Sau khi nhiều bài đăng tải về clip gian lận tại hội đồng thi ở Bắc Giang và ý kiến của ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, rất nhiều bạn đã phản ánh cho rằng, không nên xử lý học sinh quay clip, “vì bạn ấy đã góp phần chống tiêu cực”! Dưới đây là một số ý kiến của các đại biểu quốc hội để các bạn có thêm nhiều góc nhìn quanh vấn đề này.
ĐBQH Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Hội hóa học Việt Nam, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội, Viện trưởng Viện Tài nguyên – Môi trường và Phát triển cộng đồng:Tôi nghĩ trách nhiệm trước hết phải ở những người quản lý. Tất nhiên nói thế không có nghĩa học sinh quay clip kia đúng hoàn toàn nhưng để nhận xét về công – tội của em cần phải xem xét tác hại của sự việc em gây ra đến đâu. Tôi nghĩ mức độ vi phạm của em không quá nghiêm trọng như mọi người đánh giá.
Về giải pháp đối với thí sinh quay clip trên, tôi nghĩ, trước mắt thì em có lỗi nhưng cuộc đời còn dài, cần cho em cơ hội sửa lỗi, không nên xử lý quá khắt khe khiến em vào bước đường cùng. Những người quản lý cần đánh giá khách quan, không nên vì sợ ảnh hưởng danh tiếng trường mà khắt khe với thí sinh đã quay clip đó.
Một số cảnh được cắt từ clip
ĐBQH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội:Theo tôi, chuyện giám thị chuyển phao thi cho thí sinh là một hiện tượng không bình thường, cần nghiêm khắc xử lý. Sự việc này không chỉ là vi phạm đạo đức đơn thuần mà là vi phạm pháp luật. Nếu có thầy cô giáo tiêu cực trong phòng thi thì phải xử lý nghiêm.
Cần xem xét một cách cụ thể vụ việc này vì có thể đây là do bệnh thành tích, có thể là do phụ huynh học sinh có quan hệ với hội đồng thi này và móc ngoặc với giáo viên. Nếu không có động lực hay mối quan hệ nào khác mà giáo viên tự đưa phao cho học sinh thì đó là do áp lực thành tích của nhà trường.Đối với thí sinh quay clip, tôi nghĩ cần phải phân biệt rõ, nếu là một người khác quay clip thì hoàn toàn chấp nhận và đáng hoan nghênh nhưng nếu thí sinh mang máy quay vào phòng thi là vi phạm quy chế thì phải xử lý thí sinh còn thông tin từ clip nếu xác nhận là có thật thì sẽ xử lý theo thông tin trong clip. Chuyện có khoan hồng thí sinh này hay không có lẽ sẽ phải xem xét cụ thể.
TS. Trần Hoàng Ngân, ĐBQH, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM: Đối với vụ việc ở Bắc Giang, tôi nghĩ hiện nay quan điểm của Bộ rất rõ ràng, những trường hợp vi phạm Bộ sẽ xử lý một cách nghiêm minh. Để hạn chế những tiêu cực trong phòng thi thì trước hết những thầy giáo trông coi thi phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình.
Về biện pháp hạn chế gian lận trong thi cử, điều quan trọng nhất đó là cần giảm áp lực thi cử cho các em. Theo quan điểm của tôi, tiến tới nên tăng cường đánh giá chất lượng học ở các học kỳ, giảm các môn thi tốt nghiệp phổ thông để giảm áp lực cho các em
ĐBQH Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Hội hóa học Việt Nam, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội, Viện trưởng Viện Tài nguyên – Môi trường và Phát triển cộng đồng:Tôi nghĩ trách nhiệm trước hết phải ở những người quản lý. Tất nhiên nói thế không có nghĩa học sinh quay clip kia đúng hoàn toàn nhưng để nhận xét về công – tội của em cần phải xem xét tác hại của sự việc em gây ra đến đâu. Tôi nghĩ mức độ vi phạm của em không quá nghiêm trọng như mọi người đánh giá.
Về giải pháp đối với thí sinh quay clip trên, tôi nghĩ, trước mắt thì em có lỗi nhưng cuộc đời còn dài, cần cho em cơ hội sửa lỗi, không nên xử lý quá khắt khe khiến em vào bước đường cùng. Những người quản lý cần đánh giá khách quan, không nên vì sợ ảnh hưởng danh tiếng trường mà khắt khe với thí sinh đã quay clip đó.
Một số cảnh được cắt từ clip
ĐBQH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội:Theo tôi, chuyện giám thị chuyển phao thi cho thí sinh là một hiện tượng không bình thường, cần nghiêm khắc xử lý. Sự việc này không chỉ là vi phạm đạo đức đơn thuần mà là vi phạm pháp luật. Nếu có thầy cô giáo tiêu cực trong phòng thi thì phải xử lý nghiêm.
Cần xem xét một cách cụ thể vụ việc này vì có thể đây là do bệnh thành tích, có thể là do phụ huynh học sinh có quan hệ với hội đồng thi này và móc ngoặc với giáo viên. Nếu không có động lực hay mối quan hệ nào khác mà giáo viên tự đưa phao cho học sinh thì đó là do áp lực thành tích của nhà trường.Đối với thí sinh quay clip, tôi nghĩ cần phải phân biệt rõ, nếu là một người khác quay clip thì hoàn toàn chấp nhận và đáng hoan nghênh nhưng nếu thí sinh mang máy quay vào phòng thi là vi phạm quy chế thì phải xử lý thí sinh còn thông tin từ clip nếu xác nhận là có thật thì sẽ xử lý theo thông tin trong clip. Chuyện có khoan hồng thí sinh này hay không có lẽ sẽ phải xem xét cụ thể.
TS. Trần Hoàng Ngân, ĐBQH, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM: Đối với vụ việc ở Bắc Giang, tôi nghĩ hiện nay quan điểm của Bộ rất rõ ràng, những trường hợp vi phạm Bộ sẽ xử lý một cách nghiêm minh. Để hạn chế những tiêu cực trong phòng thi thì trước hết những thầy giáo trông coi thi phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình.
Về biện pháp hạn chế gian lận trong thi cử, điều quan trọng nhất đó là cần giảm áp lực thi cử cho các em. Theo quan điểm của tôi, tiến tới nên tăng cường đánh giá chất lượng học ở các học kỳ, giảm các môn thi tốt nghiệp phổ thông để giảm áp lực cho các em