Những ngày bồng bột
Có mặt tại gia đình chị Nguyễn Thị Vân ở ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa - Hà Nội), chúng tôi chứng kiến cảnh cả gia đình chan hòa trong nước mắt. Họ khóc, bởi niềm hạnh phúc tột cùng khi gặp lại đứa con, đứa cháu, người em… của mình sau 21 năm biến mất khỏi gia đình.
Khoảng năm 1992, Vân vừa 16 tuổi, đang học ***** ở trường quận, so với các bạn, Vân cao lớn phổng phao, trắng trẻo, khuôn mặt ưa nhìn… Không ít chàng trai say Vân như điếu đổ, có chàng còn đeo bám về tận nhà. Điều này khiến việc học hành của Vân sa sút.
Mặc dù bố mẹ, anh chị em hết lời khuyên bảo, răn dạy, nhưng Vân bỏ ngoài tai, đàm đúm suốt ngày. Bà Vũ Thị Hà (mẹ Vân) cho biết, sau một lần Vân đi chơi đến quá nửa đêm mới về, gia đình nhất quyết không mở cửa cho Vân vào nhà. Và chính đêm đó, Vân mất tích. Gia đình đi hỏi han, tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn bóng chim tăm cá…
Nguyễn Thị Vân trước lúc mất tích
Bà Hà không ngớt lời bày tỏ sự ân hận muộn màng vì đã không có biện pháp giáo dục con gái một cách hợp lý, gián tiếp đẩy con mình vào vòng xoáy cạm bẫy: “Chuyện chơi bời hồi ấy tôi cho là hư hỏng, chứ như bây giờ thì không đến nỗi quá nghiêm trọng”.
Bà Hà kể lại: Con Vân bảo sau khi không vào được nhà, nó đi hát karaoke với bạn, gặp một chị tên Thanh. Đám bạn của nó gặp người này vài ba lần rồi nên khi mấy chị em rủ nhau lên Lạng Sơn chơi, nó hào hứng đi luôn.
Qua thị xã Lạng Sơn khoảng 1km, cả nhóm lại vào quán hát karaoke, uống bia. Sáng hôm sau, Vân tỉnh dậy, hoảng hốt thấy mình đang ở trong một căn nhà 3 tầng tận Trung Quốc.
Cay đắng
Tiếp lời mẹ, Vân kể: Hôm sau, người phụ nữ tên Thanh bảo 4 đứa chúng tôi đi lấy chồng “ngoại quốc”, rồi dẫn toàn những ông già 70 - 80 tuổi đến.
Bà Vũ Thị Hà (mẹ nạn nhân)
Vốn dĩ ương ngạnh, tôi nói luôn: “Già như ông nội sao tôi lấy được”. Chúng xông vào đánh tôi một trận thừa sống thiếu chết, bắt tôi quỳ lên trôn bát, quỳ lên gai mít cho đến khi máu chảy trên hai đầu gối. Những đứa còn lại nhát đòn, sợ nên đồng ý lấy mấy lão già.
Vài hôm sau, bọn họ lại dẫn một ông già chừng 70 tuổi, rồi xúc một bát phân người và một bát cơm đặt trước mặt tôi. Họ bảo, nếu lấy ông ta thì cho ăn cơm, còn không thì bắt ăn bát kia. Tôi nhất quyết không làm vợ ông già, nên nhắm mắt nhắm mũi… ăn phân.
Hôm sau, 5 người đàn ông được đưa tới, trong đó có một người trẻ hơn, khoảng 40 tuổi. Nghĩ đến cảnh bị bọn bảo kê cắt gân chân thành người tàn phế, Vân chấp thuận.
Bọn chúng lấy vải đen bịt mắt Vân đưa đi từ 4 giờ sáng tới 8 giờ tối, khi mở mắt ra biết mình đang ở một vùng đồi núi hoang vu. Vân bắt đầu sống cuộc đời làm vợ.
Sau hơn 1 năm, 2 người có con. Mãi về sau, Vân mới biết nơi mình ở thuộc tỉnh Quảng Đông.
Vân nghĩ ra cách xin đi làm phụ hồ, tích cóp tiền để có cơ hội là trốn. Sau 2 lần trốn rồi bị bắt lại, bị đánh đập, đến lần thứ 3 thì chị bị chồng khóa chân lại với cột nhà. Khoảng nửa tháng sau, hắn cởi khóa cho chị đi làm phụ hồ.
