Không có cơ sở để nói có "đánh mới dạy được"
- Hiện tại, các nhà giáo dục vẫn nói ra rả rằng đòn roi là phương pháp phản giáo dục, không nên sử dụng vì sẽ ảnh hướng đến tâm sinh lý của trẻ em. Trong thực tế đã có những ********* lên với những ký ức về đòn roi của người thầy... Vậy với những cá nhân đặc biệt, bạo lực có được coi là một phương pháp giáo dục không, thưa ông?
Đòn roi là di sản của chế độ giáo dục phong kiến lạc hậu. Câu ca dao từ rất xưa "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" chỉ nên hiểu là cần nghiêm khắc giáo dục con cái, học sinh, chớ nên nuông chiều quá mức.
Không có nguyên tắc nào cho phép thầy cô giáo được dùng đòn roi trong giáo dục. Mục 2, Điều 5 của Luật Giáo dục ghi rõ: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Dùng đến đòn roi thì còn đâu là phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh?
Công ước về Quyền trẻ em với 193 nước ký kết và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990 đã nêu roc trong 4 quyền của trẻ em có quyền được bảo vệ. Công ước còn xác định : Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
Như vậy, việc sử dụng đòn roi trong giáo dục cả ở nhà lẫn ở nhà trường không chỉ phản khoa học mà còn đi ngược lại những nguyên tắc của Luật Giáo dục và Công ước về Quyền trẻ em. Ở Mỹ và một số nước khác người dùng roi vọt với con trẻ còn bị coi như vi phạm pháp luật hình sự.
GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng
- Nói rộng ra trong ngành giáo dục, tại sao ở nước ta, chúng ta thường xuyên phải nghe những câu chuyện người thầy sử dụng bạo lực trong học đường, cả tinh thần lẫn thể xác. Nhưng đây là chuyện hiếm nghe ở các nền giáo dục khác, đặc biệt là phương Tây. Theo ông, vì sao có sự khác nhau này?
Nước ta thoát thai từ một chế độ phong kiến, tiếp đó là một nền giáo dục của chế độ thực dân. Vì vậy những ảnh hưởng đòn roi không chỉ còn gặp trong nhà trường mà còn rất phổ biến trong các gia đình, nhất là trong các gia đình bố mẹ có trình độ học vấn thấp.
Chuyện xưa kể rằng Hàn Bá Du, người đất Lương ở đời nhà Hán. Bá Du mồ côi cha, thờ mẹ rất có hiếu. Những khi có lỗi bị mẹ đánh, ông vẫn tươi cười. Một hôm phải đòn, ôm mặt khóc. Mẹ hỏi: Mọi khi mẹ đánh, con biết lỗi, nhận ngay. Lần này sao con lại khóc dai thế? Bá Du quỳ thưa:* Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ còn mạnh khoẻ, con mừng. Lần này mẹ đánh con, con thấy không đau mấy, con biết sức mẹ đã yếu, nên con nghĩ thương mẹ mà khóc. Chuyện này cốt nêu lên lòng hiếu thảo với mẹ và cũng phản ánh chuyên "Yêu cho roi cho vọt" của thời phong kiến.
Các nước tiến bộ hầu như không ai đánh con, dù không phải bằng roi vọt mà một cái tát tai mạnh hầu như cũng hiếm gặp.
Hình ảnh thầy giáo dạy học bằng roi ở Thái Nguyên
- Ngành giáo dục chủ trương không dùng đòn roi trong giáo dục nhưng nhiều giáo viên cho biết, có những học sinh cũng phải đánh mới dạy được. Vậy ngành giáo dục có đang duy ý chí?
Chả có cơ sở khoa học nào chứng minh cho chuyện "có những học sinh cũng phải đánh mới dạy được". Ngược lại kinh nghiệm cho thấy tình trạng nhờn đòn là rất phổ biến trong trẻ em. Càng đánh càng nhờn, không biết sợ hãi mà chỉ thêm ác cảm, thậm chí thù ghét người sử dụng đòn roi.
Tôi lớn lên dưới mái trường sau cách mạng nên chưa bao giờ gặp trường hợp thày cô giáo dùng đòn roi. Thiếu gì hình phạt khác thích hợp cho các lứa tuổi khác nhau: bắt xin lỗi, bắt chép bài, bắt đứng quay mặt vào tường, yêu cầu gặp phụ huynh, khiển trách ghi học bạ...
Không cứ thầy cô giáo mà trong từng gia đình biện pháp đòn roi rất ít tác dụng so với những lời khuyên răn xuất phát từ tấm lòng yêu thương con trẻ.
Thế hệ tôi không đòn roi vẫn thành đạt
- Đòn roi khó mất đi trong giáo dục nhà trường và gia đình có phải do tâm lý và tính cách của người Việt? Văn hóa giáo dục lâu đời của người Việt đã coi đòn roi là một phương pháp giáo dục con người?
Những người sống trong chế độ cũ đều đã cao niên hay đã về chốn vĩnh hằng. Nhưng thói giáo dục bằng đòn roi còn phổ biến trong gia đình và hãn hữu còn gặp trong trường học. Lỗi là tại *********.
Nhiều khi thày cô giáo, cha mẹ thiếu quan tâm làm gương để học trò và con cái thật sự thương yêu, cảm phục, biết noi gương và tránh những việc xấu xa hoặc lười nhác. Gia phong dần mất đi trong những gia đình chỉ quan tâm làm giàu hoặc chạy chức, chạy quyền, ít dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cái.
Những thày cô giáo thiếu thật lòng thương yêu học sinh sẽ làm mất đi sự kính trọng cần có trong tâm hồn lớp trẻ. Không yêu quý, kính trọng thầy cô thì làm sao có thể nghe lời khuyên bảo của thày cô, làm sao biết tự giác học hành, tự giác trau dồi đạo đức?
- Trong cuộc sống, dạy học sinh hoặc sinh viên, có lúc nào ông muốn đánh chúng? Lúc đó, ông sẽ xử lý như thế nào?
Tôi dạy ở ĐH Tổng hợp từ khóa I. Sinh viên khóa ấy phần lớn nay đã là giáo sư, tiến sĩ. Có một năm dạy ở Trường Trung cấp Nông lâm TW khóa III. Học sinh của tôi có cả nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn An Vinh.... Vì vậy tôi không tiếp xúc với học sinh ít tuổi.
Lúc đi học, chưa bao giờ chúng tôi biết đến hiện tượng đòn roi. Chính vì vậy tôi rất dị ứng với cảnh thầy cô giáo hay cha mẹ dùng đòn roi để dạy dỗ học sinh hay con cháu.
Đại gia đình tôi có 65 người. Chúng tôi mỗi năm thường xuyên tổ chức gặp gỡ nhau trong những ngày giỗ, tết, hoặc cùng đi nghỉ hè với nhau thật vui vẻ và tự thấy tất cả con cháu đều ngoan ngoãn, nhiều đứa thành đạt, vậy mà có gia đình nào phải dùng đến biện pháp đòn roi đâu?
- Có cách nào để hạn chế lối dạy con đã thành "truyền thống" này trên phạm vi rộng rãi không, thưa ông?
Ở nông thôn cha mẹ ít thời gian chăm sóc con cái. Trong khi đó trình độ văn hóa của họ còn thấp nên phổ biến vẫn dùng đòn roi.
Cần tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rõ đòn roi không những không có tác dụng mà nhiều khi còn phản tác dụng. Khi đã nhờn đòn và ác cảm với bố mẹ thì sẽ rất nguy hiểm đến tương lai con cái.
- Xin cảm ơn ông!
- Hiện tại, các nhà giáo dục vẫn nói ra rả rằng đòn roi là phương pháp phản giáo dục, không nên sử dụng vì sẽ ảnh hướng đến tâm sinh lý của trẻ em. Trong thực tế đã có những ********* lên với những ký ức về đòn roi của người thầy... Vậy với những cá nhân đặc biệt, bạo lực có được coi là một phương pháp giáo dục không, thưa ông?
Đòn roi là di sản của chế độ giáo dục phong kiến lạc hậu. Câu ca dao từ rất xưa "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" chỉ nên hiểu là cần nghiêm khắc giáo dục con cái, học sinh, chớ nên nuông chiều quá mức.
Không có nguyên tắc nào cho phép thầy cô giáo được dùng đòn roi trong giáo dục. Mục 2, Điều 5 của Luật Giáo dục ghi rõ: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Dùng đến đòn roi thì còn đâu là phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh?
Công ước về Quyền trẻ em với 193 nước ký kết và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990 đã nêu roc trong 4 quyền của trẻ em có quyền được bảo vệ. Công ước còn xác định : Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
Như vậy, việc sử dụng đòn roi trong giáo dục cả ở nhà lẫn ở nhà trường không chỉ phản khoa học mà còn đi ngược lại những nguyên tắc của Luật Giáo dục và Công ước về Quyền trẻ em. Ở Mỹ và một số nước khác người dùng roi vọt với con trẻ còn bị coi như vi phạm pháp luật hình sự.
GS-Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng
- Nói rộng ra trong ngành giáo dục, tại sao ở nước ta, chúng ta thường xuyên phải nghe những câu chuyện người thầy sử dụng bạo lực trong học đường, cả tinh thần lẫn thể xác. Nhưng đây là chuyện hiếm nghe ở các nền giáo dục khác, đặc biệt là phương Tây. Theo ông, vì sao có sự khác nhau này?
Nước ta thoát thai từ một chế độ phong kiến, tiếp đó là một nền giáo dục của chế độ thực dân. Vì vậy những ảnh hưởng đòn roi không chỉ còn gặp trong nhà trường mà còn rất phổ biến trong các gia đình, nhất là trong các gia đình bố mẹ có trình độ học vấn thấp.
