Yếu tố đăng ký sở hữu trí tuệ là yếu tố khá quan trọng quyết định đến vị trí của các nước trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu. Năm nay, Việt Nam xếp hạng thứ 76 trên tổng số 141 nước trong đó điểm chỉ số*đầu ra sáng tạo*chỉ là 30.8, xếp thứ 59.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Phi Anh - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về mức độ tin cậy của bảng xếp hạng do Hội Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO) đưa ra?
- Đó là tổ chức hàng đầu thế giới về sở hữu trí tuệ, Việt Nam cũng là một thành viên trong đó. Để đưa có xếp hạng như vậy, hằng năm, WIPO lấy số liệu thống kê do các nước cung cấp. Và khi công bố bảng xếp hạng, đại hội đồng*của năm trước phải báo cáo cho đại hội đồng năm sau nên kết quả nghiên cứu rất đáng tin cậy.
*Đánh giá đó có phản ánh đúng thực tế chỉ số, năng lực sáng tạo của Việt Nam?
- Với xếp hạng như vậy, chúng ta cũng phải lo lắng. Nhưng lo lắng cũng ở mức độ vừa phải thôi. Sự thực là, công nghệ nước ta còn non kém. Nghe một bài báo hoặc một phân tích trên thế giới về vấn đề này có thể khiến chúng ta thất vọng. Tuy nhiên, dù là số liệu thật thì cũng phải xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thực tế bảng xếp hạng này chưa nói lên điều gì. Hiện nay, có 20 nước chiếm 90% số đơn xin cấp bằng sáng chế trên toàn thế giới, đó là các nước công nghiệp phát triển. Số đơn xin cấp bằng sáng chế nhiều hay ít thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đó.
Ở Việt Nam hiện nay, tổng số đơn nộp xin cấp bằng sáng chế của*người*Việt*và nước ngoài (xin cấp bằng sáng chế ở Việt Nam) là rất chênh lệch. Số đơn của người Việt chỉ chiếm khoảng 10%, còn số đơn của*người*nước ngoài lên đến 90%. Nhưng*trong số bằng được cấp ra, người Việt chỉ đạt chuẩn đến 3-5%, trong khi số lượng bằng được cấp ra của người nước ngoài lại đạt khoảng 95-97%. Có rất nhiều nguyên nhân cần đề cập đến. Tôi ví dụ ở Trung Quốc, có khoảng 60% đơn xin cấp bằng là của nước ngoài, còn 40% ở trong nước, ở Nhật là 60-70% trong nước, còn lại là của nước ngoài.
Vì sao số bằng sáng chế*cấp cho người Việt Nam lại ít như vậy?
- Số liệu trên nói lên nhiều điều. Nhiều người nộp đơn không biết thủ tục nộp đơn và không có người bảo hộ nên bị từ chối về mặt hình thức. Và khi thẩm định nội dung, nhiều đơn không đáp ứng về tính sáng tạo.
Đầu tư cho khoa học công nghệ của nước ngoài, và năng lực nghiên cứu ứng dụng của các quốc gia khác rất tốt. Để tạo ra sáng chế cần phải có vốn. Sáng chế cần phải đạt nhiều yếu tố, phải trở thành hàng hóa, hấp dẫn người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Hiện nay đăng ký sáng chế rất tốn kém.
Công nghệ đang phát triển rất nhanh, nên người ta chỉ đăng ký sáng chế có tiềm năng thương mại. Nhưng ngược lại, có những sáng chế có tiềm năng thương mại nhưng người ta lại không biết khai thác. Do vậy, đăng ký sáng chế còn phải phụ thuộc tiềm năng của thị trường nữa. Đây là bài toán rất phức tạp.
Xếp hạng như vậy có đồng nghĩa trí tuệ của người Việt Nam đi xuống?
- Không thể nói như vậy được. Trí tuệ ở đây liên quan đến đăng ký sáng chế, nhưng chỉ có những người có trí tuệ mới tạo ra sáng chế. Điều đó chỉ đúng phần nào. Nhưng với người Việt Nam mình, khoan tự ái về thống kê đó mà nên xem khai thác hệ thống sở hữu trí tuệ như khai thác thông tin sáng chế, để làm ra công nghệ thế mạnh của mình. Ví dụ như Na Uy là một nước có số đơn đăng kí sáng chế còn ít hơn cả nước ta nhưng họ đã tìm ra thế mạnh của mình là dầu khí và đóng tàu. Họ có rất nhiều các công trình khoa học phục vụ cho hai ngành này.*Người Việt mình rất có tiềm năng, có trí tuệ sáng tạo nhưng chưa tìm ra được thế mạnh của mình.*
Số đơn đăng ký sở hữu trí tuệ ở Cục năm nay có gì thay đổi so với những năm trước?
- Năm nay số đơn của người Việt Nam tăng với tốc độ chóng mặt. Đơn đăng ký của các đơn vị trong nước tăng đến 20-30% nhưng chủ yếu là của doanh nghiệp, còn các viện nghiên cứu và trường đại học thì không có nhiều. Điều này rất đáng phải suy nghĩ.
Việt Nam đạt rất nhiều giải cao trong các kỳ thi Olympic toán, lý... quốc tế, trong khi sáng chế vẫn còn ít. Điều này có nói lên điều gì, thưa ông?
- Trí tuệ có hai loại, trí tuệ lý thuyết và thực hành. Kỹ năng thực hành của chúng ta kém, nên không bao giờ có sáng chế nếu không có kỹ năng thực hành. Để có nhiều sáng chế cần phải thực hành nhiều. Nếu học theo lý thuyết và học kiểu trả bài thì không bao giờ có sáng chế.
