“Nghe tôi trình bày mấy anh công an cười lăn lộn rồi bảo: “Khổ cho mày quá! Nhưng cũng không thể để “trắng án” cho mày được. Có trách thì trách bản thân không cẩn thận thôi”… Thiêm, người chúng tôi đặt biệt danh “Chú bé có tài mở khóa” bởi khuôn mặt trẻ và người nhỏ nhắn mếu máo như thế về cái “tai bay vạ gió” mà anh dính vào cách đấy vài năm khi hành nghề sửa khóa cho Học viện Ngân hàng.
Suýt rũ tù
Rạng sáng 21/9/2005, bảo vệ Học viện Ngân hàng phát hiện 3 đối tượng đột nhập vào trường. Những tên trộm ngay lập tức được đưa về trụ sở Công an phường Quang Trung, quận Đống Đa (Hà Nội). Tại đây, chúng đã khai nhận ý đồ đột nhập để tráo bài thi.
3 kẻ đột nhập là Đinh Công Hoan (SN 1981) quê Thái Bình, là nhân viên Công ty TNHH Thiết bị Ngân hàng; Nguyễn Huy Thiêm (SN 1980) tạm trú tại đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, là thợ khóa tự do (là “chú bé có tài mở khóa” nhắc đến ban đầu) và một giáo viên hợp đồng khoa Toán - Tin của Học viện là Nguyễn Văn Xuân (SN 1978) quê Hải Dương, tạm trú ở quận Thanh Xuân. 3 kẻ gian này đã đột nhập vào Phòng Đào tạo của Học viện với ý đồ tráo bài thi tuyển vào hệ tại chức Khóa 32 của Học viện Ngân hàng.
Nguyễn Huy Thiêm, người bị nghi ngờ đến vụ án “trộm ngân hàng”
Trước đó mấy hôm, Thiêm vẫn đang hành nghề tại chợ Cầu Mới (Ngã Tư Sở) thấy có ông khách sộp đến bảo: “Tối mày rỗi không?”, Thiêm bảo “Có” – “Thế thì tối qua cơ quan sửa tao cái khóa, bị mất chìa khóa” – “Sao phải tối?” – “Bây giờ tao bận! Tối mới rỗi, tối chờ tao ở đây”…
Buổi tối, khi đến Học viện Ngân hàng, dẫn Thiêm lên tầng rồi chỉ vào cửa phòng, ông khách bảo “Mất điện. Mày lấy đèn pin này mà sửa”. Cửa mất chìa khóa, chuyện nhỏ, Thiêm vừa mở vừa hát i ỉ. Chưa đầy hai phút, cửa đã mở nhưng đèn bỗng vụt sáng choang kèm tiếng quát “Đứng im! Thằng nào chạy tao bắn chết”.
Sợ bị bắn, Thiêm vứt đồ nghề giơ tay lên trời, sau này mới kể “Mấy ông bảo vệ có súng quái đâu mà đòi bắn. Hoảng quá thì em giơ tay như trong phim thôi”.
Bị đòn mà không dám kêu
Lúc về Công an phường Quang Trung, Thiêm vẫn chưa hiểu “đầu cua, tai đỉa” ra sao? Chỉ thấy mấy anh công an dặn nhau “Nhốt đối tượng này vào phòng rồi khóa tay vào. Khóa của ngân hàng nó còn mở được. Nguy hiểm lắm”. Chả hiểu sao mấy anh công an lại nhầm từ “Học viện Ngân hàng” sang “ngân hàng” nên mấy anh công an trực căng thẳng trông thấy, sau khi khóa tay, nhốt vào phòng vẫn phải trói thêm mấy vòng dây dù cho chắc ăn (trộm “ngân hàng” cơ mà).
Không hiểu sao vì mình bỗng trở thành “tội phạm đặc biệt”, Thiêm chỉ mếu máo: “Các anh có bắt em ra cửa đứng đợi em cũng không dám trốn đâu”. Lúc lên hỏi cung, nghe qua câu chuyện của Thiêm (và cũng qua lời khai của hai đối tượng Hoan và Xuân), mấy anh công an cười rũ rượi rồi bảo: “Bây giờ cho về! Lúc nào gọi thì phải lên đây phục vụ công tác điều tra”. Mấy anh công an còn cười rũ hơn khi Thiêm có gợi ý: “Các anh bảo “thằng” kia nó trả tiền công cho em với, em đã lấy được tiền đâu”.
