Đây là một điều không dễ xảy ra nhưng nếu thâu tóm Nokia, Apple sẽ "lợi đơn lợi kép" từ số bằng sáng chế khổng lồ hay hệ thống dịch vụ bản đồ hoàn hảo của hãng điện thoại Phần Lan. Mời các bạn thành viên tuoitreit.vn đọc qua bài viết này.
Bản quyền – tài sản ngầm không thể đo đếm
Dù muốn hay không muốn, các hãng sản xuất đều phải thừa nhận, bản quyền đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp di động hiện nay.
Trong khi Apple và Samsung thu hút mọi sự chú ý từ phía người dùng bằng vụ kiện đình đám liên quan đến bản quyền di động thì Nokia lại âm thầm xây dựng cho mình một cơ cấu những bằng sáng chế cực kỳ có giá trị.
Cuối tháng 7 năm nay, Envision IP đã tiến hành một cuộc điều tra và khám phá ra, Nokia sở hữu hơn 16.000 bằng sáng chế chỉ riêng trên đất Mỹ và 20.000 bằng sáng chế khác bên ngoài biên giới nước này.
Với thời gian có hiệu lực trung bình của các bằng sáng chế là 13 năm, hãng này đang nắm giữ trong tay nhiều bằng sáng chế quan trọng cho một thiết bị của tương lai, đặc biệt là các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ GSM, 3G và LTE.
Một báo cáo khác năm 2011 chỉ ra rằng, Nokia chính là hãng sở hữu lượng bằng sáng chế lớn nhất liên quan đến công nghệ LTE.
Trong quá trình hoạt động của mình, Nokia đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về bản quyền với một số đối tác uy tín. Cụ thể, Nokia đã đàm phán thành công với Qualcomm và được phép sử dụng toàn bộ các bằng sáng chế của hãng này trong 15 năm (từ năm 2008) trên các thiết bị của hãng cũng như dịch vụ mạng Nokia Siemens.
Điều này đồng nghĩa với việc, trong vòng một thập kỷ nữa, Nokia gần như có toàn quyền sở hữu các bằng sáng chế về LTE bởi Qualcomm hiện đang sở hữu lượng bằng sáng chế liên quan đến LTE lớn thứ 2 thế giới.
Có một điều ít ai biết, đó là Apple đã từng phải nhờ đến tòa án để đàm phán về việc vi phạm các bằng sáng chế của Nokia. Những con số cụ thể không được tiết lộ nhưng theo giới thạo tin, Nokia đang kiếm từ 5-7 USD cho mỗi chiếc iPhone bán ra.
Nokia cũng kiếm được một số tiền tương tự với hàng loạt các hãng sản xuất Android khác.
Giải quyết vấn đề về hệ thống bản đồ
Những người trong cuộc (Apple, Nokia, Google) đều biết rằng, Nokia đã thu thập được một lượng dữ liệu khồng lồ về các dịch vụ bản đồ sau khi thâu tóm hãng Navtep với giá 8 tỉ USD từ năm 2007. Vụ thâu tóm đã biến Nokia trở thành nhà cung cấp dịch vụ bản đồ lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, Nokia đang cung cấp dịch vụ bản đồ cho cả Google, UPS, Fedex và nhiều nhà sản xuất khác trong lĩnh vực sản xuất ô tô.
So sánh với dịch vụ bản đồ tệ hại Apple vừa ra mắt, Táo khuyết sẽ giải quyết được mọi vấn đề về ứng dụng Maps sau khi thâu tóm Nokia. Việc phát triển một ứng dụng Maps riêng được Apple đặc biệt chú ý từ thời cố CEO Steve Jobs còn đương chức nhằm cạnh tranh với đối thủ Google.
Hiệu ứng cạnh tranh
Vụ thâu tóm Nokia của Apple (nếu xảy ra) sẽ có tác động không nhỏ tới Micrsoft, hãng được cho là đang nhăm nhe “nuốt chửng” hãng điện thoại Phần Lan nhằm đặt chân vào thị trường di động.
Với việc bắt tay hợp tác với Nokia, Microsoft hi vọng sẽ từng bước tạo được ảnh hưởng của mình lên người dùng di động (qua Windows Phone). Tuy nhiên, nếu Apple nhanh chân “tóm gọn” Nokia, đây sẽ được coi là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của Microsoft.
Giá trị thị trường của Nokia hiện rơi vào khoảng 10 tỉ USD trong khi chỉ riêng lượng tiền mặt Apple đang sở hữu đã lên đến 100 tỉ USD.
Như đã nói ở trên, vụ việc này không dễ xảy ra nhưng nếu có một vụ mua bán trị giá 10 tỉ USD, chắc chắn nó sẽ là một trong những vụ sáp nhập chấn động trong lịch sử làng công nghệ.
Bản quyền – tài sản ngầm không thể đo đếm
Dù muốn hay không muốn, các hãng sản xuất đều phải thừa nhận, bản quyền đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp di động hiện nay.
Trong khi Apple và Samsung thu hút mọi sự chú ý từ phía người dùng bằng vụ kiện đình đám liên quan đến bản quyền di động thì Nokia lại âm thầm xây dựng cho mình một cơ cấu những bằng sáng chế cực kỳ có giá trị.
Cuối tháng 7 năm nay, Envision IP đã tiến hành một cuộc điều tra và khám phá ra, Nokia sở hữu hơn 16.000 bằng sáng chế chỉ riêng trên đất Mỹ và 20.000 bằng sáng chế khác bên ngoài biên giới nước này.
Với thời gian có hiệu lực trung bình của các bằng sáng chế là 13 năm, hãng này đang nắm giữ trong tay nhiều bằng sáng chế quan trọng cho một thiết bị của tương lai, đặc biệt là các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ GSM, 3G và LTE.
Một báo cáo khác năm 2011 chỉ ra rằng, Nokia chính là hãng sở hữu lượng bằng sáng chế lớn nhất liên quan đến công nghệ LTE.
Trong quá trình hoạt động của mình, Nokia đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về bản quyền với một số đối tác uy tín. Cụ thể, Nokia đã đàm phán thành công với Qualcomm và được phép sử dụng toàn bộ các bằng sáng chế của hãng này trong 15 năm (từ năm 2008) trên các thiết bị của hãng cũng như dịch vụ mạng Nokia Siemens.
Điều này đồng nghĩa với việc, trong vòng một thập kỷ nữa, Nokia gần như có toàn quyền sở hữu các bằng sáng chế về LTE bởi Qualcomm hiện đang sở hữu lượng bằng sáng chế liên quan đến LTE lớn thứ 2 thế giới.
Có một điều ít ai biết, đó là Apple đã từng phải nhờ đến tòa án để đàm phán về việc vi phạm các bằng sáng chế của Nokia. Những con số cụ thể không được tiết lộ nhưng theo giới thạo tin, Nokia đang kiếm từ 5-7 USD cho mỗi chiếc iPhone bán ra.
Nokia cũng kiếm được một số tiền tương tự với hàng loạt các hãng sản xuất Android khác.
Giải quyết vấn đề về hệ thống bản đồ
Những người trong cuộc (Apple, Nokia, Google) đều biết rằng, Nokia đã thu thập được một lượng dữ liệu khồng lồ về các dịch vụ bản đồ sau khi thâu tóm hãng Navtep với giá 8 tỉ USD từ năm 2007. Vụ thâu tóm đã biến Nokia trở thành nhà cung cấp dịch vụ bản đồ lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, Nokia đang cung cấp dịch vụ bản đồ cho cả Google, UPS, Fedex và nhiều nhà sản xuất khác trong lĩnh vực sản xuất ô tô.
So sánh với dịch vụ bản đồ tệ hại Apple vừa ra mắt, Táo khuyết sẽ giải quyết được mọi vấn đề về ứng dụng Maps sau khi thâu tóm Nokia. Việc phát triển một ứng dụng Maps riêng được Apple đặc biệt chú ý từ thời cố CEO Steve Jobs còn đương chức nhằm cạnh tranh với đối thủ Google.
Hiệu ứng cạnh tranh
Vụ thâu tóm Nokia của Apple (nếu xảy ra) sẽ có tác động không nhỏ tới Micrsoft, hãng được cho là đang nhăm nhe “nuốt chửng” hãng điện thoại Phần Lan nhằm đặt chân vào thị trường di động.
Với việc bắt tay hợp tác với Nokia, Microsoft hi vọng sẽ từng bước tạo được ảnh hưởng của mình lên người dùng di động (qua Windows Phone). Tuy nhiên, nếu Apple nhanh chân “tóm gọn” Nokia, đây sẽ được coi là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của Microsoft.
Giá trị thị trường của Nokia hiện rơi vào khoảng 10 tỉ USD trong khi chỉ riêng lượng tiền mặt Apple đang sở hữu đã lên đến 100 tỉ USD.
Như đã nói ở trên, vụ việc này không dễ xảy ra nhưng nếu có một vụ mua bán trị giá 10 tỉ USD, chắc chắn nó sẽ là một trong những vụ sáp nhập chấn động trong lịch sử làng công nghệ.