Trong thời buổi bão giá, đa phần công chức trẻ tranh thủ mọi lúc, mọi nơi ra ngoài làm thêm. Dù khó khăn nhưng tâm lý muốn vào biên chế nhà nước để ổn định cuộc sống lại khiến công chức trẻ bị đẩy vào nghịch cảnh “đi không nỡ, ở không xong”.
Không làm thêm thì sống sao nổi
Thi đỗ biên chế được 2 năm nay nhưng thu nhập của chị Thu Thủy (công chức văn phòng HĐND huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng chỉ 2,8 triệu. “Đó là bao gồm cả lương, trợ cấp, phụ cấp hàng tháng mới được như thế”. Chị Thủy nhẩm tính: 2 vợ chồng với 2 đứa con chi phí sinh hoạt gia đình chắt chiu tằn tiện lắm cũng phải 4 triệu đồng/tháng; tiền ăn học cho con cũng tốn cỡ 2 triệu đồng/tháng… đó là chưa kể cưới xin, ma chay, thuốc thang khi đau ốm…
“Thu nhập của cả vợ lẫn chồng cùng lắm ngót nghét 8 triệu, nhưng hàng tháng vẫn phải dành ra chút ít để trả nợ tiền xây nhà từ ngày lấy nhau vẫn chưa xong.” Chị Thủy nói. Để có thêm thu nhập, chị bàn với chồng vay mượn vốn bạn bè xây chuồng nuôi thỏ bởi vật nuôi này không tốn tiền mua thức ăn chủ yếu là tận dụng rau cỏ nhà trồng được. “Không chỉ có mình, hầu hết anh chị em nhân viên trẻ đều không sống được bằng lương. Người chưa có gia đình thì còn phải xin thêm tiền bố mẹ, người đã có gia đình thì phải nghĩ cách mà kiếm thêm chứ không lấy gì nuôi con” chị Thủy cho biết.
Vậy là một ngày của nữ công chức này quay cuồng từ sáng sớm tới tối mịt. “Làm công chức giờ giấc nghiêm ngặt, thế nên sáng phải dậy sớm cho thỏ ăn, quét dọn chuồng sạch sẽ, đưa con cái đi học… tất cả phải xong trước giờ đi làm. Chiều chiều lại cuống cuồng từ cơ quan về cắt cả xe thồ rau cỏ mới đủ, sau đó mới quay sang lo cho con cái được” chị Thủy kể.
Lương không đủ sống, chị Thủy gắng chăm đàn thỏ mong kinh tế gia đình được khá hơn…
Tốt nghiệp trường ĐH Luật, sau 2 năm gắng bám trụ tại Thủ đô với đồng lương 3,5 triệu/tháng, Phạn Thị Thắm lại tìm đường về quê mong được ổn định công việc. Vất vả mãi mới xin được chân vào làm phòng Tư pháp của huyện nhưng lương tháng chưa đầy 2 triệu đồng/tháng, Thắm tâm sự: “Làm ở Hà Nội biết tới bao giờ mình mới có chỗ chui ra chui vào… nhưng nghĩ lại về quê với đồng lương công chức thì cũng chưa biết bao giờ mới ổn định cuộc sống”.
Từ ngày có gia đình, hai vợ chồng Thắm lại phải thuê nhà ở riêng khiến cuộc sống càng chật vật hơn. “Hai vợ chồng son đã thấy khó khăn nếu thêm con cái nữa thì không biết tính sao. Vậy là tối tối mình vẫn tranh thủ nhận hồ sơ tư vấn pháp lý bên ngoài về nhà làm mong cải thiện thêm đồng tích lũy” Thắm kể.
Khi được hỏi với mức tăng dự kiến là 100.000 đồng/tháng, hầu hết công chức trẻ khi đón nhận tin này đều cho biết họ cảm thấy không buồn mà cũng không vui. “Lương chưa tăng, giá đã tăng trước rồi. Chính phủ quyết thêm đồng nào thì đỡ đồng đấy thôi vì kinh tế cả nước đều khó khăn chung mà” - Chị Thủy nói.