Vụ án đã qua mấy năm nhưng giờ thấy ai gọi đi chữa khóa buổi đêm, Thiêm lại giật mình thon thót. Thiêm bảo: “Chắc ăn nhất là đến sửa khóa mình yêu cầu khách hàng gọi hàng xóm sang chứng kiến, nhỡ nó lợi dụng mình để đi ăn trộm thì toi”.
Nguyễn Văn Hoàng, hàng xóm (thuê nhà) cũng là đồng nghiệp của Thiêm ở chợ Cầu Mới bảo: “Gọi hàng xóm cũng chưa chắc, tháng trước tôi bị ăn trận đòn mà không dám kêu ai”. Có thằng ranh con trong Khương Trung (đối diện với chợ Cầu Mới) ra nhờ Hoàng vào chữa cho cái khóa. Vốn biết mặt, biết nhà cậu nhóc đó nên Hoàng không nghĩ ngợi gì xách đồ đi theo.
Vào đến nhà, ông tướng bảo: “Anh mở giúp cái cửa phòng ngủ của bố mẹ em. Mẹ em vừa điện về là bà ấy bị đánh mất chìa khóa”. Đang lúi húi mở cửa thì ông chủ nhà về, thấy sự lạ ở nhà mình, ông túm cổ cho thằng con quý tử cho một cái bạt tai rồi quay sang Hoàng đánh, đá tới tấp, miệng chửi: “ Mày xui con tao trộm tiền của bố mẹ phải không? Tao cho mày lên công an cho mày rũ tù luôn”…
Bị đánh, bị đấm oan ức thế mà Hoàng chỉ kêu xin, lát sau ông chủ mới quát: “Biến! Tao thấy mặt mày lảng vảng quanh đây thì tao cho lên trại luôn”…
Hết chuyện, Hoàng bảo: “Ông ấy cũng có loáng thoáng quen mặt tôi nhưng tức thằng con quá mà không dám đánh nó (vì nó là quý tử) lên đánh bừa mình cho đỡ tức thôi. Mấy hôm sau cũng qua đây ngọt nhạt bảo: Chú xin lỗi! Mày thông cảm! Thông cảm thì mình cũng vỡ mặt cha nó rồi”.
(Còn nữa)
Suýt rũ tù
Rạng sáng 21/9/2005, bảo vệ Học viện Ngân hàng phát hiện 3 đối tượng đột nhập vào trường. Những tên trộm ngay lập tức được đưa về trụ sở Công an phường Quang Trung, quận Đống Đa (Hà Nội). Tại đây, chúng đã khai nhận ý đồ đột nhập để tráo bài thi.
3 kẻ đột nhập là Đinh Công Hoan (SN 1981) quê Thái Bình, là nhân viên Công ty TNHH Thiết bị Ngân hàng; Nguyễn Huy Thiêm (SN 1980) tạm trú tại đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, là thợ khóa tự do (là “chú bé có tài mở khóa” nhắc đến ban đầu) và một giáo viên hợp đồng khoa Toán - Tin của Học viện là Nguyễn Văn Xuân (SN 1978) quê Hải Dương, tạm trú ở quận Thanh Xuân. 3 kẻ gian này đã đột nhập vào Phòng Đào tạo của Học viện với ý đồ tráo bài thi tuyển vào hệ tại chức Khóa 32 của Học viện Ngân hàng.
Nguyễn Huy Thiêm, người bị nghi ngờ đến vụ án “trộm ngân hàng”
Trước đó mấy hôm, Thiêm vẫn đang hành nghề tại chợ Cầu Mới (Ngã Tư Sở) thấy có ông khách sộp đến bảo: “Tối mày rỗi không?”, Thiêm bảo “Có” – “Thế thì tối qua cơ quan sửa tao cái khóa, bị mất chìa khóa” – “Sao phải tối?” – “Bây giờ tao bận! Tối mới rỗi, tối chờ tao ở đây”…
Buổi tối, khi đến Học viện Ngân hàng, dẫn Thiêm lên tầng rồi chỉ vào cửa phòng, ông khách bảo “Mất điện. Mày lấy đèn pin này mà sửa”. Cửa mất chìa khóa, chuyện nhỏ, Thiêm vừa mở vừa hát i ỉ. Chưa đầy hai phút, cửa đã mở nhưng đèn bỗng vụt sáng choang kèm tiếng quát “Đứng im! Thằng nào chạy tao bắn chết”.
