Ông Khê nói:
- Một số huyện cán bộ chuyên môn còn mỏng, trung bình ở bệnh viện huyện hiện nay có 5,5 bác sĩ sản nhi/bệnh viện, trong đó có 3,28 bác sĩ đa khoa, chuyên khoa sản chỉ có 1,52, nhi còn kém hơn với chỉ 0,68 người/bệnh viện. Ngay ở tỉnh Nghệ An, nhiều bệnh viện huyện chỉ có một bác sĩ sản khoa, tức không phải đêm nào cũng có bác sĩ sản khoa trực. Đây là nơi mạnh mà còn như thế!
* Khảo sát của Bệnh viện Từ Dũ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, cả khoa sản chỉ có 14 bác sĩ mà không phải lúc nào cũng đầy đủ. Ngay ở tuyến tỉnh, nhân lực như vậy có đủ và có phải là nguyên nhân khiến tai biến xuất hiện khá nhiều ở tuyến tỉnh thời gian gần đây?
- Tình hình nhân lực rất căng, cho đi học có khi họ không về vì tuyến trên có cơ hội phát triển về chuyên môn và thu nhập cũng khá hơn. Nhân lực thiếu đến nỗi ngay ở TP.HCM, bệnh viện quận hẳn hoi mà bác sĩ chuyên khoa 2 về nội phải kiêm làm trưởng khoa sản!
Nhiều bệnh viện tuyến dưới không thể đỡ được các ca sinh non, bé nhẹ cân - Ảnh: Thuận Thắng
Về việc thầy thuốc đi học, có ý kiến nói là chất lượng đi học không cao, chỉ là “sính bằng cấp”, chúng tôi sẽ làm việc lại với Vụ Khoa học đào tạo, xem chương trình, giáo trình, những năm gần đây có ảnh hưởng của thị trường. Nhưng lo ngại hơn cả là đào tạo hộ sinh trung cấp, thời gian đào tạo hai năm, số lượng đủ nhưng lo lắng nhất lại là chất lượng nên cuối cùng vẫn là thiếu số lượng. Những tai biến sản khoa gần đây thì có trường hợp ở tuyến tỉnh, nhưng phần lớn vẫn là tuyến huyện.
* Trong số những tai biến vừa qua, đã có thầy thuốc nào bị xử lý kỷ luật? Đã có thống kê nào cho thấy bao nhiêu vụ do tắc trách, do yếu chuyên môn hay chỉ chung chung là “nguyên nhân bất khả kháng”, thưa ông?
- Chúng tôi chưa nhận được báo cáo nào về xử lý kỷ luật cán bộ liên quan. Về nguyên nhân, chúng tôi đang chờ trả lời của sở y tế, có những địa phương như Bắc Ninh thì công an đang niêm phong hồ sơ, Sở Y tế chưa tiếp cận để báo cáo được. Cách đây bốn ngày, tôi đã có văn bản gửi Sở Y tế Quảng Ngãi và Sở Y tế Hưng Yên, đề nghị khẩn trương tổ chức họp hội đồng chuyên môn để xem xét làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong các trường hợp tử vong sản phụ và sơ sinh. Theo quy định thì trong vòng 15 ngày kể từ khi có kết luận giám định pháp y, sở sẽ họp hội đồng chuyên môn vì còn chờ hội đồng chuyên môn của cơ sở.
Đánh giá ban đầu về những tai biến thời gian qua, có những trường hợp là bất khả kháng, như trường hợp ở Bệnh viện Từ Dũ chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM là tử vong trên nền viêm gan tối cấp, còn lại có những trường hợp do chủ quan, do năng lực chuyên môn, có ca vì thiếu nhân lực, thiếu thiết bị. Chẳng hạn, bình thường mỗi ca sinh nên có một máy monitoring để theo dõi cơn co, nhịp thở của mẹ..., nhưng thống kê thì chỉ 68% bệnh viện tuyến huyện có thiết bị này, mà chỉ có một máy/bệnh viện, nếu có hai bà mẹ cùng đi sinh thì một người có monitoring, một người không. Mà bệnh viện ở những huyện lớn có khi 20 ca sinh/ngày.
* Có nhiều báo cáo thời gian qua tử vong mẹ - con trong tai biến sản khoa là do tắc mạch ối, loại tai biến khó cứu, trong khi tỉ lệ tai biến này rất thấp. Có hay không sự chính xác khi xem xét trách nhiệm kíp trực, bệnh viện... của các hội đồng chuyên môn?