Chuyện xưa kể rằng Hàn Bá Du, người đất Lương ở đời nhà Hán. Bá Du mồ côi cha, thờ mẹ rất có hiếu. Những khi có lỗi bị mẹ đánh, ông vẫn tươi cười. Một hôm phải đòn, ôm mặt khóc. Mẹ hỏi: Mọi khi mẹ đánh, con biết lỗi, nhận ngay. Lần này sao con lại khóc dai thế? Bá Du quỳ thưa:* Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ còn mạnh khoẻ, con mừng. Lần này mẹ đánh con, con thấy không đau mấy, con biết sức mẹ đã yếu, nên con nghĩ thương mẹ mà khóc. Chuyện này cốt nêu lên lòng hiếu thảo với mẹ và cũng phản ánh chuyên "Yêu cho roi cho vọt" của thời phong kiến.
Các nước tiến bộ hầu như không ai đánh con, dù không phải bằng roi vọt mà một cái tát tai mạnh hầu như cũng hiếm gặp.
Hình ảnh thầy giáo dạy học bằng roi ở Thái Nguyên
- Ngành giáo dục chủ trương không dùng đòn roi trong giáo dục nhưng nhiều giáo viên cho biết, có những học sinh cũng phải đánh mới dạy được. Vậy ngành giáo dục có đang duy ý chí?
Chả có cơ sở khoa học nào chứng minh cho chuyện "có những học sinh cũng phải đánh mới dạy được". Ngược lại kinh nghiệm cho thấy tình trạng nhờn đòn là rất phổ biến trong trẻ em. Càng đánh càng nhờn, không biết sợ hãi mà chỉ thêm ác cảm, thậm chí thù ghét người sử dụng đòn roi.
Tôi lớn lên dưới mái trường sau cách mạng nên chưa bao giờ gặp trường hợp thày cô giáo dùng đòn roi. Thiếu gì hình phạt khác thích hợp cho các lứa tuổi khác nhau: bắt xin lỗi, bắt chép bài, bắt đứng quay mặt vào tường, yêu cầu gặp phụ huynh, khiển trách ghi học bạ...
Không cứ thầy cô giáo mà trong từng gia đình biện pháp đòn roi rất ít tác dụng so với những lời khuyên răn xuất phát từ tấm lòng yêu thương con trẻ.
Thế hệ tôi không đòn roi vẫn thành đạt
- Đòn roi khó mất đi trong giáo dục nhà trường và gia đình có phải do tâm lý và tính cách của người Việt? Văn hóa giáo dục lâu đời của người Việt đã coi đòn roi là một phương pháp giáo dục con người?
Những người sống trong chế độ cũ đều đã cao niên hay đã về chốn vĩnh hằng. Nhưng thói giáo dục bằng đòn roi còn phổ biến trong gia đình và hãn hữu còn gặp trong trường học. Lỗi là tại *********.
Nhiều khi thày cô giáo, cha mẹ thiếu quan tâm làm gương để học trò và con cái thật sự thương yêu, cảm phục, biết noi gương và tránh những việc xấu xa hoặc lười nhác. Gia phong dần mất đi trong những gia đình chỉ quan tâm làm giàu hoặc chạy chức, chạy quyền, ít dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cái.
Những thày cô giáo thiếu thật lòng thương yêu học sinh sẽ làm mất đi sự kính trọng cần có trong tâm hồn lớp trẻ. Không yêu quý, kính trọng thầy cô thì làm sao có thể nghe lời khuyên bảo của thày cô, làm sao biết tự giác học hành, tự giác trau dồi đạo đức?
- Trong cuộc sống, dạy học sinh hoặc sinh viên, có lúc nào ông muốn đánh chúng? Lúc đó, ông sẽ xử lý như thế nào?
Tôi dạy ở ĐH Tổng hợp từ khóa I. Sinh viên khóa ấy phần lớn nay đã là giáo sư, tiến sĩ. Có một năm dạy ở Trường Trung cấp Nông lâm TW khóa III. Học sinh của tôi có cả nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn An Vinh.... Vì vậy tôi không tiếp xúc với học sinh ít tuổi.
Lúc đi học, chưa bao giờ chúng tôi biết đến hiện tượng đòn roi. Chính vì vậy tôi rất dị ứng với cảnh thầy cô giáo hay cha mẹ dùng đòn roi để dạy dỗ học sinh hay con cháu.
Đại gia đình tôi có 65 người. Chúng tôi mỗi năm thường xuyên tổ chức gặp gỡ nhau trong những ngày giỗ, tết, hoặc cùng đi nghỉ hè với nhau thật vui vẻ và tự thấy tất cả con cháu đều ngoan ngoãn, nhiều đứa thành đạt, vậy mà có gia đình nào phải dùng đến biện pháp đòn roi đâu?
- Có cách nào để hạn chế lối dạy con đã thành "truyền thống" này trên phạm vi rộng rãi không, thưa ông?
Ở nông thôn cha mẹ ít thời gian chăm sóc con cái. Trong khi đó trình độ văn hóa của họ còn thấp nên phổ biến vẫn dùng đòn roi.
Cần tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rõ đòn roi không những không có tác dụng mà nhiều khi còn phản tác dụng. Khi đã nhờn đòn và ác cảm với bố mẹ thì sẽ rất nguy hiểm đến tương lai con cái.
- Xin cảm ơn ông!