Cách Hà Nội 42 km, Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những xã sản xuất tăm tre lớn nhất nước. Dọc hai bên đường vào làng, tăm tre được phơi la liệt. Từng chiếc xe công nông, loại xe đã bị cấm lưu hành nhưng vẫn được vô tư trưng dụng, chở nguyên liệu làm tăm chạy rầm rập trên đường làng.
Nguyên liệu sản xuất tăm phơi la liệt trên đường đi.
Từ nguyên liệu mốc đen...
Bước vào đầu thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu), cảnh tượng chúng tôi chứng kiến đầu tiên là bụi bay mù mịt từ các hộ làm nghề đang thực hiện công đoạn chuốt tăm bằng máy. Ghé vào một hộ đang sản xuất phía đầu làng, chúng tôi gặp phải nhiều ánh mắt dò xét. Khi biết chúng tôi là khách hàng đang cần mua tăm với số lượng lớn thì không khí bớt "căng thẳng" hơn.
Nguyên liệu làm tăm chủ yếu là tre, vầu, nứa... được nhập về từ nhiều tỉnh phía Bắc.
Chị A. - chủ cơ sở này cho biết: "Đây là làng nghề có truyền thống sản xuất tăm tre và tăm hương nổi tiếng cả nước. Tăm của chúng tôi không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, nên cứ yên tâm về mẫu mã và giá cả". Khi chúng tôi thắc mắc, mỗi người chỉ có thể chẻ được từ 1 - 2 tạ tre vầu/ngày, thì lấy đâu ra nhiều nguyên liệu để sản xuất liên tục như vậy, chị A. chỉ ra phía mương nước đen kịt, sủi bọt đang bốc mùi hôi nồng nặc, nói: "Nguyên liệu sẽ được vớt lên từ đó chứ từ đâu nữa. Mỗi lần chúng tôi nhập nguyên liệu thì nhập hàng tấn về ngâm xuống mương nước để dùng dần".
Nguyên liệu nhập về sẽ được cắt khúc...
... rồi ngâm trong các mương nước đen kịt như thế này để sản xuất dần.
Đi sâu vào trong thôn, chúng tôi gặp ông V., một người bán hàng nước, tay đang thoăn thoắt chẻ tăm để kiếm thêm thu nhập. Ông V. cho biết mỗi ngày ông ngày chẻ hơn 1 tạ tre, vầu thuê cho những cơ sở sản xuất tăm tại thôn Phú Lương Thượng, kiếm *từ 30.000 - 50.000 đồng tiền công.*Thấy chúng tôi băn khoăn về việc nguyên liệu tăm tre đen, mốc mà có thể cho ra những chiếc tăm trắng và bắt mắt như thế, ông T. cười:*"Nếu không nhờ hóa chất thì không có cách nào làm tăm trắng được". Nhưng theo ông V., nếu cần tìm hiểu về quy trình sản xuất thì chúng tôi nên sang thôn Phú Lương Thượng.
... thành que tăm trắng nhờ xút, lưu huỳnh
Rời quán nước của ông V., chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất tăm A.N tại thôn Phú Lương Thượng. Ở ngay phía đầu xưởng là thùng hóa chất để cạnh nguyên liệu làm tăm. Chúng tôi được anh N., chủ cơ sở, "bật mí" cho quy trình sản xuất tăm gia truyền của gia đình: Đối với công đoạn tăm xỉa, đầu tiên, người ta mua những thanh tre, vầu, nứa... về, ngâm nước một thời gian sau đó vớt lên, phơi khô rồi chẻ bằng máy (cũng có loại tăm sử dụng nguyên liệu không cần ngâm). Tiếp theo, tùy từng cơ sở mà tăm được đưa vào ngâm tẩm để tẩy trắng bằng*Hydrogen peroxide 50% (H2O2- oxy già), thuốc chống mọt... Muốn cho tăm có mùi thơm thì chỉ cần cho thêm một số hương liệu vào.
Nguyên liệu dùng để sản xuất tăm tre và tăm hương mốc đen.
Chúng tôi tiếp tục tìm đến cơ sở sản xuất tăm của gia đình chị T. ở thôn Cầu Bầu. Rất e dè khi nói về công đoạn làm tăm của gia đình mình, nhưng chị T. cũng không giấu chuyện dùng hoá chất như xút, oxy già, lưu huỳnh... để làm trắng tăm. "Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu chỉ còn mấy hộ làm tăm. Còn lại, chúng tôi chỉ làm công đoạn chẻ, công đoạn hoàn thành sản phẩm sẽ có nơi khác làm".
Máy chẻ tăm hoen rỉ
Các thùng hóa chất Hydrogen peroxide 50% (H2O2 - oxy già) dùng để tẩy trắng tăm.
Sau khi thỏa thuận không được quay phim, chụp hình, chúng tôi được chị T. đưa đi tham quan sơ sở sản xuất của gia đình. Chị cho biết, chúng tôi may mắn về đúng hôm có điện nên mới được tham quan đầy đủ quy trình xuất như thế này, chứ ở đây cứ cách hai ngày lại mất điện một ngày.
Công đoạn đóng gói tăm thành phẩm rất đơn giản
Tăm thành phẩm trước khi cung cấp ra thị trường.
Ngay ở cửa ra vào, hàng chục chiếc can màu xanh đựng hoá chất chất chồng lên nhau, nhiều nhất là loại can có ký hiệu H2O2. "Ngâm nước lâu nên tre nứa có mùi thối và mốc, không ngâm hóa chất sao làm được tăm", chị B. khẳng định. Tăm có thể được ngâm trong hoá chất cả ngày hoặc chỉ vài tiếng đồng hồ tuỳ thuộc vào nguyên liệu tươi hay khô. Ngâm lâu quá tăm sẽ bị bở bùng bục, ngâm ít sẽ bị mốc.