Xin cảm ơn ông!
Chi tiết điểm số và thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng
của Hội Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO)
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Phi Anh - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về mức độ tin cậy của bảng xếp hạng do Hội Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO) đưa ra?
- Đó là tổ chức hàng đầu thế giới về sở hữu trí tuệ, Việt Nam cũng là một thành viên trong đó. Để đưa có xếp hạng như vậy, hằng năm, WIPO lấy số liệu thống kê do các nước cung cấp. Và khi công bố bảng xếp hạng, đại hội đồng*của năm trước phải báo cáo cho đại hội đồng năm sau nên kết quả nghiên cứu rất đáng tin cậy.
*Đánh giá đó có phản ánh đúng thực tế chỉ số, năng lực sáng tạo của Việt Nam?
- Với xếp hạng như vậy, chúng ta cũng phải lo lắng. Nhưng lo lắng cũng ở mức độ vừa phải thôi. Sự thực là, công nghệ nước ta còn non kém. Nghe một bài báo hoặc một phân tích trên thế giới về vấn đề này có thể khiến chúng ta thất vọng. Tuy nhiên, dù là số liệu thật thì cũng phải xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thực tế bảng xếp hạng này chưa nói lên điều gì. Hiện nay, có 20 nước chiếm 90% số đơn xin cấp bằng sáng chế trên toàn thế giới, đó là các nước công nghiệp phát triển. Số đơn xin cấp bằng sáng chế nhiều hay ít thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đó.
Ở Việt Nam hiện nay, tổng số đơn nộp xin cấp bằng sáng chế của*người*Việt*và nước ngoài (xin cấp bằng sáng chế ở Việt Nam) là rất chênh lệch. Số đơn của người Việt chỉ chiếm khoảng 10%, còn số đơn của*người*nước ngoài lên đến 90%. Nhưng*trong số bằng được cấp ra, người Việt chỉ đạt chuẩn đến 3-5%, trong khi số lượng bằng được cấp ra của người nước ngoài lại đạt khoảng 95-97%. Có rất nhiều nguyên nhân cần đề cập đến. Tôi ví dụ ở Trung Quốc, có khoảng 60% đơn xin cấp bằng là của nước ngoài, còn 40% ở trong nước, ở Nhật là 60-70% trong nước, còn lại là của nước ngoài.
Vì sao số bằng sáng chế*cấp cho người Việt Nam lại ít như vậy?
- Số liệu trên nói lên nhiều điều. Nhiều người nộp đơn không biết thủ tục nộp đơn và không có người bảo hộ nên bị từ chối về mặt hình thức. Và khi thẩm định nội dung, nhiều đơn không đáp ứng về tính sáng tạo.
Đầu tư cho khoa học công nghệ của nước ngoài, và năng lực nghiên cứu ứng dụng của các quốc gia khác rất tốt. Để tạo ra sáng chế cần phải có vốn. Sáng chế cần phải đạt nhiều yếu tố, phải trở thành hàng hóa, hấp dẫn người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Hiện nay đăng ký sáng chế rất tốn kém.
Công nghệ đang phát triển rất nhanh, nên người ta chỉ đăng ký sáng chế có tiềm năng thương mại. Nhưng ngược lại, có những sáng chế có tiềm năng thương mại nhưng người ta lại không biết khai thác. Do vậy, đăng ký sáng chế còn phải phụ thuộc tiềm năng của thị trường nữa. Đây là bài toán rất phức tạp.
Xếp hạng như vậy có đồng nghĩa trí tuệ của người Việt Nam đi xuống?
- Không thể nói như vậy được. Trí tuệ ở đây liên quan đến đăng ký sáng chế, nhưng chỉ có những người có trí tuệ mới tạo ra sáng chế. Điều đó chỉ đúng phần nào. Nhưng với người Việt Nam mình, khoan tự ái về thống kê đó mà nên xem khai thác hệ thống sở hữu trí tuệ như khai thác thông tin sáng chế, để làm ra công nghệ thế mạnh của mình. Ví dụ như Na Uy là một nước có số đơn đăng kí sáng chế còn ít hơn cả nước ta nhưng họ đã tìm ra thế mạnh của mình là dầu khí và đóng tàu. Họ có rất nhiều các công trình khoa học phục vụ cho hai ngành này.*Người Việt mình rất có tiềm năng, có trí tuệ sáng tạo nhưng chưa tìm ra được thế mạnh của mình.*
Số đơn đăng ký sở hữu trí tuệ ở Cục năm nay có gì thay đổi so với những năm trước?
- Năm nay số đơn của người Việt Nam tăng với tốc độ chóng mặt. Đơn đăng ký của các đơn vị trong nước tăng đến 20-30% nhưng chủ yếu là của doanh nghiệp, còn các viện nghiên cứu và trường đại học thì không có nhiều. Điều này rất đáng phải suy nghĩ.
Việt Nam đạt rất nhiều giải cao trong các kỳ thi Olympic toán, lý... quốc tế, trong khi sáng chế vẫn còn ít. Điều này có nói lên điều gì, thưa ông?
- Trí tuệ có hai loại, trí tuệ lý thuyết và thực hành. Kỹ năng thực hành của chúng ta kém, nên không bao giờ có sáng chế nếu không có kỹ năng thực hành. Để có nhiều sáng chế cần phải thực hành nhiều. Nếu học theo lý thuyết và học kiểu trả bài thì không bao giờ có sáng chế.
Xin cảm ơn ông!
Chi tiết điểm số và thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng
của Hội Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO)