Thịt gà siêu rẻ bày bán ê hề
Trong vai người mua hàng, đi tới khu vực chuyên bán thịt gà tại chợ Dịch Vọng, không cần hỏi giá, PV liên tục được nghe các câu mời chào, giới thiệu hấp dẫn từ những người bán như: "Mua thịt gà đi em, giá rẻ lắm. Lấy đùi, lườn hay cả con. Nếu lấy cả con giá 40.000 đồng/kg, lấy lườn giá rẻ hơn... ".
Đến hàng khác bày bán toàn lườn gà, chủ hàng xởi lởi: "Em mua ít hay nhiều, ở đây chị bán có 35.000 đồng/kg lườn gà". Thấy PV chần chừ người bán hàng liền nói tiếp: "30.000 đồng/kg, em mua đi. Giá này rẻ ngang rau rồi".
Khi PV thắc mắc tại sao gà bày bán không có dấu kiểm dịch của thú y và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chị Quyên - một tiểu thương ngồi bán thịt gà ở cuối dãy chợ - cho biết: "Quan tâm làm gì, gà được pha nhỏ thành từng loại đùi, lườn, cánh,... làm sao biết được có kiểm dịch hay không, mà khách cũng chẳng ai hỏi. Rẻ vậy, chỉ bằng một nửa làm gì có dấu kiểm dịch". Chị này khẳng định, "nếu muốn và lấy thường xuyên chị sẽ có giấy kiểm dịch các loại cho em".
Loại gà như thế này ở chợ Dịch Vọng chỉ bán có 30.000 đồng/kg
Chị Quyên giải thích, giá thịt gà rẻ như vậy do các tiểu thương lấy được tại các trại gà từ các huyện ngoại thành Hà Nội, không qua các khâu trung gian. Tuy nhiên, loại thịt gà siêu rẻ này có nguồn gốc thật từ đâu thì có chăng chỉ người bán mới biết.
Theo quan sát của PV, chợ Dịch Vọng hiện có trên dưới 20 hàng thịt gà siêu rẻ cùng loại được bày bán, với đủ hình thức khác nhau. Người thì bày trên bàn, người để mâm, để mẹt, thậm chí chỉ cần miếng bìa các tông đặt xuống nền chợ cũng có thể bày bán thịt gà một cách vô tư, không theo tiêu chuẩn nào. Còn người mua thấy rẻ nên vẫn ham, bất chấp có thể không đảm bảo chất lượng.
Sinh viên, dân nghèo quay lại với gà siêu rẻ
Thịt gà siêu rẻ giá 30.000 đồng/kg tại chợ Dịch Vọng được khá nhiều người tìm đến mua bởi đang đáp ứng được các tiêu chí "chắt bóp chi tiêu" trong cuộc sống khốn khó của mình, đặc biệt là với những lao động có thu nhập thấp cũng như giới sinh viên.
Trên tay xách mớ rau muống, một túi khoai tây và mấy lạng thịt gà vừa mua xong tại chợ, Nguyễn Thanh Xuân, sinh viên ĐH Thương Mại Hà Nội nói rằng vừa mua được 5 lạng thịt gà giá có 15.000 đồng.
Đối tượng mua chủ yếu là người thu nhập thấp, sinh viên
Xuân chia sẻ: "Bọn em sinh viên, tiền ăn đâu có nhiều nhặn gì. Phòng trọ có 3 bạn cùng nhau thuê, trừ tiền nhà đã tính riêng ra, mỗi người phải đóng 500.000 đồng/tháng nữa để lấy tiền ăn. Chia trung bình, mỗi ngày bọn em chỉ được phép tiêu trong vòng 50.000 đồng cho thực phẩm hai bữa chính, và một vài thứ khác".
"Mặc dù biết là không ăn toàn nhưng giờ thực phẩm cái gì cũng tăng giá, đắt đỏ trong khi túi tiền có hạn. Sinh viên nghèo đương nhiên phải tìm đến những thực phẩm giá rẻ rồi. Với 15.000 đồng mua thịt gà có thể ăn cả ngày còn mua thịt lợn chỉ được hơn 1 lạng, ăn một bữa không đủ", Xuân tính toán.
Tương tự, bác Toản quê ở Phù Ninh, Phú Thọ làm thợ xây tại khu vực Cầu Giấy, đang loay hoay chọn thịt gà tại chơ cho biết: "Thịt gà ở chợ rẻ, hợp với túi tiền của những người có thu nhập ít ỏi như chúng tôi. Hồi trước chưa biết ở chợ này có loại thịt gà rẻ vậy nên cả tuần mới dám mua 1-2 lần. Giờ hầu như ngày nào cũng có địa thịt gà trên mâm".
Làm thợ xây thời gian gần đây việc ít, thu nhập giảm. Để dành tiền gửi về quê, ai cũng phải tiết kiệm, thuê nhà thì 4-5 người chung một phòng, còn ăn uống thì phải dè xẻn. Tuy nhiên, công việc thợ xây toàn làm chân tay vất vả nên bữa cơm chỉ toàn rau thì không thể đảm bảo sức khoẻ.
"Biết thịt gà rẻ như vậy có thể có vấn đề nhưng dân nghèo tiền đâu mà ăn sang, có miếng thịt trong bữa cơm là tốt rồi. Ở xóm trọ có mấy phòng, phòng nào cũng mua về ăn mà có thấy làm sao đâu", bác Toản vừa cười nói.
Anh Sơn, một người bán thịt gà tại chợ này cho biết, ngoài việc đổ buôn cho các quán cơm bình dân, gần đây, khi các loại thịt, cá tăng giá mạnh thì thịt gà công nghiệp giá rẻ tại chợ hút khách hơn rất nhiều. Có ngày, "chỉ nguyên bán lẻ, tôi bán hết 40-45 con gà* mổ sẵn loại này, tương đương hơn 1 tạ thịt". Theo lời anh Sơn, khách mua thịt gà chủ yếu là sinh viên, người dân lao động có thu nhập thấp bởi giá gà rẻ hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác.
Trong vai người mua hàng, đi tới khu vực chuyên bán thịt gà tại chợ Dịch Vọng, không cần hỏi giá, PV liên tục được nghe các câu mời chào, giới thiệu hấp dẫn từ những người bán như: "Mua thịt gà đi em, giá rẻ lắm. Lấy đùi, lườn hay cả con. Nếu lấy cả con giá 40.000 đồng/kg, lấy lườn giá rẻ hơn... ".
Đến hàng khác bày bán toàn lườn gà, chủ hàng xởi lởi: "Em mua ít hay nhiều, ở đây chị bán có 35.000 đồng/kg lườn gà". Thấy PV chần chừ người bán hàng liền nói tiếp: "30.000 đồng/kg, em mua đi. Giá này rẻ ngang rau rồi".
Khi PV thắc mắc tại sao gà bày bán không có dấu kiểm dịch của thú y và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chị Quyên - một tiểu thương ngồi bán thịt gà ở cuối dãy chợ - cho biết: "Quan tâm làm gì, gà được pha nhỏ thành từng loại đùi, lườn, cánh,... làm sao biết được có kiểm dịch hay không, mà khách cũng chẳng ai hỏi. Rẻ vậy, chỉ bằng một nửa làm gì có dấu kiểm dịch". Chị này khẳng định, "nếu muốn và lấy thường xuyên chị sẽ có giấy kiểm dịch các loại cho em".
Loại gà như thế này ở chợ Dịch Vọng chỉ bán có 30.000 đồng/kg
Chị Quyên giải thích, giá thịt gà rẻ như vậy do các tiểu thương lấy được tại các trại gà từ các huyện ngoại thành Hà Nội, không qua các khâu trung gian. Tuy nhiên, loại thịt gà siêu rẻ này có nguồn gốc thật từ đâu thì có chăng chỉ người bán mới biết.
