Cột thu phát của Đài phát thanh huyện Giao Thủy có độ cao 48 mét, được xây dựng từ năm 1998 cũng đã bị đổ sập hoàn toàn trong cơn bão số 8 vừa qua.
Cột phát thanh của Đài Truyền thanh huyện Giao Thuỷ bị đổ sập trong bão số 8 (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trao đổi với PV, ông Đỗ Danh Chứ, Trưởng Đài Phát thanh huyện Giao Thủy cho biết: Đài Phát thanh huyện Giao Thủy đã bị thiệt hại nặng nề do hậu quả của cơn bão này.
Đây là lần đầu tiên Nam Định hứng chịu cơn bão mạnh lên tới cấp 12, và hoàn toàn bị động do không được báo trước nên công tác ứng phó chống bão hầu như không có kế hoạch chủ động.
Cột thu phát sóng của Đài Phát thanh Giao Thủy có nhiệm vụ phát sóng phát thanh cho 22 xã trong địa bàn huyện.
Trong cơn bão số 8, cột bị sập đổ gãy đôi. Sau khi bão tan, Đài Phát thanh huyện Giao Thủy đã thực hiện công tác tháo dỡ vì không thể phục dựng lại được.
Hiện trạng khu vực chân cột thu phát sóng của Đài Phát thanh huyện Giao Thủy bị đổ sập hoàn toàn trong bão sau khi đã được dọn dẹp
“Sau khi cột bị đổ, hệ thống phát thanh trong huyện bị tê liệt hoàn toàn trong thời gian một vài ngày. Hiện tại, chúng tôi đang khắc phục theo phương án tạm thời, đó là mượn cột của đơn vị viễn thông trong huyện để “lắp nhờ” thiết bị thu phát. Trước mắt, công tác phát thanh, tuyên truyền của Đài Phát thanh Giao Thủy đã hoạt động trở lại” – ông Chứ nói.
Ngoài cột thu phát sóng, Giao Thủy còn mất hoàn toàn 800/1.000 loa phát thanh tại 22 xã; 120km đường dây dẫn sóng lưỡng kim.
Ước tính, tổng thiệt hại chỉ riêng hệ thống thu-phát thanh của Giao Thủy lên tới 400 triệu đồng.
Mái tôn tại Bệnh viện huyện Giao Thủy bị bão cuốn bay hoàn toàn trong cơn bão số 8
Để khắc phục lại cột thu phát sóng của Đài Phát thanh huyện Giao Thủy, nếu làm mới theo cột tự đứng sẽ cần kinh phí từ 600 – 700 triệu đồng, nếu làm cột thông thường có dây níu, chi phí cũng hàng trăm triệu đồng.
Hiện tại, Đài Phát thanh huyện đang làm tờ trình lên UBND huyện để xin ý kiến về việc làm mới cột phát thanh.
“Đây là một việc quá sức đối với chúng tôi, vì ngân sách một năm cho toàn bộ hoạt động của Đài Phát thanh huyện (quỹ lương, chi phí sản xuất, bảo trì thiết bị, máy móc…) chỉ vài trăm triệu đồng, bằng một cơ quan lớn người ta “tiêu… cố” trong một tháng. Năm 2012, kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động của Đài Phát thanh huyện Giao Thủy là 719 triệu đồng” – ông Chứ cho hay.
Cột phát thanh của Đài Truyền thanh huyện Giao Thuỷ bị đổ sập trong bão số 8 (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trao đổi với PV, ông Đỗ Danh Chứ, Trưởng Đài Phát thanh huyện Giao Thủy cho biết: Đài Phát thanh huyện Giao Thủy đã bị thiệt hại nặng nề do hậu quả của cơn bão này.
Đây là lần đầu tiên Nam Định hứng chịu cơn bão mạnh lên tới cấp 12, và hoàn toàn bị động do không được báo trước nên công tác ứng phó chống bão hầu như không có kế hoạch chủ động.
Cột thu phát sóng của Đài Phát thanh Giao Thủy có nhiệm vụ phát sóng phát thanh cho 22 xã trong địa bàn huyện.
Trong cơn bão số 8, cột bị sập đổ gãy đôi. Sau khi bão tan, Đài Phát thanh huyện Giao Thủy đã thực hiện công tác tháo dỡ vì không thể phục dựng lại được.
Hiện trạng khu vực chân cột thu phát sóng của Đài Phát thanh huyện Giao Thủy bị đổ sập hoàn toàn trong bão sau khi đã được dọn dẹp
“Sau khi cột bị đổ, hệ thống phát thanh trong huyện bị tê liệt hoàn toàn trong thời gian một vài ngày. Hiện tại, chúng tôi đang khắc phục theo phương án tạm thời, đó là mượn cột của đơn vị viễn thông trong huyện để “lắp nhờ” thiết bị thu phát. Trước mắt, công tác phát thanh, tuyên truyền của Đài Phát thanh Giao Thủy đã hoạt động trở lại” – ông Chứ nói.
Ngoài cột thu phát sóng, Giao Thủy còn mất hoàn toàn 800/1.000 loa phát thanh tại 22 xã; 120km đường dây dẫn sóng lưỡng kim.
Ước tính, tổng thiệt hại chỉ riêng hệ thống thu-phát thanh của Giao Thủy lên tới 400 triệu đồng.
Mái tôn tại Bệnh viện huyện Giao Thủy bị bão cuốn bay hoàn toàn trong cơn bão số 8
Để khắc phục lại cột thu phát sóng của Đài Phát thanh huyện Giao Thủy, nếu làm mới theo cột tự đứng sẽ cần kinh phí từ 600 – 700 triệu đồng, nếu làm cột thông thường có dây níu, chi phí cũng hàng trăm triệu đồng.
Hiện tại, Đài Phát thanh huyện đang làm tờ trình lên UBND huyện để xin ý kiến về việc làm mới cột phát thanh.
“Đây là một việc quá sức đối với chúng tôi, vì ngân sách một năm cho toàn bộ hoạt động của Đài Phát thanh huyện (quỹ lương, chi phí sản xuất, bảo trì thiết bị, máy móc…) chỉ vài trăm triệu đồng, bằng một cơ quan lớn người ta “tiêu… cố” trong một tháng. Năm 2012, kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động của Đài Phát thanh huyện Giao Thủy là 719 triệu đồng” – ông Chứ cho hay.