“3 chậm trễ”
Theo GS Vy, tai biến sản khoa xảy ra do “ba chậm trễ”: Một là sản phụ khám và phát hiện nguy cơ chậm; Hai là bác sỹ chẩn đoán và xử trí muộn; Ba là chuyển tuyến muộn.
Theo ý kiến cá nhân tôi, cả sản phụ lẫn bác sỹ phải thay đổi để giảm tai biến.
Về phía thai phụ và gia đình: Họ phải được biết và hiểu về kiến thức chăm sóc trước sinh, trong khi đẻ và sau sinh.
Về thái độ: Họ phải biết lựa chọn, xử trí các dịch vụ chăm sóc thai sản đúng mức (khám thai ở đâu, có quyền đòi khám thai đủ 9 bước, người thầy thuốc phải ghi vào y bạ, đó là quyền của bệnh nhân).
Về hành vi: Sản phụ và gia đình phải chuyển đổi hành vi, khám thai không chỉ là mỗi siêu âm, mà phải hiểu siêu âm chỉ là một xét nghiệm về hình ảnh cũng như các xét nghiệm khác, trong đó nhiều lần khám thai mà thầy thuốc không cần dùng đến siêu âm.
GS.TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Chủ tịch Hội sản Phụ khoa VN - cho rằng nguyên nhân xảy ra tai biến nhiều là do sản phụ khám và phát hiện nguy cơ chậm, bác sỹ chẩn đoán và xử trí chậm, tuyến dưới chuyển tuyến chậm (Ảnh minh họa)
Về phía cán bộ y tế: Cần kiến thức, từ nữ hộ sinh đến thầy thuốc phải thuần thục, hiểu rõ, hiểu đủ, hiểu đúng cho từng trường hợp sản khoa. Có thái độ tích cực, chu đáo, thân thiện trong nhiệm vụ khi khám thai với đủ 9 bước. Hành vi của cán bộ y tế cần phải chuyển đổi (đúng, đủ, chính xác, không phụ thuộc vào máy móc, phải kịp thời dù khó khăn gian khổ).
Làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh?
GS.TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Chủ tịch Hội sản Phụ khoa VN
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, theo GS Vy, cần thực hiện 6 điều sau:
Thứ nhất: Phải có hiểu biết về sức khỏe ******** cả vợ và chồng trước hôn nhân.
Thứ hai: Thực hiện khám thai, quản lý thai đúng quy định (9 bước khám thai chứ không phải chỉ có siêu âm, vì siêu âm như một xét nghiệm).
Thứ ba: Sàng lọc, chăm sóc đúng thai sản (đúng tuổi thai).
Thứ tư: Đẻ ở đúng nơi quy định (bác sỹ sẽ tư vấn xem sản phụ nên đẻ ở đâu, ai đỡ đẻ, chỉ mổ khi có các chỉ định sản khoa như rau bong non, ối vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối, cạn ối, bà mẹ có bệnh, …).
Thứ năm: Có sự phối hợp sớm của sản khoa và sơ sinh sớm (từ giờ đầu đến tuần đầu), nhất là trong các trường hợp đẻ khó, mổ lấy thai và những thai sản bệnh lý (mẹ viêm gan, tiểu đường, cao huyết áp, suy tim, …).
Thứ sáu: Sự phối hợp tốt giữa sản khoa và gây mê hồi sức.
Ngoài ra, cần phải dự phòng từ xa: Đó là chăm sóc sức khỏe vị thành niên, chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe cho thai phụ con so, con quý (con hiếm, thụ tinh trong ống nghiệm).
“Như vậy, để chủ động không xảy ra những rủi ro cho các bà mẹ mang thai cũng như các gia đình thì không để xảy ra 3 chậm chễ (phát hiện chậm, chẩn đoán xử lý chậm, chuyển tuyến chậm)”, GS Vy nhấn mạnh.
Tắc mạch ối: Tai biến không thể dự phòng
GS Vy cho biết, tắc mạch ối là một cấp cứu sản khoa bất khả kháng vì không dự phòng được. Nó là một dạng choáng do tràn ngập nước ối vào hệ thống tuần hoàn của sản phụ và rau thai rồi sang thai và thường gây tử vong rất nhanh do suy thở cấp, dẫn tới ngừng tim.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những trường hợp tắc mạch ối khi chuyển dạ các bà mẹ rất ít được cứu sống mà nếu có sống thì cũng không ra người do hội chứng mất não và tổn thương thực thể đột ngột. Rất may, tỷ lệ này là rất thấp (tính theo phần vạn).
Tuy nhiên, vấn đề khẳng định là sản phụ bị tắc mạch ối dẫn đến tử vong hoặc di chứng đều phải được chẩn đoán, xác định là có nước ối ở trong tâm thất của bà mẹ khi tử vong, hoặc mổ tử thi xác định có tế bào nước ối kể cả trong mạch máu não, tim và các nội tạng.
Do vậy, việc triệu chứng lâm sàng khi chuyển dạ đẻ thầy thuốc sản khoa thấy sản phụ đi vào choáng rất nhanh, suy thở, ngừng tim đột ngột và ối vỡ đột ngột thì thường nghĩ tới hội chứng tắc mạch ối.
Tắc mạch ối đa số xảy ra trên lâm sàng với những sản phụ có vỡ ối đột ngột, cơn co tử cung xuất hiện đột ngột hoặc do nguyên nhân khác làm vỡ ối đột ngột khiến trào ngược nước ối vào lòng mạch của sản phụ.
Đã không dự phòng được thì làm sao mà tránh được? “Cho nên, biện pháp cuối cùng cũng chỉ là khám, quản lý thai đúng quy định, đặc biệt là những bà mẹ có nguy cơ cao (có vết mổ cũ, có dấu hiệu đa ối, có dấu hiệu tiền sản giật, những vị trí rau bám bất thường hoặc cao huyết áp, …)”, GS Vy nói.
Theo GS Vy, tai biến sản khoa xảy ra do “ba chậm trễ”: Một là sản phụ khám và phát hiện nguy cơ chậm; Hai là bác sỹ chẩn đoán và xử trí muộn; Ba là chuyển tuyến muộn.
Theo ý kiến cá nhân tôi, cả sản phụ lẫn bác sỹ phải thay đổi để giảm tai biến.
Về phía thai phụ và gia đình: Họ phải được biết và hiểu về kiến thức chăm sóc trước sinh, trong khi đẻ và sau sinh.
Về vấn đề có ý kiến cho rằng y đức bác sỹ xuống cấp khiến các tai biến gia tăng, GS Vy khẳng định: "Ngành y tế sẵn sàng xử lý những cán bộ thiếu trách nhiệm". |
Về hành vi: Sản phụ và gia đình phải chuyển đổi hành vi, khám thai không chỉ là mỗi siêu âm, mà phải hiểu siêu âm chỉ là một xét nghiệm về hình ảnh cũng như các xét nghiệm khác, trong đó nhiều lần khám thai mà thầy thuốc không cần dùng đến siêu âm.
GS.TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Chủ tịch Hội sản Phụ khoa VN - cho rằng nguyên nhân xảy ra tai biến nhiều là do sản phụ khám và phát hiện nguy cơ chậm, bác sỹ chẩn đoán và xử trí chậm, tuyến dưới chuyển tuyến chậm (Ảnh minh họa)
Về phía cán bộ y tế: Cần kiến thức, từ nữ hộ sinh đến thầy thuốc phải thuần thục, hiểu rõ, hiểu đủ, hiểu đúng cho từng trường hợp sản khoa. Có thái độ tích cực, chu đáo, thân thiện trong nhiệm vụ khi khám thai với đủ 9 bước. Hành vi của cán bộ y tế cần phải chuyển đổi (đúng, đủ, chính xác, không phụ thuộc vào máy móc, phải kịp thời dù khó khăn gian khổ).
Làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh?
GS.TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Chủ tịch Hội sản Phụ khoa VN
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, theo GS Vy, cần thực hiện 6 điều sau:
Thứ nhất: Phải có hiểu biết về sức khỏe ******** cả vợ và chồng trước hôn nhân.
Thứ hai: Thực hiện khám thai, quản lý thai đúng quy định (9 bước khám thai chứ không phải chỉ có siêu âm, vì siêu âm như một xét nghiệm).
Thứ ba: Sàng lọc, chăm sóc đúng thai sản (đúng tuổi thai).
Thứ tư: Đẻ ở đúng nơi quy định (bác sỹ sẽ tư vấn xem sản phụ nên đẻ ở đâu, ai đỡ đẻ, chỉ mổ khi có các chỉ định sản khoa như rau bong non, ối vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối, cạn ối, bà mẹ có bệnh, …).
Thứ năm: Có sự phối hợp sớm của sản khoa và sơ sinh sớm (từ giờ đầu đến tuần đầu), nhất là trong các trường hợp đẻ khó, mổ lấy thai và những thai sản bệnh lý (mẹ viêm gan, tiểu đường, cao huyết áp, suy tim, …).
Thứ sáu: Sự phối hợp tốt giữa sản khoa và gây mê hồi sức.