- Tỉ lệ tắc mạch ối trong số tai biến thời gian qua có cao bất bình thường không thì phải xem xét trong một khoảng thời gian xác định, trên một cỡ mẫu đủ rộng mới có thể tính được. Trong tháng 6, Bệnh viện Từ Dũ sẽ mở hai lớp, đầu tháng 7 Bệnh viện Phụ sản T.Ư cũng mở hai lớp đào tạo cập nhật chuyên sâu về cấp cứu sản khoa cho giảng viên tuyến tỉnh, về những tai biến như tắc mạch ối, phù phổi cấp... Bộ Y tế cũng chỉ đào tạo cập nhật được cho giảng viên, còn mở rộng ra các bác sĩ sản khoa thì các tỉnh phải lo, nhưng cái khó hiện nay là kinh phí rất thiếu, năm 2011 có 45 tỉ đồng, năm 2012 có 44 tỉ, trong khi có tới 63 tỉnh thành. Cũng vì kinh phí mà năm 2011 chương trình này chỉ phủ được cho 34 tỉnh.
Tỉ lệ tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống ở một số nước
(Nguồn: tạp chí Lancets ngày 28/5/2010)
“Giục giã từng ngày”
Theo ông Nguyễn Duy Khê, thống kê tử vong mẹ và sơ sinh thường được các sở y tế gửi về vào cuối năm, nên hiện chưa có thống kê để đánh giá số lượng tai biến có tăng so với cùng kỳ. “Nhìn tổng thể về y tế công cộng, số ca tử vong mẹ và sơ sinh đã giảm mạnh ở VN, nhưng nhìn từng ca thì vẫn có những tai biến khắc phục được. Chúng tôi cũng đang rất sốt ruột, đang giục giã từng ngày”- ông Khê nói.
- Một số huyện cán bộ chuyên môn còn mỏng, trung bình ở bệnh viện huyện hiện nay có 5,5 bác sĩ sản nhi/bệnh viện, trong đó có 3,28 bác sĩ đa khoa, chuyên khoa sản chỉ có 1,52, nhi còn kém hơn với chỉ 0,68 người/bệnh viện. Ngay ở tỉnh Nghệ An, nhiều bệnh viện huyện chỉ có một bác sĩ sản khoa, tức không phải đêm nào cũng có bác sĩ sản khoa trực. Đây là nơi mạnh mà còn như thế!
* Khảo sát của Bệnh viện Từ Dũ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, cả khoa sản chỉ có 14 bác sĩ mà không phải lúc nào cũng đầy đủ. Ngay ở tuyến tỉnh, nhân lực như vậy có đủ và có phải là nguyên nhân khiến tai biến xuất hiện khá nhiều ở tuyến tỉnh thời gian gần đây?
- Tình hình nhân lực rất căng, cho đi học có khi họ không về vì tuyến trên có cơ hội phát triển về chuyên môn và thu nhập cũng khá hơn. Nhân lực thiếu đến nỗi ngay ở TP.HCM, bệnh viện quận hẳn hoi mà bác sĩ chuyên khoa 2 về nội phải kiêm làm trưởng khoa sản!
Nhiều bệnh viện tuyến dưới không thể đỡ được các ca sinh non, bé nhẹ cân - Ảnh: Thuận Thắng
Về việc thầy thuốc đi học, có ý kiến nói là chất lượng đi học không cao, chỉ là “sính bằng cấp”, chúng tôi sẽ làm việc lại với Vụ Khoa học đào tạo, xem chương trình, giáo trình, những năm gần đây có ảnh hưởng của thị trường. Nhưng lo ngại hơn cả là đào tạo hộ sinh trung cấp, thời gian đào tạo hai năm, số lượng đủ nhưng lo lắng nhất lại là chất lượng nên cuối cùng vẫn là thiếu số lượng. Những tai biến sản khoa gần đây thì có trường hợp ở tuyến tỉnh, nhưng phần lớn vẫn là tuyến huyện.
* Trong số những tai biến vừa qua, đã có thầy thuốc nào bị xử lý kỷ luật? Đã có thống kê nào cho thấy bao nhiêu vụ do tắc trách, do yếu chuyên môn hay chỉ chung chung là “nguyên nhân bất khả kháng”, thưa ông?