Nguyên liệu sản xuất tăm phơi la liệt trên đường đi.
Từ nguyên liệu mốc đen...
Bước vào đầu thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu), cảnh tượng chúng tôi chứng kiến đầu tiên là bụi bay mù mịt từ các hộ làm nghề đang thực hiện công đoạn chuốt tăm bằng máy. Ghé vào một hộ đang sản xuất phía đầu làng, chúng tôi gặp phải nhiều ánh mắt dò xét. Khi biết chúng tôi là khách hàng đang cần mua tăm với số lượng lớn thì không khí bớt "căng thẳng" hơn.
Nguyên liệu làm tăm chủ yếu là tre, vầu, nứa... được nhập về từ nhiều tỉnh phía Bắc.
Chị A. - chủ cơ sở này cho biết: "Đây là làng nghề có truyền thống sản xuất tăm tre và tăm hương nổi tiếng cả nước. Tăm của chúng tôi không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, nên cứ yên tâm về mẫu mã và giá cả". Khi chúng tôi thắc mắc, mỗi người chỉ có thể chẻ được từ 1 - 2 tạ tre vầu/ngày, thì lấy đâu ra nhiều nguyên liệu để sản xuất liên tục như vậy, chị A. chỉ ra phía mương nước đen kịt, sủi bọt đang bốc mùi hôi nồng nặc, nói: "Nguyên liệu sẽ được vớt lên từ đó chứ từ đâu nữa. Mỗi lần chúng tôi nhập nguyên liệu thì nhập hàng tấn về ngâm xuống mương nước để dùng dần".
Nguyên liệu nhập về sẽ được cắt khúc...
... rồi ngâm trong các mương nước đen kịt như thế này để sản xuất dần.
Các chuyên gia hóa học cho biết: Khi tẩm hương liệu để tăm tre có mùi hương, nếu làm không đúng quy trình sẽ gây độc cho con người. Tùy từng loại hương liệu mà sự gây hại khác nhau. Oxy già với xút là chất tẩy, nếu dư lượng tồn tại quá nhiều sẽ ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe con người. Xút còn gây ảnh hưởng trực tiếp tiếp cho người sản xuất nếu tiếp xúc mà không có bảo hộ, như ăn da chân, tay... Ngoài ra, khi ngâm tre, nứa... sẽ gây ô nhiễm hữu cơ khu vực nước ngầm, gây mùi hôi thối và ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người. Việc ngâm tẩm xút rồi đổ ra môi trường sẽ làm tiêu diệt hệ sinh thái, thủy sinh. |
... thành que tăm trắng nhờ xút, lưu huỳnh
Rời quán nước của ông V., chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất tăm A.N tại thôn Phú Lương Thượng. Ở ngay phía đầu xưởng là thùng hóa chất để cạnh nguyên liệu làm tăm. Chúng tôi được anh N., chủ cơ sở, "bật mí" cho quy trình sản xuất tăm gia truyền của gia đình: Đối với công đoạn tăm xỉa, đầu tiên, người ta mua những thanh tre, vầu, nứa... về, ngâm nước một thời gian sau đó vớt lên, phơi khô rồi chẻ bằng máy (cũng có loại tăm sử dụng nguyên liệu không cần ngâm). Tiếp theo, tùy từng cơ sở mà tăm được đưa vào ngâm tẩm để tẩy trắng bằng*Hydrogen peroxide 50% (H2O2- oxy già), thuốc chống mọt... Muốn cho tăm có mùi thơm thì chỉ cần cho thêm một số hương liệu vào.
Nguyên liệu dùng để sản xuất tăm tre và tăm hương mốc đen.
Chúng tôi tiếp tục tìm đến cơ sở sản xuất tăm của gia đình chị T. ở thôn Cầu Bầu. Rất e dè khi nói về công đoạn làm tăm của gia đình mình, nhưng chị T. cũng không giấu chuyện dùng hoá chất như xút, oxy già, lưu huỳnh... để làm trắng tăm. "Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu chỉ còn mấy hộ làm tăm. Còn lại, chúng tôi chỉ làm công đoạn chẻ, công đoạn hoàn thành sản phẩm sẽ có nơi khác làm".
Máy chẻ tăm hoen rỉ
Các thùng hóa chất Hydrogen peroxide 50% (H2O2 - oxy già) dùng để tẩy trắng tăm.
Sau khi thỏa thuận không được quay phim, chụp hình, chúng tôi được chị T. đưa đi tham quan sơ sở sản xuất của gia đình. Chị cho biết, chúng tôi may mắn về đúng hôm có điện nên mới được tham quan đầy đủ quy trình xuất như thế này, chứ ở đây cứ cách hai ngày lại mất điện một ngày.
Công đoạn đóng gói tăm thành phẩm rất đơn giản
Tăm thành phẩm trước khi cung cấp ra thị trường.
Ngay ở cửa ra vào, hàng chục chiếc can màu xanh đựng hoá chất chất chồng lên nhau, nhiều nhất là loại can có ký hiệu H2O2. "Ngâm nước lâu nên tre nứa có mùi thối và mốc, không ngâm hóa chất sao làm được tăm", chị B. khẳng định. Tăm có thể được ngâm trong hoá chất cả ngày hoặc chỉ vài tiếng đồng hồ tuỳ thuộc vào nguyên liệu tươi hay khô. Ngâm lâu quá tăm sẽ bị bở bùng bục, ngâm ít sẽ bị mốc.