Chủ trì cuộc họp báo, Ông Lê Tiến Hào và ông Ngô Văn Khánh, phó tổng thanh tra Chính phủ cho biết, công tác thanh tra hiện đang hoàn thiện, báo cáo kết quả và xây dựng kết luận thanh tra. Đây là 2 cuộc thanh tra lớn được dư luận rất quan tâm.
Chưa kết luận về EVN và VNPT
Thanh tra Chính phủ cho biết đã rất nỗ lực để nhận dạng được những vấn đề ở những tập đoàn lớn này. Vì vậy quá trình hoàn thiện kết luận thanh tra, mất nhiều thời gian.
Đặc biệt, có những nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước của nhiều bộ, ngành nên phải có sự trao đổi rất kỹ. Vì vậy, hiện vẫn chưa kết luận được các cuộc thanh tra.
“Khi có ý kiến của Thủ tướng, chúng tôi sẽ công bố kết luận.” – Phó tổng thanh tra Chính phủ ông Ngô Văn Khánh nói.
Như đã biết, đầu tháng 3 năm nay, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Nội dung là thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại EVN trong hai năm 2010-2011 và có thể mở rộng thời kỳ thanh tra về trước hoặc sau giai đoạn này.
Ông Lê Tiến Hào và ông Ngô Văn Khánh, phó tổng thanh tra Chính phủ chủ trì cuộc họp báo
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định miễn nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN đối với ông Đào Văn Hưng từ ngày 1/2 do yếu kém trong quản lý và điều hành tập đoàn này.
Đối với VNPT, Thanh tra Chính phủ làm rõ vấn đề vốn và quản lý vốn của tập đoàn này, trong đó có việc thực hiện các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, kết quả sản xuất kinh doanh...
Chỉ định thầu bất hợp lý
Cũng tại cuộc họp báo sáng nay, Thanh tra Chính phủ đã thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện Luật Đấu thầu.
Theo đó, nhiều gói thầu, dự án không thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu, cần tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng một số bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng hình thức chỉ định thầu, không phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu. Vậy nhưng, qua thẩm định, Bộ KH&ĐT vẫn chưa tích cực tham mưu, đề xuất với Thủ tướng để có biện pháp chấn chỉnh.
Một số dự án chưa có quyết định đầu tư, chưa được bố trí vốn, chưa có thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt, lý do không hợp lý, các cam kết về vốn, về tiến độ không khả thi nhưng quá trình thẩm định không được bộ này phân tích, làm rõ để có kiến nghị cụ thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ở một số gói thầu năm 2011, các bộ, ngành, địa phương áp dụng hình thức chỉ định thầu chưa đúng với văn bản chỉ đạo của Thủ tướng.
Tình trạng phổ biến ở một số địa phương và Bộ GTVT là đã chỉ định thầu cùng lúc nhiều gói thầu có giá trị lớn cho một số nhà thầu như Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Tập đoàn Xuân Thành... Việc chỉ định thầu bất thường khiến nhà thầu bị quá tải, không đủ năng lực thi công, năng lực tài chính, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Từ đó khiến dự án bị kéo dài, hiệu quả kinh tế thấp, gây bức xúc xã hội tại địa phương, đặc biệt là các dự án giao thông.
Qua đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Tính, Nghệ An và Bộ GTVT kiểm tra, rà soát lại các gói thầu có dấu hiệu không minh bạch trong chỉ định thầu, tạm ứng sai quy định,... để báo cáo Thủ tướng.
Chưa kết luận về EVN và VNPT
Thanh tra Chính phủ cho biết đã rất nỗ lực để nhận dạng được những vấn đề ở những tập đoàn lớn này. Vì vậy quá trình hoàn thiện kết luận thanh tra, mất nhiều thời gian.
Đặc biệt, có những nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước của nhiều bộ, ngành nên phải có sự trao đổi rất kỹ. Vì vậy, hiện vẫn chưa kết luận được các cuộc thanh tra.
“Khi có ý kiến của Thủ tướng, chúng tôi sẽ công bố kết luận.” – Phó tổng thanh tra Chính phủ ông Ngô Văn Khánh nói.
Như đã biết, đầu tháng 3 năm nay, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Nội dung là thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại EVN trong hai năm 2010-2011 và có thể mở rộng thời kỳ thanh tra về trước hoặc sau giai đoạn này.
Ông Lê Tiến Hào và ông Ngô Văn Khánh, phó tổng thanh tra Chính phủ chủ trì cuộc họp báo
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định miễn nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN đối với ông Đào Văn Hưng từ ngày 1/2 do yếu kém trong quản lý và điều hành tập đoàn này.
Đối với VNPT, Thanh tra Chính phủ làm rõ vấn đề vốn và quản lý vốn của tập đoàn này, trong đó có việc thực hiện các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, kết quả sản xuất kinh doanh...
Chỉ định thầu bất hợp lý
Cũng tại cuộc họp báo sáng nay, Thanh tra Chính phủ đã thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện Luật Đấu thầu.
Theo đó, nhiều gói thầu, dự án không thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu, cần tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng một số bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng hình thức chỉ định thầu, không phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu. Vậy nhưng, qua thẩm định, Bộ KH&ĐT vẫn chưa tích cực tham mưu, đề xuất với Thủ tướng để có biện pháp chấn chỉnh.
Một số dự án chưa có quyết định đầu tư, chưa được bố trí vốn, chưa có thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt, lý do không hợp lý, các cam kết về vốn, về tiến độ không khả thi nhưng quá trình thẩm định không được bộ này phân tích, làm rõ để có kiến nghị cụ thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ở một số gói thầu năm 2011, các bộ, ngành, địa phương áp dụng hình thức chỉ định thầu chưa đúng với văn bản chỉ đạo của Thủ tướng.
Tình trạng phổ biến ở một số địa phương và Bộ GTVT là đã chỉ định thầu cùng lúc nhiều gói thầu có giá trị lớn cho một số nhà thầu như Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Tập đoàn Xuân Thành... Việc chỉ định thầu bất thường khiến nhà thầu bị quá tải, không đủ năng lực thi công, năng lực tài chính, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Từ đó khiến dự án bị kéo dài, hiệu quả kinh tế thấp, gây bức xúc xã hội tại địa phương, đặc biệt là các dự án giao thông.
Qua đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Tính, Nghệ An và Bộ GTVT kiểm tra, rà soát lại các gói thầu có dấu hiệu không minh bạch trong chỉ định thầu, tạm ứng sai quy định,... để báo cáo Thủ tướng.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong quý III/2012, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương đã phát hiện sai phạm hơn 304 tỷ đồng, hơn 1.000ha đất. Hiện đã thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 58 tỷ đồng và khoảng 11.000 m2 đất. Đã chuyển cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ 4 vụ việc và 15 cá nhân sai phạm. |