Ngoài ra, cần phải dự phòng từ xa: Đó là chăm sóc sức khỏe vị thành niên, chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe cho thai phụ con so, con quý (con hiếm, thụ tinh trong ống nghiệm).
“Như vậy, để chủ động không xảy ra những rủi ro cho các bà mẹ mang thai cũng như các gia đình thì không để xảy ra 3 chậm chễ (phát hiện chậm, chẩn đoán xử lý chậm, chuyển tuyến chậm)”, GS Vy nhấn mạnh.
Tắc mạch ối: Tai biến không thể dự phòng
GS Vy cho biết, tắc mạch ối là một cấp cứu sản khoa bất khả kháng vì không dự phòng được. Nó là một dạng choáng do tràn ngập nước ối vào hệ thống tuần hoàn của sản phụ và rau thai rồi sang thai và thường gây tử vong rất nhanh do suy thở cấp, dẫn tới ngừng tim.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những trường hợp tắc mạch ối khi chuyển dạ các bà mẹ rất ít được cứu sống mà nếu có sống thì cũng không ra người do hội chứng mất não và tổn thương thực thể đột ngột. Rất may, tỷ lệ này là rất thấp (tính theo phần vạn).
Tuy nhiên, vấn đề khẳng định là sản phụ bị tắc mạch ối dẫn đến tử vong hoặc di chứng đều phải được chẩn đoán, xác định là có nước ối ở trong tâm thất của bà mẹ khi tử vong, hoặc mổ tử thi xác định có tế bào nước ối kể cả trong mạch máu não, tim và các nội tạng.
Do vậy, việc triệu chứng lâm sàng khi chuyển dạ đẻ thầy thuốc sản khoa thấy sản phụ đi vào choáng rất nhanh, suy thở, ngừng tim đột ngột và ối vỡ đột ngột thì thường nghĩ tới hội chứng tắc mạch ối.
Tắc mạch ối đa số xảy ra trên lâm sàng với những sản phụ có vỡ ối đột ngột, cơn co tử cung xuất hiện đột ngột hoặc do nguyên nhân khác làm vỡ ối đột ngột khiến trào ngược nước ối vào lòng mạch của sản phụ.
Đã không dự phòng được thì làm sao mà tránh được? “Cho nên, biện pháp cuối cùng cũng chỉ là khám, quản lý thai đúng quy định, đặc biệt là những bà mẹ có nguy cơ cao (có vết mổ cũ, có dấu hiệu đa ối, có dấu hiệu tiền sản giật, những vị trí rau bám bất thường hoặc cao huyết áp, …)”, GS Vy nói.
Sản phụ cần chú ý những gì khi mang thai? Tiến sĩ - bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó Khoa Sản A Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP HCM cho biết, các dấu hiệu bất thường khi mang thai bao gồm: Đau bụng; Ra nước âm đạo; Ra huyết âm đạo; Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt; Thai máy yếu hoặc không máy; Tiểu ít; Đau thượng vị hoặc hạ sườn phải; Khó thở; … Khi có một trong các dấu hiệu trên, thai phụ nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám. Các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con: - Giai đoạn thai sớm (trong 3 tháng đầu thai kỳ) gồm có nguy cơ sau: nguy cơ sẩy thai, thai lưu, thai trứng, thai ngoài tử cung. Dấu hiệu nhận biết chung là ra huyết âm đạo và các dấu hiệu riêng biệt cho từng bệnh lý. Khi ra huyết âm đạo là các chị em cần đi khám ngay để các nhân viên y tế có thể chẩn đoán và xử trí kịp thời. - Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: dọa sẩy thai to, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ. Các dấu hiệu gợi ý của dọa sẩy thai to là đau bụng từng cơn, ra huyết hồng. Với tiền sản giật là có cao huyết áp, tiểu đạm, nếu có kèm các dấu hiệu khác như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiểu ít, đau thượng vị là tiền sản giật nặng và có nguy cơ sản giật. Những thai phụ tăng cân nhanh, ăn ngọt nhiều, tiền căn sinh con to trên 4kg, mẹ hoặc chị có bệnh tiểu đường thì có nguy cơ tiểu đường thai kỳ. - Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: thai chậm phát triển, vỡ ối, ra huyết, ngôi thai bất thường...và thai lưu lớn. Do vậy các thai phụ cần phải theo dõi sát cử động thai, mức độ tăng cân, tình trạng ra huyết, ra nước và các dấu hiệu ở cả 3 tháng giữa thai kỳ. Để mẹ và bé được an toàn, các chị em khi mang thai cần khám thai định kỳ và theo dõi sát các dấu hiệu bất thường và đi khám ngay nếu có. |