Theo quan sát của PV, chợ Dịch Vọng hiện có trên dưới 20 hàng thịt gà siêu rẻ cùng loại được bày bán, với đủ hình thức khác nhau. Người thì bày trên bàn, người để mâm, để mẹt, thậm chí chỉ cần miếng bìa các tông đặt xuống nền chợ cũng có thể bày bán thịt gà một cách vô tư, không theo tiêu chuẩn nào. Còn người mua thấy rẻ nên vẫn ham, bất chấp có thể không đảm bảo chất lượng.
Sinh viên, dân nghèo quay lại với gà siêu rẻ
Thịt gà siêu rẻ giá 30.000 đồng/kg tại chợ Dịch Vọng được khá nhiều người tìm đến mua bởi đang đáp ứng được các tiêu chí "chắt bóp chi tiêu" trong cuộc sống khốn khó của mình, đặc biệt là với những lao động có thu nhập thấp cũng như giới sinh viên.
Trên tay xách mớ rau muống, một túi khoai tây và mấy lạng thịt gà vừa mua xong tại chợ, Nguyễn Thanh Xuân, sinh viên ĐH Thương Mại Hà Nội nói rằng vừa mua được 5 lạng thịt gà giá có 15.000 đồng.
Đối tượng mua chủ yếu là người thu nhập thấp, sinh viên
Xuân chia sẻ: "Bọn em sinh viên, tiền ăn đâu có nhiều nhặn gì. Phòng trọ có 3 bạn cùng nhau thuê, trừ tiền nhà đã tính riêng ra, mỗi người phải đóng 500.000 đồng/tháng nữa để lấy tiền ăn. Chia trung bình, mỗi ngày bọn em chỉ được phép tiêu trong vòng 50.000 đồng cho thực phẩm hai bữa chính, và một vài thứ khác".
"Mặc dù biết là không ăn toàn nhưng giờ thực phẩm cái gì cũng tăng giá, đắt đỏ trong khi túi tiền có hạn. Sinh viên nghèo đương nhiên phải tìm đến những thực phẩm giá rẻ rồi. Với 15.000 đồng mua thịt gà có thể ăn cả ngày còn mua thịt lợn chỉ được hơn 1 lạng, ăn một bữa không đủ", Xuân tính toán.
Tương tự, bác Toản quê ở Phù Ninh, Phú Thọ làm thợ xây tại khu vực Cầu Giấy, đang loay hoay chọn thịt gà tại chơ cho biết: "Thịt gà ở chợ rẻ, hợp với túi tiền của những người có thu nhập ít ỏi như chúng tôi. Hồi trước chưa biết ở chợ này có loại thịt gà rẻ vậy nên cả tuần mới dám mua 1-2 lần. Giờ hầu như ngày nào cũng có địa thịt gà trên mâm".
Làm thợ xây thời gian gần đây việc ít, thu nhập giảm. Để dành tiền gửi về quê, ai cũng phải tiết kiệm, thuê nhà thì 4-5 người chung một phòng, còn ăn uống thì phải dè xẻn. Tuy nhiên, công việc thợ xây toàn làm chân tay vất vả nên bữa cơm chỉ toàn rau thì không thể đảm bảo sức khoẻ.
"Biết thịt gà rẻ như vậy có thể có vấn đề nhưng dân nghèo tiền đâu mà ăn sang, có miếng thịt trong bữa cơm là tốt rồi. Ở xóm trọ có mấy phòng, phòng nào cũng mua về ăn mà có thấy làm sao đâu", bác Toản vừa cười nói.
Anh Sơn, một người bán thịt gà tại chợ này cho biết, ngoài việc đổ buôn cho các quán cơm bình dân, gần đây, khi các loại thịt, cá tăng giá mạnh thì thịt gà công nghiệp giá rẻ tại chợ hút khách hơn rất nhiều. Có ngày, "chỉ nguyên bán lẻ, tôi bán hết 40-45 con gà* mổ sẵn loại này, tương đương hơn 1 tạ thịt". Theo lời anh Sơn, khách mua thịt gà chủ yếu là sinh viên, người dân lao động có thu nhập thấp bởi giá gà rẻ hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác.