Từ chối vì lời đồn?
Khi chúng tôi xin việc tại công ty TNHH H.D (KCN Sóng Thần), nhìn chúng tôi năn nỉ hết lời, bác bảo vệ cũng tỏ vẻ cảm thông: “Con ơi, giờ bố cũng không biết phải làm sao con ạ. Bố biết là ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, nhưng quy định của công ty là vậy thì bố biết làm sao. Bố ngồi đây nhận hồ sơ, lắm lúc bố cũng ứa nước mắt nhìn mấy đứa mới học xong phổ thông, mặt mày non choẹt, hiền khô vào đây xin việc, mà vẫn bị từ chối. Khổ lắm mới phải tha hương vào đây, chứ có sướng gì. Tụi con tìm chỗ khác vậy”.
Khi tôi hỏi, trước đây lao động Nghệ An, Thanh Hóa của công ty hay đình công, quậy phá lắm hay sao, mà giờ họ không nhận, bác bảo vệ chép miệng: “Công ty chưa bao giờ xảy ra tình trạng đó, lương bổng, bảo hiểm đầy đủ, công nhân thích lắm chứ. Nhưng mà bố không biết lý do vì đâu nữa, chỉ biết là quy định nó vậy”.
Mặc dù treo biển tuyển dụng 400 lao động nam, nữ, nhưng công ty này vẫn không nhận lao động các tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa - Hà Tĩnh - Quảng Bình
Ngay sau đó, tôi liên lạc với công ty TNHH H.D thì được tiếp tân tên Hồng, báo là lãnh đạo công ty hiện vắng mặt, xin gặp phòng nhân sự thì được báo là ai cũng bận.
Để có câu trả lời từ công ty, tôi phải nhờ bà Bích Hạnh - Chủ tịch Công đoàn KCN - KCX Bình Dương - liên lạc với cán bộ công đoàn cơ sở kiêm phụ trách tuyển dụng của công ty là ông Phi, thì được giải thích rằng: Trong tháng qua, công ty có xảy ra một vụ trộm cắp tài sản, camera phát hiện được và một vụ công nhân đánh nhân viên quản lý của công ty đều do lao động Nghệ An làm. Cho nên sau vụ việc này, công ty sẽ rà soát lại hồ sơ của người lao động!
Sau đó, tôi xin hẹn gặp ông Phi để tìm hiểu vụ việc thì ông Phi dọa... đã báo lên công an trường hợp tôi đã giả mạo nhà báo, giả mạo cán bộ công đoàn và mong tôi đừng bao giờ liên lạc(!). Nếu công ty không có “quy định ngầm” như người lao động phản ánh thì cớ gì phải “bế quan toả cảng” như vậy?
Thực tế, lao động các tỉnh trên bị từ chối là chuyện có thật, nhưng khi được hỏi, các doanh nghiệp trên đều từ chối và khẳng định rằng không hề có quy định đó. Trao đổi với chúng tôi, ông T.V.P - chủ cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản KCN Đồng An - chia sẻ, công ty của ông cũng rất hạn chế tuyển lao động các tỉnh trên, vì bạn bè ông khuyến cáo không nên tuyển.
Thực tế, tại công ty ông chưa xảy ra trường hợp lao động các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đình công, hay trộm cắp, quậy phá gì, nhưng công ty bạn ông thì có. Và mỗi lần như vậy, họ đều gửi hồ sơ, hình ảnh của các lao động đó cho ông hoặc cho cả nhóm để biết mà tránh không tuyển những lao động đó. Lâu dần ông cũng ngại tuyển cả những người có hộ khẩu các tỉnh trên.
Lý do chính được các doanh nghiệp đưa ra cho việc không tuyển dụng lao động các tỉnh trên là vì: “Họ quậy quá. Họ nóng tính lại còn hay nhậu. Những vụ lãn công, đình công của các doanh nghiệp đều do người các tỉnh trên “lãnh đạo”. Họ “đoàn kết” lắm, hễ một người có chuyện là rất nhiều người hùa theo, gây náo loạn lên cả”.