Hành trình giải cứu
Vân gặp được anh N.V.M, quê ở Hải Dương, lái xe ở một nông trường gần đó. Sau những lời tâm sự, hiểu được nỗi khổ của Vân nên anh M. đã cùng lập kế hoạch giải cứu.
Thi thoảng, anh M. lại chạy xe qua nhà chị Vân rồi giả vờ xe hỏng để tìm cách giúp chị trốn thoát. Năm lần bảy lượt việc lớn không thành.
Hôm đó, anh M. cùng một đội 5 chiếc xe tải nhận chở lợn thuê (lái xe đều là người Việt làm thuê cho người Trung Quốc), còn chị Vân thì giắt sẵn mấy liều thuốc chuột vào người, để “giải thoát” nếu trốn không thành.
Đi qua nhà chị Vân, anh M. đã cho chị vào một chiếc rọ, xếp chung với những rọ lợn dưới gầm xe tải nhằm tránh bị phát hiện, 4 xe còn lại có nhiệm vụ cản đường.
Đi được khoảng 70km thì anh M. lôi chị Vân ra. Vân đã ngất lịm, người cứng đơ. Ngay lập tức, anh M. vứt xe tải lại rồi thuê một taxi của người quen và cùng 4 lái xe khác lên đường. Vừa đi, các anh vừa tìm cách hồi sức cho chị Vân. Đi tiếp 100km, chị Vân dần tỉnh lại.
Sau khi trả tiền taxi và tiền thuê 4 bảo vệ, anh M. và chị Vân ròng rã trên đường suốt 3 tháng trời, khất thực hết gia đình này đến gia đình khác. Cuối cùng, đường biên giới cũng hiện ra.
Đúng lúc nhẵn túi, 2 người gặp được một tài xế taxi tốt bụng, anh ta đã chở giúp qua biên giới về Việt Nam mà không lấy tiền.
Đặt chân lên đất quê hương, chị Vân chợt nhận ra rằng, mình không biết đi đâu, vì năm nay bố mẹ cũng phải trên 80 tuổi, chắc là chết cả rồi. Thế là chị Vân theo anh M. về nhà.
Được mẹ anh M. khuyên nhủ, động viên và đưa cho ít tiền, kèm theo lời căn dặn “nếu bố mẹ mất rồi, anh em không nhận thì con xuống đây, không làm con dâu thì làm con gái mẹ” chị Vân tìm về ngõ chợ Khâm Thiên.
Sau 21 năm lưu lạc xứ người, cảnh phố, cảnh nhà nơi chị Vân sinh ra đã nhiều thay đổi. Chị phải hỏi thăm mãi mới tìm về được con ngõ nhỏ mà mình từng lớn lên. Hỏi thăm tới người thứ 6, lại chính là cậu ruột của chị, nhưng cả hai đều không nhận ra nhau, tới khi chị Vân nói rằng mình là con của bà Hà.
Lúc đó, cậu của chị đang mua rau, còn chưa kịp trả tiền, ông cuống quýt chạy thẳng về nhà bà Hà để thông báo tin mừng. Ban đầu bà Hà cho là em trai nói đùa, nhưng khi nhìn thấy con gái bằng xương bằng thịt, bà mới tin là chị Vân còn sống…
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Công an phường Trung Phụng (Đống Đa, Hà Nội) xác nhận vụ cô Nguyễn Thị Vân mất tích từ 21 năm trước. Cô Vân được một người đàn ông ở Hải Dương cho vào rọ lợn buộc dưới gầm xe tải chạy hàng trăm km để giải thoát là có thật.
Ông Dũng cũng cho biết, sau khi xác định Vân mất tích, Công an phường Trung Phụng đã cắt hộ khẩu của cô gái này. Hiện đưa cô Vân tới trụ sở Công an phường Trung Phụng để trình diện, đồng thời gia đình đã gửi đơn đề nghị nhập lại hộ khẩu cho Vân.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
Có mặt tại gia đình chị Nguyễn Thị Vân ở ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa - Hà Nội), chúng tôi chứng kiến cảnh cả gia đình chan hòa trong nước mắt. Họ khóc, bởi niềm hạnh phúc tột cùng khi gặp lại đứa con, đứa cháu, người em… của mình sau 21 năm biến mất khỏi gia đình.
Khoảng năm 1992, Vân vừa 16 tuổi, đang học ***** ở trường quận, so với các bạn, Vân cao lớn phổng phao, trắng trẻo, khuôn mặt ưa nhìn… Không ít chàng trai say Vân như điếu đổ, có chàng còn đeo bám về tận nhà. Điều này khiến việc học hành của Vân sa sút.
Mặc dù bố mẹ, anh chị em hết lời khuyên bảo, răn dạy, nhưng Vân bỏ ngoài tai, đàm đúm suốt ngày. Bà Vũ Thị Hà (mẹ Vân) cho biết, sau một lần Vân đi chơi đến quá nửa đêm mới về, gia đình nhất quyết không mở cửa cho Vân vào nhà. Và chính đêm đó, Vân mất tích. Gia đình đi hỏi han, tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn bóng chim tăm cá…
Nguyễn Thị Vân trước lúc mất tích
Bà Hà không ngớt lời bày tỏ sự ân hận muộn màng vì đã không có biện pháp giáo dục con gái một cách hợp lý, gián tiếp đẩy con mình vào vòng xoáy cạm bẫy: “Chuyện chơi bời hồi ấy tôi cho là hư hỏng, chứ như bây giờ thì không đến nỗi quá nghiêm trọng”.
Bà Hà kể lại: Con Vân bảo sau khi không vào được nhà, nó đi hát karaoke với bạn, gặp một chị tên Thanh. Đám bạn của nó gặp người này vài ba lần rồi nên khi mấy chị em rủ nhau lên Lạng Sơn chơi, nó hào hứng đi luôn.
Qua thị xã Lạng Sơn khoảng 1km, cả nhóm lại vào quán hát karaoke, uống bia. Sáng hôm sau, Vân tỉnh dậy, hoảng hốt thấy mình đang ở trong một căn nhà 3 tầng tận Trung Quốc.
Cay đắng
Tiếp lời mẹ, Vân kể: Hôm sau, người phụ nữ tên Thanh bảo 4 đứa chúng tôi đi lấy chồng “ngoại quốc”, rồi dẫn toàn những ông già 70 - 80 tuổi đến.
Bà Vũ Thị Hà (mẹ nạn nhân)
Vốn dĩ ương ngạnh, tôi nói luôn: “Già như ông nội sao tôi lấy được”. Chúng xông vào đánh tôi một trận thừa sống thiếu chết, bắt tôi quỳ lên trôn bát, quỳ lên gai mít cho đến khi máu chảy trên hai đầu gối. Những đứa còn lại nhát đòn, sợ nên đồng ý lấy mấy lão già.
Vài hôm sau, bọn họ lại dẫn một ông già chừng 70 tuổi, rồi xúc một bát phân người và một bát cơm đặt trước mặt tôi. Họ bảo, nếu lấy ông ta thì cho ăn cơm, còn không thì bắt ăn bát kia. Tôi nhất quyết không làm vợ ông già, nên nhắm mắt nhắm mũi… ăn phân.
Hôm sau, 5 người đàn ông được đưa tới, trong đó có một người trẻ hơn, khoảng 40 tuổi. Nghĩ đến cảnh bị bọn bảo kê cắt gân chân thành người tàn phế, Vân chấp thuận.
Bọn chúng lấy vải đen bịt mắt Vân đưa đi từ 4 giờ sáng tới 8 giờ tối, khi mở mắt ra biết mình đang ở một vùng đồi núi hoang vu. Vân bắt đầu sống cuộc đời làm vợ.
Sau hơn 1 năm, 2 người có con. Mãi về sau, Vân mới biết nơi mình ở thuộc tỉnh Quảng Đông.
Vân nghĩ ra cách xin đi làm phụ hồ, tích cóp tiền để có cơ hội là trốn. Sau 2 lần trốn rồi bị bắt lại, bị đánh đập, đến lần thứ 3 thì chị bị chồng khóa chân lại với cột nhà. Khoảng nửa tháng sau, hắn cởi khóa cho chị đi làm phụ hồ.