"Không chịu nổi nhiệt" buộc ra đi
Kết quả điều tra mức sống của cán bộ công chức gần đây của Bộ Nội vụ cho biết 98% công chức khẳng định họ không sống được bằng lương. Thực tế cho thấy, từ năm 2008 tới 1/5/2012, mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh 5 lần từ 450.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng (dự kiến tháng 7/2013 sẽ được nâng lên 1.150.000 đồng). Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vào thời điểm 2011 để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho một người (đã có gia đình) thì thu nhập ít nhất cũng đã phải ở mức 1,5 triệu đồng/tháng.
Theo kế hoạch, Đề án cải cách cơ bản chính sách tiền lương công chức nhà nước giai đoạn 2012-2020 sẽ được Bộ Nội Vụ trình xin ý kiến Chính Phủ từ tháng 4/2012, với mục đích tới 2015, công chức có thể tạm sống được bằng lương. Tuy nhiên tới thời điểm này… đề án vẫn giẫm chân tại chỗ.
Với mức lương ngót nghét 1,6 triệu đồng/tháng, chị Như Hoa, nhân viên y tế trường THPT Song Phượng (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết vì chỉ phải làm nửa ngày nên nửa ngày còn lại chị tranh thủ mở cửa hàng châm cứu bấm huyệt ở nhà để thêm đồng chi tiêu. Tuy nhiên gần đây, nhà trường lại có chủ trương tăng buổi cho học sinh học cả ngày. “Nếu làm cả ngày, mình cũng chỉ được tăng lương thêm khoảng 600.000 đồng/tháng mà lại không có thời gian làm thêm, thì sống sao nổi” chị Hoa cám cảnh.
Kể về hoàn cảnh của mình, chị Hoa cho biết, hai cậu con trai sinh đôi thi nhau ốm, tháng nào cũng phải thuốc thang, công ty của chồng thì lại lâm vào cảnh làm ăn khó khăn nên sa thải nhân viên… “Trong thời gian dài, cả nhà đều phải trông chờ vào thu nhập của mình vậy mà bây giờ không có thời gian làm thêm nữa chắc mình phải xin nghỉ việc nhà nước thôi” chị Hoa nói.
Không làm thêm thì sống sao nổi
Thi đỗ biên chế được 2 năm nay nhưng thu nhập của chị Thu Thủy (công chức văn phòng HĐND huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng chỉ 2,8 triệu. “Đó là bao gồm cả lương, trợ cấp, phụ cấp hàng tháng mới được như thế”. Chị Thủy nhẩm tính: 2 vợ chồng với 2 đứa con chi phí sinh hoạt gia đình chắt chiu tằn tiện lắm cũng phải 4 triệu đồng/tháng; tiền ăn học cho con cũng tốn cỡ 2 triệu đồng/tháng… đó là chưa kể cưới xin, ma chay, thuốc thang khi đau ốm…
“Thu nhập của cả vợ lẫn chồng cùng lắm ngót nghét 8 triệu, nhưng hàng tháng vẫn phải dành ra chút ít để trả nợ tiền xây nhà từ ngày lấy nhau vẫn chưa xong.” Chị Thủy nói. Để có thêm thu nhập, chị bàn với chồng vay mượn vốn bạn bè xây chuồng nuôi thỏ bởi vật nuôi này không tốn tiền mua thức ăn chủ yếu là tận dụng rau cỏ nhà trồng được. “Không chỉ có mình, hầu hết anh chị em nhân viên trẻ đều không sống được bằng lương. Người chưa có gia đình thì còn phải xin thêm tiền bố mẹ, người đã có gia đình thì phải nghĩ cách mà kiếm thêm chứ không lấy gì nuôi con” chị Thủy cho biết.
Vậy là một ngày của nữ công chức này quay cuồng từ sáng sớm tới tối mịt. “Làm công chức giờ giấc nghiêm ngặt, thế nên sáng phải dậy sớm cho thỏ ăn, quét dọn chuồng sạch sẽ, đưa con cái đi học… tất cả phải xong trước giờ đi làm. Chiều chiều lại cuống cuồng từ cơ quan về cắt cả xe thồ rau cỏ mới đủ, sau đó mới quay sang lo cho con cái được” chị Thủy kể.
Lương không đủ sống, chị Thủy gắng chăm đàn thỏ mong kinh tế gia đình được khá hơn…
Tốt nghiệp trường ĐH Luật, sau 2 năm gắng bám trụ tại Thủ đô với đồng lương 3,5 triệu/tháng, Phạn Thị Thắm lại tìm đường về quê mong được ổn định công việc. Vất vả mãi mới xin được chân vào làm phòng Tư pháp của huyện nhưng lương tháng chưa đầy 2 triệu đồng/tháng, Thắm tâm sự: “Làm ở Hà Nội biết tới bao giờ mình mới có chỗ chui ra chui vào… nhưng nghĩ lại về quê với đồng lương công chức thì cũng chưa biết bao giờ mới ổn định cuộc sống”.
Từ ngày có gia đình, hai vợ chồng Thắm lại phải thuê nhà ở riêng khiến cuộc sống càng chật vật hơn. “Hai vợ chồng son đã thấy khó khăn nếu thêm con cái nữa thì không biết tính sao. Vậy là tối tối mình vẫn tranh thủ nhận hồ sơ tư vấn pháp lý bên ngoài về nhà làm mong cải thiện thêm đồng tích lũy” Thắm kể.
Khi được hỏi với mức tăng dự kiến là 100.000 đồng/tháng, hầu hết công chức trẻ khi đón nhận tin này đều cho biết họ cảm thấy không buồn mà cũng không vui. “Lương chưa tăng, giá đã tăng trước rồi. Chính phủ quyết thêm đồng nào thì đỡ đồng đấy thôi vì kinh tế cả nước đều khó khăn chung mà” - Chị Thủy nói.
"Không chịu nổi nhiệt" buộc ra đi
Kết quả điều tra mức sống của cán bộ công chức gần đây của Bộ Nội vụ cho biết 98% công chức khẳng định họ không sống được bằng lương. Thực tế cho thấy, từ năm 2008 tới 1/5/2012, mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh 5 lần từ 450.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng (dự kiến tháng 7/2013 sẽ được nâng lên 1.150.000 đồng). Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vào thời điểm 2011 để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho một người (đã có gia đình) thì thu nhập ít nhất cũng đã phải ở mức 1,5 triệu đồng/tháng.
Theo kế hoạch, Đề án cải cách cơ bản chính sách tiền lương công chức nhà nước giai đoạn 2012-2020 sẽ được Bộ Nội Vụ trình xin ý kiến Chính Phủ từ tháng 4/2012, với mục đích tới 2015, công chức có thể tạm sống được bằng lương. Tuy nhiên tới thời điểm này… đề án vẫn giẫm chân tại chỗ.
Với mức lương ngót nghét 1,6 triệu đồng/tháng, chị Như Hoa, nhân viên y tế trường THPT Song Phượng (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết vì chỉ phải làm nửa ngày nên nửa ngày còn lại chị tranh thủ mở cửa hàng châm cứu bấm huyệt ở nhà để thêm đồng chi tiêu. Tuy nhiên gần đây, nhà trường lại có chủ trương tăng buổi cho học sinh học cả ngày. “Nếu làm cả ngày, mình cũng chỉ được tăng lương thêm khoảng 600.000 đồng/tháng mà lại không có thời gian làm thêm, thì sống sao nổi” chị Hoa cám cảnh.
Kể về hoàn cảnh của mình, chị Hoa cho biết, hai cậu con trai sinh đôi thi nhau ốm, tháng nào cũng phải thuốc thang, công ty của chồng thì lại lâm vào cảnh làm ăn khó khăn nên sa thải nhân viên… “Trong thời gian dài, cả nhà đều phải trông chờ vào thu nhập của mình vậy mà bây giờ không có thời gian làm thêm nữa chắc mình phải xin nghỉ việc nhà nước thôi” chị Hoa nói.