Trao đổi với PV, ông Lê Sơn Hải - GĐ Cty đầu tư sản xuất Đức An, cũng là một người Thanh Hóa - ông cho rằng: “Khi những người cùng hoàn cảnh, đặc biệt cùng quê thì họ càng đoàn kết, gắn bó chia sẻ với nhau. Nhưng một số người không được học cách ứng xử, nhận thức chưa đúng, nên tinh thần đoàn kết cộng đồng lại biến thành đoàn kết cực đoan mà họ không hề biết”.
Lúng túng vì luật không quy định
Ông Bùi Thanh Nhân - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - thừa nhận, thực tế một số doanh nghiệp từ chối tuyển lao động các tỉnh trên và bắt đầu manh nha từ cuối năm 2006, chủ yếu là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp thuộc các hiệp hội như giày da, thủy sản...
Ông Nhân nhận xét: Trong khi tỉnh Bình Dương đang kêu gọi đầu tư, thu hút nhân lực, đối với công nhân thường có các chương trình chăm lo đời sống công nhân, thì việc các doanh nghiệp từ chối lao động các tỉnh trên vì lý do hộ khẩu là một việc làm đi ngược với chủ trương của tỉnh.
Theo số liệu từ Bảo hiểm xã hội Bình Dương thì hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương có hơn 600.000 lao động. Theo đó, 80% số lao động này là ngoại tỉnh, trong đó hơn 60% số lao động là người Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Theo ông Bùi Thanh Nhân thì ở Bình Dương hiện có nhiều doanh nghiệp, lao động các tỉnh trên chiếm đa số. Đơn cử như công ty sản xuất xe đạp Asama Việt Nam, công ty sản xuất gỗ ở KCN Đồng An, Sóng Thần số lao động các tỉnh trên chiếm từ 70 đến 80%, cũng như được giao các trọng trách quan trọng như cán bộ công đoàn hoặc trưởng xưởng, trưởng ca...
Như vậy, việc các doanh nghiệp, công ty từ chối lao động các tỉnh trên là đi ngược với chủ trương của tỉnh. Và hiện tượng này đã có từ lâu, gây nhiều khó khăn cho lao động. Tuy nhiên, tôi đặt vấn đề đã xử lý trường hợp nào chưa và hướng xử lý như thế nào, thì bà Bích Hạnh - Chủ tịch CĐ KCN - KCX Bình Dương - khẳng định, đây là lần đầu tiên bà nghe thông tin chính thức thông báo về trường hợp này(!?).
Bà Hạnh cho rằng, Luật Lao động quy định không phân biệt đối xử về *********, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, chứ không có nội dung phân biệt vùng miền, nên xử lý sẽ rất lúng túng. “Nếu phát hiện có trường hợp nào thì chúng tôi sẽ làm đề nghị gửi lên cơ quan chức năng để xử lý. Tuy nhiên, muốn xử lý phải có chứng cứ, “nói phải có sách, mách phải có chứng” - bà Bích Hạnh nói.
Bà Hạnh cũng hướng dẫn: Khi bị doanh nghiệp từ chối thẳng thừng và cho biết từ chối vì hộ khẩu, thì người lao động có thể làm đơn gửi lên công đoàn KCN - KCX Bình Dương, để cơ quan chức năng làm chứng cứ khi làm việc với doanh nghiệp.
Khi chúng tôi xin việc tại công ty TNHH H.D (KCN Sóng Thần), nhìn chúng tôi năn nỉ hết lời, bác bảo vệ cũng tỏ vẻ cảm thông: “Con ơi, giờ bố cũng không biết phải làm sao con ạ. Bố biết là ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, nhưng quy định của công ty là vậy thì bố biết làm sao. Bố ngồi đây nhận hồ sơ, lắm lúc bố cũng ứa nước mắt nhìn mấy đứa mới học xong phổ thông, mặt mày non choẹt, hiền khô vào đây xin việc, mà vẫn bị từ chối. Khổ lắm mới phải tha hương vào đây, chứ có sướng gì. Tụi con tìm chỗ khác vậy”.
