ngày lao*động khổ sai như nô lệ thời trung cổ.
Cướp biển bắt họ dỡ hết tất cả đồ dùng trên tàu mang về sào huyệt của chúng. Không nỗi cơ cực nào bằng. Chiếc máy phát điện nặng cả chục tấn, 26 thuyền viên ra sức kéo lê trên cát. Mặt trời chói chang thiêu đốt những tấm lưng trần bởi quần áo đã rách nát tả tơi. Mặt cát nóng bỏng, chiếc máy không nhúc nhích, đám thủy thủ đã kiệt sức, khuỵu xuống. Những nhát roi từ tay mấy tên cướp biển lại vụt xuống. Họ lại cố đứng dậy tiếp tục nhích từng bước.
Phải mất đến 3 tháng trời, nhóm thuyền viên mới mang hết đồ trên tàu về cho chúng. Lúc này bọn cướp biển đưa họ đến ở trong một cái chuồng dê. Ngày ra ngoài làm việc chúng sai bảo, rảnh rỗi thì dạo chơi quanh chuồng dê. Muốn đi xa hơn cũng không được. Mấy tên cướp luôn bồng súng đứng nhìn.
Hình ảnh bọn cướp biển Somalia (Ảnh do báo chí Trung Quốc đăng tải)
Nước ngọt ở đây khan hiếm lắm! Khát quá không chịu nổi, đám lính mang cho họ một ít nước đục ngầu. Nhìn kỹ mới biết trong nước là phân dê. Để lắng một lúc, lấy được khoảng 1/3 nước để uống. Đưa chậu nước lên mồm,*nếu là lúc còn sung túc trước đây, chắc nhiều người đã nôn ọe ra ngay tức khắc. Nhưng giờ khát quá, đành cố uống, uống để sống. Uống xong, ai cũng bị đau bụng, tiêu chảy, khổ sở vật vã.
Nhiều người không chịu nổi đổ bệnh nặng. Bọn cướp mang cho ít viên thuốc kháng sinh. May sao rồi cũng qua khỏi. Có người nhớ nhà, thương mình, nghĩ đến cảnh cơ cực hiện tại mà nước mắt giàn giụa. Đầu óc họ trở nên trống rỗng, mụ mị chẳng còn thiết tha điều gì.
Hương nhớ có một đêm, bọn cướp bắt nhóm thủy thủ đi đào giếng, có hai thuyền viên người Trung Quốc nhất quyết chống cự, không đi. Họ đã quá mệt mỏi rồi, muốn bắn giết tùy ý. Bọn cướp không ngần ngại mang hai người này ra trói lại. Chúng dùng roi gai quất túi bui vào 2 tấm lưng trần. Da thịt họ tứa máu, đau đớn khôn tả. Đánh đập chán chê, chúng ném hai người về chỗ cũ.
Hai người này cố bò dậy, cầm lấy xẻng đi ra. Gắng hết sức bình sinh, mỗi người tự đào cho mình một cái huyệt rồi nằm vào đó. Nhóm thủy thủ lúc này mới để ý, hốt hoảng chạy lại lôi họ lên. Đám cướp biển vốn vô cảm với cái chết dường như cũng không khỏi rúng động trước hành động đáng sợ của 2 viên thủy thủ. Ngay đêm hôm đó, bọn cướp đưa tất cả thủy thủ vào rừng tiếp tục những ngày dài tuyệt vọng.
Cười vì được chờ chết bên nhau
Ở trong rừng, nhóm thủy thủ tiếp tục chịu đựng những khổ ải mới. Trong rừng không có nhà. Cây cối ở đây thưa thớt. Họ lấy đất làm giường, trời làm nhà trong mấy tháng liền. Ở đây*có nhiều loại thú dữ. Thỉnh thoảng thấy đàn lợn rừng chạy qua, nhóm tù binh không khỏi rùng mình sợ hãi.
Nhưng hãi hùng nhất vẫn là những con muỗi*rừng.*Muỗi rừng*ở*đây*đốt đau đớn vô cùng, sưng to thành nhọt, khi lấy tay nặn thì thấy có con dòi bò lúc nhúc trong đó. Hương còn nhớ anh Tâm (người Hà Tĩnh) bị muỗi và kiến đốt nhiều đến nỗi sau lưng trông như miếng cơm cháy.
Hương nhớ từ khi lên đảo, mới chỉ thấy hai trận mưa. Mưa giải tỏa cơn khát, rửa đi bao nỗi nhọc nhằn trong tâm hồn. Họ bắt đầu hát. Một người, hai người, ba người rồi tất cả cùng hát. Họ hát vang cả khu rừng. Thuộc bao nhiêu bài hát, nhóm thủy thủ mang ra hát hết. Khi không còn bài nào mới, họ quay lại hát bài cũ.
Họ cố tự an ủi mình. Đôi lúc họ xin bọn cướp biển ra đánh cá về ăn. Ở sát bờ mà họ bắt được cá mập. Những lúc đó, họ thấy mọi nỗi cơ cực tan biến, rồi tất cả cùng phá lên cười. Họ cười vì được chờ chết bên nhau.
Ngày qua ngày, nhóm thủy thủ vẫn chờ người trong đất liền mang tiền ra chuộc. Nhưng càng chờ càng chẳng thấy đâu. Có khi hát chán rồi họ chuyển sang nói. Ban đầu còn nói chuyện cà kê, sau chuyển sang trách móc nhau. Rồi xông vào đánh nhau. Đầu óc đã quẫn. Họ không hiểu mình đánh nhau vì cái gì. Đánh chết hay bị đánh chết cũng không sao. Đằng nào cũng chết ở đây. Chết vì cái gì cũng đều giống nhau cả.
Lắm lúc, Hương chỉ muốn chạy lại giằng lấy súng của tên cướp*mà bắn, mà xả, mà giết cho hả giận. Xong rồi, mình bị chúng bắn chết cũng được. Hương chẳng còn muốn gì cả. Đằng nào rồi cũng chết. Không chết vì bị cướp làm thịt thì cũng chết vì đói khát, bệnh tật. Hương nhớ hôm còn ở trong chuồng dê, nhóm thủy thủ đã khắc lên tường tên tuổi quê quán của từng người để làm chứng tích trên hòn đảo nơi cuối cùng mình đến. Giờ đây, Hương và nhóm thủy thủ đang nằm trong rừng chờ thời khắc để chết.
Đón đọc kỳ tiếp theo:*Tên cướp biển tốt bụng
Ký ức thuyền viên Việt: Sa bẫy cướp biển 570 ngày trong ngục tù cướp biển Chân dung cướp biển Somalia |