Sợ bị bắn, Thiêm vứt đồ nghề giơ tay lên trời, sau này mới kể “Mấy ông bảo vệ có súng quái đâu mà đòi bắn. Hoảng quá thì em giơ tay như trong phim thôi”.
Bị đòn mà không dám kêu
Lúc về Công an phường Quang Trung, Thiêm vẫn chưa hiểu “đầu cua, tai đỉa” ra sao? Chỉ thấy mấy anh công an dặn nhau “Nhốt đối tượng này vào phòng rồi khóa tay vào. Khóa của ngân hàng nó còn mở được. Nguy hiểm lắm”. Chả hiểu sao mấy anh công an lại nhầm từ “Học viện Ngân hàng” sang “ngân hàng” nên mấy anh công an trực căng thẳng trông thấy, sau khi khóa tay, nhốt vào phòng vẫn phải trói thêm mấy vòng dây dù cho chắc ăn (trộm “ngân hàng” cơ mà).
Không hiểu sao vì mình bỗng trở thành “tội phạm đặc biệt”, Thiêm chỉ mếu máo: “Các anh có bắt em ra cửa đứng đợi em cũng không dám trốn đâu”. Lúc lên hỏi cung, nghe qua câu chuyện của Thiêm (và cũng qua lời khai của hai đối tượng Hoan và Xuân), mấy anh công an cười rũ rượi rồi bảo: “Bây giờ cho về! Lúc nào gọi thì phải lên đây phục vụ công tác điều tra”. Mấy anh công an còn cười rũ hơn khi Thiêm có gợi ý: “Các anh bảo “thằng” kia nó trả tiền công cho em với, em đã lấy được tiền đâu”.
Các đối tượng đột nhập vào Học viện Ngân hàng khai nhận, có 17 thí sinh thi vào hệ tại chức Khóa 32 của Học viện Ngân hàng làm bài kém (môn tiếng Anh và môn văn) đến Công ty TNHH của Hoan để nhờ "giúp đỡ". Hoan đã chuẩn bị bài thi mới và yêu cầu mỗi thí sinh nộp 7 triệu đồng để tìm cách giải quyết. Đã có 3 thí sinh nộp tiền cho Hoan. Sau đó, Hoan bàn bạc, nhờ Xuân chỉ nơi cất bài thi (chưa chấm) để tìm cách đột nhập, tráo bài thi, nhưng việc chưa thành thì bị bắt giữ... |
Nguyễn Văn Hoàng, hàng xóm (thuê nhà) cũng là đồng nghiệp của Thiêm ở chợ Cầu Mới bảo: “Gọi hàng xóm cũng chưa chắc, tháng trước tôi bị ăn trận đòn mà không dám kêu ai”. Có thằng ranh con trong Khương Trung (đối diện với chợ Cầu Mới) ra nhờ Hoàng vào chữa cho cái khóa. Vốn biết mặt, biết nhà cậu nhóc đó nên Hoàng không nghĩ ngợi gì xách đồ đi theo.
Vào đến nhà, ông tướng bảo: “Anh mở giúp cái cửa phòng ngủ của bố mẹ em. Mẹ em vừa điện về là bà ấy bị đánh mất chìa khóa”. Đang lúi húi mở cửa thì ông chủ nhà về, thấy sự lạ ở nhà mình, ông túm cổ cho thằng con quý tử cho một cái bạt tai rồi quay sang Hoàng đánh, đá tới tấp, miệng chửi: “ Mày xui con tao trộm tiền của bố mẹ phải không? Tao cho mày lên công an cho mày rũ tù luôn”…
Bị đánh, bị đấm oan ức thế mà Hoàng chỉ kêu xin, lát sau ông chủ mới quát: “Biến! Tao thấy mặt mày lảng vảng quanh đây thì tao cho lên trại luôn”…
Hết chuyện, Hoàng bảo: “Ông ấy cũng có loáng thoáng quen mặt tôi nhưng tức thằng con quá mà không dám đánh nó (vì nó là quý tử) lên đánh bừa mình cho đỡ tức thôi. Mấy hôm sau cũng qua đây ngọt nhạt bảo: Chú xin lỗi! Mày thông cảm! Thông cảm thì mình cũng vỡ mặt cha nó rồi”.
(Còn nữa)