Khi tôi hỏi, trước đây lao động Nghệ An, Thanh Hóa của công ty hay đình công, quậy phá lắm hay sao, mà giờ họ không nhận, bác bảo vệ chép miệng: “Công ty chưa bao giờ xảy ra tình trạng đó, lương bổng, bảo hiểm đầy đủ, công nhân thích lắm chứ. Nhưng mà bố không biết lý do vì đâu nữa, chỉ biết là quy định nó vậy”.
Mặc dù treo biển tuyển dụng 400 lao động nam, nữ, nhưng công ty này vẫn không nhận lao động các tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa - Hà Tĩnh - Quảng Bình
Ngay sau đó, tôi liên lạc với công ty TNHH H.D thì được tiếp tân tên Hồng, báo là lãnh đạo công ty hiện vắng mặt, xin gặp phòng nhân sự thì được báo là ai cũng bận.
Để có câu trả lời từ công ty, tôi phải nhờ bà Bích Hạnh - Chủ tịch Công đoàn KCN - KCX Bình Dương - liên lạc với cán bộ công đoàn cơ sở kiêm phụ trách tuyển dụng của công ty là ông Phi, thì được giải thích rằng: Trong tháng qua, công ty có xảy ra một vụ trộm cắp tài sản, camera phát hiện được và một vụ công nhân đánh nhân viên quản lý của công ty đều do lao động Nghệ An làm. Cho nên sau vụ việc này, công ty sẽ rà soát lại hồ sơ của người lao động!
Sau đó, tôi xin hẹn gặp ông Phi để tìm hiểu vụ việc thì ông Phi dọa... đã báo lên công an trường hợp tôi đã giả mạo nhà báo, giả mạo cán bộ công đoàn và mong tôi đừng bao giờ liên lạc(!). Nếu công ty không có “quy định ngầm” như người lao động phản ánh thì cớ gì phải “bế quan toả cảng” như vậy?
Thực tế, lao động các tỉnh trên bị từ chối là chuyện có thật, nhưng khi được hỏi, các doanh nghiệp trên đều từ chối và khẳng định rằng không hề có quy định đó. Trao đổi với chúng tôi, ông T.V.P - chủ cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản KCN Đồng An - chia sẻ, công ty của ông cũng rất hạn chế tuyển lao động các tỉnh trên, vì bạn bè ông khuyến cáo không nên tuyển.
Thực tế, tại công ty ông chưa xảy ra trường hợp lao động các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đình công, hay trộm cắp, quậy phá gì, nhưng công ty bạn ông thì có. Và mỗi lần như vậy, họ đều gửi hồ sơ, hình ảnh của các lao động đó cho ông hoặc cho cả nhóm để biết mà tránh không tuyển những lao động đó. Lâu dần ông cũng ngại tuyển cả những người có hộ khẩu các tỉnh trên.
Lý do chính được các doanh nghiệp đưa ra cho việc không tuyển dụng lao động các tỉnh trên là vì: “Họ quậy quá. Họ nóng tính lại còn hay nhậu. Những vụ lãn công, đình công của các doanh nghiệp đều do người các tỉnh trên “lãnh đạo”. Họ “đoàn kết” lắm, hễ một người có chuyện là rất nhiều người hùa theo, gây náo loạn lên cả”.
Trao đổi với PV, ông Lê Sơn Hải - GĐ Cty đầu tư sản xuất Đức An, cũng là một người Thanh Hóa - ông cho rằng: “Khi những người cùng hoàn cảnh, đặc biệt cùng quê thì họ càng đoàn kết, gắn bó chia sẻ với nhau. Nhưng một số người không được học cách ứng xử, nhận thức chưa đúng, nên tinh thần đoàn kết cộng đồng lại biến thành đoàn kết cực đoan mà họ không hề biết”.
