Theo tường trình của bà Lê Thị Mót (SN 1932, ngụ 40/8, khu phố 3, phường 2, Tp. Tân An), căn nhà mà bà đang ở là 1 trong 6 căn liền kề do mẹ bà là Mai Thị Phuông cất năm 1965.
Đến năm 1984, trước khi mất, bà Phuông để lại cho con cháu (có di chúc) 6 căn nhà nói trên, trong đó có căn số 40/8 cho gia đình bà Mót. Từ đó đến nay gia đình bà sống ổn định, không ai tranh chấp gì. Lối đi chung duy nhất của 6 căn nhà này là con hẻm công cộng số 40, ngang khoảng 5 mét, dài trên 20 mét.
Đến năm 2007, bà Nguyễn Thị Mười (em dâu của bà Mót, được sở hữu 1 căn trong dãy nhà nói trên) bất ngờ xây dựng tường bao cao 1 mét ngăn lối đi từ nhà bà Mót ra hẻm công cộng.
Hàng ngày bà Mót cùng con cháu phải trèo tường vào nhà
Gia đình bà Mót đã báo cáo ngay vụ việc với chính quyền địa phương, nhưng không được giải quyết. “Chính vì lối đi duy nhất đã bị rào lại nên suốt 5 năm qua, gia đình chúng tôi phải kê bao cát để trèo qua bờ tường ra vào bên ngoài. Xe cộ có cũng không thể đem về nhà mà phải tốn tiền gửi”, bà Tuyết, con gái của bà Mót bức xúc cho biết.
Đến năm 2010, bà Mười được cấp giấy CNQSDĐ thửa 365, diện tích 506m2,trong đó có phần lớn lối đi công cộng nói trên. Từ đó, vào tháng 6.2012 bà Mười tiếp tục xây nâng tường bao lên cao khoảng 2 mét. Lần này, gia đình bà Mót phản ứng quyết liệt, chính quyền địa phương mới chịu vào cuộc, nên đoạn tường trước nhà bà Mót không được xây cao thêm.
“Trước đây, con hẻm số 40 rộng khoảng 5 mét là lối đi chung của 8 hộ gia đình. Phần con hẻm rộng 2,9 mét hiện hữu là lối đi mòn thuộc 2 hộ nhà số lẻ. Lối đi của 6 hộ còn lại nhà mang số chẵn, trong đó có hộ bà Mót hiện đã bị bà Mười rào chắn”. Đó là ý kiến khẳng định của 2 hộ gia đình “số lẻ” cùng đi chung con hẻm số 40. Ông Lộc Xuân Hoàng - Trưởng khu phố 3 và nhiều cán bộ trong khu phố đều xác nhận trong phần đất mà bà Mười được cấp Giấy CNQSDĐ có một phần con hẻm số 40 trước đây.
Tất cả đều quá rõ ràng, hộ bà Lê Thị Mót từng có lối đi công cộng suốt mấy mươi năm, giờ bị rào chắn vì đã cấp QSDĐ cho người khác. Suốt 5 năm qua gia đình bà Mót phải trèo tường để vào nhà. Nếu vụ việc không được giải quyết, nay mai bà Mười xây tường cao lên hoặc xây nhà chắn ngang, gia đình bà Mót không còn cách nào để vào nhà mình.
Đến năm 1984, trước khi mất, bà Phuông để lại cho con cháu (có di chúc) 6 căn nhà nói trên, trong đó có căn số 40/8 cho gia đình bà Mót. Từ đó đến nay gia đình bà sống ổn định, không ai tranh chấp gì. Lối đi chung duy nhất của 6 căn nhà này là con hẻm công cộng số 40, ngang khoảng 5 mét, dài trên 20 mét.
Đến năm 2007, bà Nguyễn Thị Mười (em dâu của bà Mót, được sở hữu 1 căn trong dãy nhà nói trên) bất ngờ xây dựng tường bao cao 1 mét ngăn lối đi từ nhà bà Mót ra hẻm công cộng.
Hàng ngày bà Mót cùng con cháu phải trèo tường vào nhà
Gia đình bà Mót đã báo cáo ngay vụ việc với chính quyền địa phương, nhưng không được giải quyết. “Chính vì lối đi duy nhất đã bị rào lại nên suốt 5 năm qua, gia đình chúng tôi phải kê bao cát để trèo qua bờ tường ra vào bên ngoài. Xe cộ có cũng không thể đem về nhà mà phải tốn tiền gửi”, bà Tuyết, con gái của bà Mót bức xúc cho biết.
Đến năm 2010, bà Mười được cấp giấy CNQSDĐ thửa 365, diện tích 506m2,trong đó có phần lớn lối đi công cộng nói trên. Từ đó, vào tháng 6.2012 bà Mười tiếp tục xây nâng tường bao lên cao khoảng 2 mét. Lần này, gia đình bà Mót phản ứng quyết liệt, chính quyền địa phương mới chịu vào cuộc, nên đoạn tường trước nhà bà Mót không được xây cao thêm.
“Trước đây, con hẻm số 40 rộng khoảng 5 mét là lối đi chung của 8 hộ gia đình. Phần con hẻm rộng 2,9 mét hiện hữu là lối đi mòn thuộc 2 hộ nhà số lẻ. Lối đi của 6 hộ còn lại nhà mang số chẵn, trong đó có hộ bà Mót hiện đã bị bà Mười rào chắn”. Đó là ý kiến khẳng định của 2 hộ gia đình “số lẻ” cùng đi chung con hẻm số 40. Ông Lộc Xuân Hoàng - Trưởng khu phố 3 và nhiều cán bộ trong khu phố đều xác nhận trong phần đất mà bà Mười được cấp Giấy CNQSDĐ có một phần con hẻm số 40 trước đây.
Tất cả đều quá rõ ràng, hộ bà Lê Thị Mót từng có lối đi công cộng suốt mấy mươi năm, giờ bị rào chắn vì đã cấp QSDĐ cho người khác. Suốt 5 năm qua gia đình bà Mót phải trèo tường để vào nhà. Nếu vụ việc không được giải quyết, nay mai bà Mười xây tường cao lên hoặc xây nhà chắn ngang, gia đình bà Mót không còn cách nào để vào nhà mình.