- Chúng tôi chưa nhận được báo cáo nào về xử lý kỷ luật cán bộ liên quan. Về nguyên nhân, chúng tôi đang chờ trả lời của sở y tế, có những địa phương như Bắc Ninh thì công an đang niêm phong hồ sơ, Sở Y tế chưa tiếp cận để báo cáo được. Cách đây bốn ngày, tôi đã có văn bản gửi Sở Y tế Quảng Ngãi và Sở Y tế Hưng Yên, đề nghị khẩn trương tổ chức họp hội đồng chuyên môn để xem xét làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong các trường hợp tử vong sản phụ và sơ sinh. Theo quy định thì trong vòng 15 ngày kể từ khi có kết luận giám định pháp y, sở sẽ họp hội đồng chuyên môn vì còn chờ hội đồng chuyên môn của cơ sở.
Đánh giá ban đầu về những tai biến thời gian qua, có những trường hợp là bất khả kháng, như trường hợp ở Bệnh viện Từ Dũ chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM là tử vong trên nền viêm gan tối cấp, còn lại có những trường hợp do chủ quan, do năng lực chuyên môn, có ca vì thiếu nhân lực, thiếu thiết bị. Chẳng hạn, bình thường mỗi ca sinh nên có một máy monitoring để theo dõi cơn co, nhịp thở của mẹ..., nhưng thống kê thì chỉ 68% bệnh viện tuyến huyện có thiết bị này, mà chỉ có một máy/bệnh viện, nếu có hai bà mẹ cùng đi sinh thì một người có monitoring, một người không. Mà bệnh viện ở những huyện lớn có khi 20 ca sinh/ngày.
* Có nhiều báo cáo thời gian qua tử vong mẹ - con trong tai biến sản khoa là do tắc mạch ối, loại tai biến khó cứu, trong khi tỉ lệ tai biến này rất thấp. Có hay không sự chính xác khi xem xét trách nhiệm kíp trực, bệnh viện... của các hội đồng chuyên môn?
- Tỉ lệ tắc mạch ối trong số tai biến thời gian qua có cao bất bình thường không thì phải xem xét trong một khoảng thời gian xác định, trên một cỡ mẫu đủ rộng mới có thể tính được. Trong tháng 6, Bệnh viện Từ Dũ sẽ mở hai lớp, đầu tháng 7 Bệnh viện Phụ sản T.Ư cũng mở hai lớp đào tạo cập nhật chuyên sâu về cấp cứu sản khoa cho giảng viên tuyến tỉnh, về những tai biến như tắc mạch ối, phù phổi cấp... Bộ Y tế cũng chỉ đào tạo cập nhật được cho giảng viên, còn mở rộng ra các bác sĩ sản khoa thì các tỉnh phải lo, nhưng cái khó hiện nay là kinh phí rất thiếu, năm 2011 có 45 tỉ đồng, năm 2012 có 44 tỉ, trong khi có tới 63 tỉnh thành. Cũng vì kinh phí mà năm 2011 chương trình này chỉ phủ được cho 34 tỉnh.
Tỉ lệ tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống ở một số nước
Quốc gia | 1980 | 1990 | 2000 | 2008 |
VN | 336 | 158 | 84 | 64 |
Campuchia | 499 | 409 | 511 | 266 |
Malaysia | 337 | 76 | 59 | 42 |
Thái Lan | 115 | 44 | 43 | 47 |
Trung Quốc | 165 | 87 | 55 | 40 |
Nhật Bản | 20 | 12 | 8 | 7 |
Ðức | 20 | 12 | 8 | 7 |
Thụy Ðiển | 6 | 6 | 5 | 5 |
Hoa Kỳ | 12 | 12 | 13 | 17 |
“Giục giã từng ngày”
Theo ông Nguyễn Duy Khê, thống kê tử vong mẹ và sơ sinh thường được các sở y tế gửi về vào cuối năm, nên hiện chưa có thống kê để đánh giá số lượng tai biến có tăng so với cùng kỳ. “Nhìn tổng thể về y tế công cộng, số ca tử vong mẹ và sơ sinh đã giảm mạnh ở VN, nhưng nhìn từng ca thì vẫn có những tai biến khắc phục được. Chúng tôi cũng đang rất sốt ruột, đang giục giã từng ngày”- ông Khê nói.