Lúng túng vì luật không quy định
Ông Bùi Thanh Nhân - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - thừa nhận, thực tế một số doanh nghiệp từ chối tuyển lao động các tỉnh trên và bắt đầu manh nha từ cuối năm 2006, chủ yếu là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp thuộc các hiệp hội như giày da, thủy sản...
Ông Nhân nhận xét: Trong khi tỉnh Bình Dương đang kêu gọi đầu tư, thu hút nhân lực, đối với công nhân thường có các chương trình chăm lo đời sống công nhân, thì việc các doanh nghiệp từ chối lao động các tỉnh trên vì lý do hộ khẩu là một việc làm đi ngược với chủ trương của tỉnh.
Theo số liệu từ Bảo hiểm xã hội Bình Dương thì hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương có hơn 600.000 lao động. Theo đó, 80% số lao động này là ngoại tỉnh, trong đó hơn 60% số lao động là người Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Theo ông Bùi Thanh Nhân thì ở Bình Dương hiện có nhiều doanh nghiệp, lao động các tỉnh trên chiếm đa số. Đơn cử như công ty sản xuất xe đạp Asama Việt Nam, công ty sản xuất gỗ ở KCN Đồng An, Sóng Thần số lao động các tỉnh trên chiếm từ 70 đến 80%, cũng như được giao các trọng trách quan trọng như cán bộ công đoàn hoặc trưởng xưởng, trưởng ca...
Như vậy, việc các doanh nghiệp, công ty từ chối lao động các tỉnh trên là đi ngược với chủ trương của tỉnh. Và hiện tượng này đã có từ lâu, gây nhiều khó khăn cho lao động. Tuy nhiên, tôi đặt vấn đề đã xử lý trường hợp nào chưa và hướng xử lý như thế nào, thì bà Bích Hạnh - Chủ tịch CĐ KCN - KCX Bình Dương - khẳng định, đây là lần đầu tiên bà nghe thông tin chính thức thông báo về trường hợp này(!?).
Bà Hạnh cho rằng, Luật Lao động quy định không phân biệt đối xử về *********, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, chứ không có nội dung phân biệt vùng miền, nên xử lý sẽ rất lúng túng. “Nếu phát hiện có trường hợp nào thì chúng tôi sẽ làm đề nghị gửi lên cơ quan chức năng để xử lý. Tuy nhiên, muốn xử lý phải có chứng cứ, “nói phải có sách, mách phải có chứng” - bà Bích Hạnh nói.
Bà Hạnh cũng hướng dẫn: Khi bị doanh nghiệp từ chối thẳng thừng và cho biết từ chối vì hộ khẩu, thì người lao động có thể làm đơn gửi lên công đoàn KCN - KCX Bình Dương, để cơ quan chức năng làm chứng cứ khi làm việc với doanh nghiệp.
Nên mở lớp hướng dẫn văn hóa doanh nghiệp Ông Nguyễn Tuấn Sinh - Chủ tịch CĐ Tập đoàn Mai Linh, đơn vị tuyển đa số lao động các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An - chia sẻ: "Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu. Nếu chỉ dựa vào hộ khẩu của họ mà từ chối thì mình đã tước đi của họ một cơ hội việc làm. Muốn người lao động đừng gây gổ, nghỉ việc, thì mình phải chăm lo đời sống cho họ, ngoài ra còn phải có các lớp hướng dẫn văn hóa doanh nghiệp, ứng xử. Các chủ doanh nghiệp hãy nhìn vào mặt tích cực của người lao động, quá trình phấn đầu rèn luyện của chính bản thân họ, chứ đừng nhìn vào cái tiêu chuẩn hộ khẩu, vùng miền rất mơ hồ rồi quy chụp, khiến họ khó khăn thêm". |