Từ ngày 2 đến ngày 5/11, đoàn công tác gồm các chuyên gia độc lập thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, các giáo sư đầu ngành về vật lý địa cầu, cơ học đất nền móng, địa chất thủy văn, địa bức xạ… do TS Nguyễn Văn Túc – Viện trưởng Viện Công nghệ nước và môi trường làm trưởng đoàn đã khảo sát, nghiên cứu đập Thủy điện Sông Tranh 2.
Đoàn đã dùng thiết bị chuyên dụng đo địa bức xạ để khảo sát địa chất, tìm các đới đứt gãy và khảo sát toàn bộ công trường lòng hồ, đập dâng, nhà máy và các khu xung quanh lòng hồ.
Tại buổi công bố kết quả khảo sát ngày 6/11, TS Nguyễn Văn Túc cho biết, có một hệ thống đứt gãy gồm ba đường đang hoạt động theo phương Bắc - Nam, nằm trong lòng hồ chứa, phía trước đập chính, đây là nguyên nhân chính gây nên động đất kích thích thời gian qua.
Đoàn chuyên gia kết luận không có đứt gãy kiến tạo địa chất chạy qua đập chính Thủy điện Sông Tranh 2
Theo TS Túc, đoàn còn phát hiện thêm một đới đứt gãy Á vĩ tuyến, chạy theo hướng Đông - Tây, song song với khu đập phụ, sát bờ phải đập chính. TS Vũ Văn Bằng cho rằng sự cố thấm nước qua thân đập, trượt đất ở bờ trái hoàn toàn không đáng lo ngại, mà đới đứt gãy ở sát bờ phải này cần được nghiên cứu thêm để sớm đưa ra giải pháp xử lý thỏa đáng. Đới đứt gãy này đã thấm nước và bên bờ phải đã xuất hiện dòng thấm khá lớn, đang phát triển lớn thêm và đã có dấu hiệu dịch chuyển bê tông.
GS-TS Nguyễn Đình Xuyên cho rằng động đất kích thích tại Thủy điện Sông Tranh 2 giai đoạn tiền chấn đã kết thúc với trận động đất chính, mạnh nhất là 4,6 độ richter vào đêm 22/10. Thời điểm này bắt đầu chuyển sang thời kỳ dư chấn với cường độ nhỏ hơn trận động đất chính trên.
Tuy nhiên, theo GS-TS Nguyễn Đình Xuyên, việc nghiên cứu tiền khả thi cho việc xây dựng dự án thủy điện này về khả năng động đất kích thích của các cơ quan có trách nhiệm trước đó làm chưa chặt chẽ. Do không đưa ra dự báo về xảy ra động đất kích thích ở khu vực nào, cường độ bao nhiêu nên mới có việc phản ứng lúng túng cũng như những tranh cãi khoa học không đáng có xảy ra. Trong khoảng 10 ngày tới, Đoàn sẽ có báo cáo kết luận chi tiết lên Thủ tướng Chính phủ.
Vào khoảng 5 giờ 55 sáng 6/11, tại đây tiếp tục có một trận động đất nhẹ, tất cả các khu vực lân cận thủy điện này đều nghe tiếng nổ và cảm nhận được rung chấn.
Đoàn đã dùng thiết bị chuyên dụng đo địa bức xạ để khảo sát địa chất, tìm các đới đứt gãy và khảo sát toàn bộ công trường lòng hồ, đập dâng, nhà máy và các khu xung quanh lòng hồ.
Tại buổi công bố kết quả khảo sát ngày 6/11, TS Nguyễn Văn Túc cho biết, có một hệ thống đứt gãy gồm ba đường đang hoạt động theo phương Bắc - Nam, nằm trong lòng hồ chứa, phía trước đập chính, đây là nguyên nhân chính gây nên động đất kích thích thời gian qua.
Đoàn chuyên gia kết luận không có đứt gãy kiến tạo địa chất chạy qua đập chính Thủy điện Sông Tranh 2
Theo TS Túc, đoàn còn phát hiện thêm một đới đứt gãy Á vĩ tuyến, chạy theo hướng Đông - Tây, song song với khu đập phụ, sát bờ phải đập chính. TS Vũ Văn Bằng cho rằng sự cố thấm nước qua thân đập, trượt đất ở bờ trái hoàn toàn không đáng lo ngại, mà đới đứt gãy ở sát bờ phải này cần được nghiên cứu thêm để sớm đưa ra giải pháp xử lý thỏa đáng. Đới đứt gãy này đã thấm nước và bên bờ phải đã xuất hiện dòng thấm khá lớn, đang phát triển lớn thêm và đã có dấu hiệu dịch chuyển bê tông.
GS-TS Nguyễn Đình Xuyên cho rằng động đất kích thích tại Thủy điện Sông Tranh 2 giai đoạn tiền chấn đã kết thúc với trận động đất chính, mạnh nhất là 4,6 độ richter vào đêm 22/10. Thời điểm này bắt đầu chuyển sang thời kỳ dư chấn với cường độ nhỏ hơn trận động đất chính trên.
Tuy nhiên, theo GS-TS Nguyễn Đình Xuyên, việc nghiên cứu tiền khả thi cho việc xây dựng dự án thủy điện này về khả năng động đất kích thích của các cơ quan có trách nhiệm trước đó làm chưa chặt chẽ. Do không đưa ra dự báo về xảy ra động đất kích thích ở khu vực nào, cường độ bao nhiêu nên mới có việc phản ứng lúng túng cũng như những tranh cãi khoa học không đáng có xảy ra. Trong khoảng 10 ngày tới, Đoàn sẽ có báo cáo kết luận chi tiết lên Thủ tướng Chính phủ.
Vào khoảng 5 giờ 55 sáng 6/11, tại đây tiếp tục có một trận động đất nhẹ, tất cả các khu vực lân cận thủy điện này đều nghe tiếng nổ và cảm nhận được rung chấn.