Hành trình giải cứu
Vân gặp được anh N.V.M, quê ở Hải Dương, lái xe ở một nông trường gần đó. Sau những lời tâm sự, hiểu được nỗi khổ của Vân nên anh M. đã cùng lập kế hoạch giải cứu.
Thi thoảng, anh M. lại chạy xe qua nhà chị Vân rồi giả vờ xe hỏng để tìm cách giúp chị trốn thoát. Năm lần bảy lượt việc lớn không thành.
Anh M. cùng một đội 5 chiếc xe tải nhận chở lợn thuê (lái xe đều là người Việt làm thuê cho người Trung Quốc), còn chị Vân thì giắt sẵn mấy liều thuốc chuột vào người, để “giải thoát” nếu trốn không thành. Đi qua nhà chị Vân, Anh M. đã cho chị vào một chiếc rọ, xếp chung với những rọ lợn dưới gầm xe tải nhằm tránh bị phát hiện, 4 xe còn lại có nhiệm vụ cản đường. Đi được khoảng 70km thì anh M. lôi chị Vân ra. Vân đã ngất lịm, người cứng đơ. |
Đi qua nhà chị Vân, anh M. đã cho chị vào một chiếc rọ, xếp chung với những rọ lợn dưới gầm xe tải nhằm tránh bị phát hiện, 4 xe còn lại có nhiệm vụ cản đường.
Đi được khoảng 70km thì anh M. lôi chị Vân ra. Vân đã ngất lịm, người cứng đơ. Ngay lập tức, anh M. vứt xe tải lại rồi thuê một taxi của người quen và cùng 4 lái xe khác lên đường. Vừa đi, các anh vừa tìm cách hồi sức cho chị Vân. Đi tiếp 100km, chị Vân dần tỉnh lại.
Sau khi trả tiền taxi và tiền thuê 4 bảo vệ, anh M. và chị Vân ròng rã trên đường suốt 3 tháng trời, khất thực hết gia đình này đến gia đình khác. Cuối cùng, đường biên giới cũng hiện ra.
Đúng lúc nhẵn túi, 2 người gặp được một tài xế taxi tốt bụng, anh ta đã chở giúp qua biên giới về Việt Nam mà không lấy tiền.
Đặt chân lên đất quê hương, chị Vân chợt nhận ra rằng, mình không biết đi đâu, vì năm nay bố mẹ cũng phải trên 80 tuổi, chắc là chết cả rồi. Thế là chị Vân theo anh M. về nhà.
Được mẹ anh M. khuyên nhủ, động viên và đưa cho ít tiền, kèm theo lời căn dặn “nếu bố mẹ mất rồi, anh em không nhận thì con xuống đây, không làm con dâu thì làm con gái mẹ” chị Vân tìm về ngõ chợ Khâm Thiên.
Sau 21 năm lưu lạc xứ người, cảnh phố, cảnh nhà nơi chị Vân sinh ra đã nhiều thay đổi. Chị phải hỏi thăm mãi mới tìm về được con ngõ nhỏ mà mình từng lớn lên. Hỏi thăm tới người thứ 6, lại chính là cậu ruột của chị, nhưng cả hai đều không nhận ra nhau, tới khi chị Vân nói rằng mình là con của bà Hà.
Lúc đó, cậu của chị đang mua rau, còn chưa kịp trả tiền, ông cuống quýt chạy thẳng về nhà bà Hà để thông báo tin mừng. Ban đầu bà Hà cho là em trai nói đùa, nhưng khi nhìn thấy con gái bằng xương bằng thịt, bà mới tin là chị Vân còn sống…
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Công an phường Trung Phụng (Đống Đa, Hà Nội) xác nhận vụ cô Nguyễn Thị Vân mất tích từ 21 năm trước. Cô Vân được một người đàn ông ở Hải Dương cho vào rọ lợn buộc dưới gầm xe tải chạy hàng trăm km để giải thoát là có thật.
Ông Dũng cũng cho biết, sau khi xác định Vân mất tích, Công an phường Trung Phụng đã cắt hộ khẩu của cô gái này. Hiện đưa cô Vân tới trụ sở Công an phường Trung Phụng để trình diện, đồng thời gia đình đã gửi đơn đề nghị nhập lại hộ khẩu cho Vân.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi