Trấn an suông
Ngày 13/9, chúng tôi quay lại Bắc Trà My. Thông tin về cuộc họp kết thúc chiều ngày 12/9 nhanh chóng đến với người dân thị trấn Trà My và các vùng lân cận trong đêm.
Đài truyền thanh huyện cập nhật thông tin về cuộc họp, kết luận của các nhà khoa học cũng như những ý kiến của lãnh đạo tỉnh, huyện Bắc Trà My và các huyện khác phản ứng trước những kết luận của các nhà khoa học, được người dân chăm chú theo dõi.
Ông Nguyễn Văn Bình (34 tuổi) người dân ở thị trấn Trà My, nói: “Theo dõi thông tin trên báo đài, internet thấy lãnh đạo tỉnh, huyện không tin tưởng và chưa an tâm về kết luận của các nhà khoa học là đúng, có cơ sở. Ai dám khẳng định sau chuyến khảo sát này không có động đất mạnh. Động đất không quá 5,5 độ richter thì an toàn cho đập nhưng có thấy ai tính đến động đất an toàn cho dân đâu ?”.
Nhiều người dân sống dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, họ vẫn chưa được giải tỏa tâm lý sau cuộc họp, dù trước đó họ đã kỳ vọng rất nhiều.
Chủ tịch xã Hồ Văn Lợi nỗ lực an dân
Nằm sát mé Sông Tranh, hàng loạt căn nhà của người dân các thôn ở Trà Tân cỏ mọc tận bậc thềm, hoang hóa, cửa đóng im ỉm. Nhiều gia đình chuyển con cái, người thân về xuôi, chỉ còn rất ít người bám trụ lại để giữ tài sản mà họ một đời tích cóp.
Bà Dương Thị Thiền (52 tuổi) sống ở ngã ba Trà Tân, chia sẻ: “Nếu có sự cố, dân vùng này trôi đầu tiên. Dân làng nay càng lo lắng hơn vì kết quả của các nhà khoa học không được chính quyền đồng tình, lãnh đạo tỉnh không tin”.
Nhà cửa nứt nẻ, người dân lo lắng khi mưa bão đang đến gần. Người dân chỉ cầu mong chính quyền cơ quan chức năng hỗ trợ dân sửa nhà cửa.
Ba xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng nhất của động đất, với khoảng gần 3 ngàn học sinh, ngành giáo dục địa phương cũng đang lo lắng.
Tại 3 xã này có 8 điểm trường tại vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng kiên cố, đã xuất hiện những vết nứt và xuống cấp.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bắc Trà My, cho biết: “Sợ nhất là thủy điện tích nước, nếu xảy ra động đất, vỡ đập thì rất nguy. Học sinh và giáo viên cần được tập huấn để ứng phó với thảm họa, nhưng chúng tôi không có kinh phí để tổ chức. Giờ chỉ biết trấn an suông giáo viên và học sinh thôi”.
Bức xúc vì bị cho là “kém hiểu biết”
Trước phát ngôn của một số nhà khoa học tại cuộc họp chiều 12/9, nhất là việc TS. Ngô Thị Lư (Viện Vật lý địa cầu) cho rằng, người dân hoang mang vì “kém hiểu biết” khiến dân và chính quyền địa phương rất bức xúc.
Anh Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, nói: “Chúng tôi chuyên môn có hạn nhưng làm việc dựa vào thực tế và vì dân. Nói người dân kém hiểu biết là không đúng rồi. Dân thấy động đất là sợ. Các nhà khoa học có ở đây đâu mà biết được nó ám ảnh thế nào”.
Anh Lợi năm nay mới 33 tuổi, một trong những chủ tịch xã trẻ năng động của huyện Bắc Trà My. Vốn là người dân địa phương được ăn học đàng hoàng, được dân làng và chính quyền bầu làm chủ tịch UBND xã đã gần 2 năm nay. Những ngày qua, đêm ngày anh tất tả khắp nơi để tìm cách an dân.
“Nhà khoa học nói dân thì phải nhìn lại mình. Chính nhà khoa học sai lầm trước. Vì sao trước đây đo đạc khảo sát biết có động đất, đứt gãy mà vẫn cho làm thủy điện? Giờ xảy ra sự cố lại quay ra nói dân hoảng sợ là do kém hiểu biết!”, anh Lợi nói.
Ông Trần Văn Dự (52 tuổi) sống ở khu tái định cư tại thôn 3 Trà Tân, đặt câu hỏi: “Ở đây có động đất, nhà cửa nứt nẻ dân lo sợ tính mạng sao lại nói chúng tôi kém hiểu biết”.
Ngày 13/9, chúng tôi quay lại Bắc Trà My. Thông tin về cuộc họp kết thúc chiều ngày 12/9 nhanh chóng đến với người dân thị trấn Trà My và các vùng lân cận trong đêm.
Đài truyền thanh huyện cập nhật thông tin về cuộc họp, kết luận của các nhà khoa học cũng như những ý kiến của lãnh đạo tỉnh, huyện Bắc Trà My và các huyện khác phản ứng trước những kết luận của các nhà khoa học, được người dân chăm chú theo dõi.
Ông Nguyễn Văn Bình (34 tuổi) người dân ở thị trấn Trà My, nói: “Theo dõi thông tin trên báo đài, internet thấy lãnh đạo tỉnh, huyện không tin tưởng và chưa an tâm về kết luận của các nhà khoa học là đúng, có cơ sở. Ai dám khẳng định sau chuyến khảo sát này không có động đất mạnh. Động đất không quá 5,5 độ richter thì an toàn cho đập nhưng có thấy ai tính đến động đất an toàn cho dân đâu ?”.
Nhiều người dân sống dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, họ vẫn chưa được giải tỏa tâm lý sau cuộc họp, dù trước đó họ đã kỳ vọng rất nhiều.
Chủ tịch xã Hồ Văn Lợi nỗ lực an dân
Nằm sát mé Sông Tranh, hàng loạt căn nhà của người dân các thôn ở Trà Tân cỏ mọc tận bậc thềm, hoang hóa, cửa đóng im ỉm. Nhiều gia đình chuyển con cái, người thân về xuôi, chỉ còn rất ít người bám trụ lại để giữ tài sản mà họ một đời tích cóp.
Bà Dương Thị Thiền (52 tuổi) sống ở ngã ba Trà Tân, chia sẻ: “Nếu có sự cố, dân vùng này trôi đầu tiên. Dân làng nay càng lo lắng hơn vì kết quả của các nhà khoa học không được chính quyền đồng tình, lãnh đạo tỉnh không tin”.
Nhà cửa nứt nẻ, người dân lo lắng khi mưa bão đang đến gần. Người dân chỉ cầu mong chính quyền cơ quan chức năng hỗ trợ dân sửa nhà cửa.
Ba xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng nhất của động đất, với khoảng gần 3 ngàn học sinh, ngành giáo dục địa phương cũng đang lo lắng.
Tại 3 xã này có 8 điểm trường tại vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng kiên cố, đã xuất hiện những vết nứt và xuống cấp.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bắc Trà My, cho biết: “Sợ nhất là thủy điện tích nước, nếu xảy ra động đất, vỡ đập thì rất nguy. Học sinh và giáo viên cần được tập huấn để ứng phó với thảm họa, nhưng chúng tôi không có kinh phí để tổ chức. Giờ chỉ biết trấn an suông giáo viên và học sinh thôi”.
Bức xúc vì bị cho là “kém hiểu biết”
Trước phát ngôn của một số nhà khoa học tại cuộc họp chiều 12/9, nhất là việc TS. Ngô Thị Lư (Viện Vật lý địa cầu) cho rằng, người dân hoang mang vì “kém hiểu biết” khiến dân và chính quyền địa phương rất bức xúc.
Anh Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, nói: “Chúng tôi chuyên môn có hạn nhưng làm việc dựa vào thực tế và vì dân. Nói người dân kém hiểu biết là không đúng rồi. Dân thấy động đất là sợ. Các nhà khoa học có ở đây đâu mà biết được nó ám ảnh thế nào”.
Anh Lợi năm nay mới 33 tuổi, một trong những chủ tịch xã trẻ năng động của huyện Bắc Trà My. Vốn là người dân địa phương được ăn học đàng hoàng, được dân làng và chính quyền bầu làm chủ tịch UBND xã đã gần 2 năm nay. Những ngày qua, đêm ngày anh tất tả khắp nơi để tìm cách an dân.
“Nhà khoa học nói dân thì phải nhìn lại mình. Chính nhà khoa học sai lầm trước. Vì sao trước đây đo đạc khảo sát biết có động đất, đứt gãy mà vẫn cho làm thủy điện? Giờ xảy ra sự cố lại quay ra nói dân hoảng sợ là do kém hiểu biết!”, anh Lợi nói.
Ông Trần Văn Dự (52 tuổi) sống ở khu tái định cư tại thôn 3 Trà Tân, đặt câu hỏi: “Ở đây có động đất, nhà cửa nứt nẻ dân lo sợ tính mạng sao lại nói chúng tôi kém hiểu biết”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Dình Dũng: Chờ kết luận của Viện Vật lý địa cầu Trao đổi với PV chiều 13/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho biết: Ngày 13/9, Bộ Xây dựng họp với Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam về thủy điện sông Tranh 2. Cuộc họp 3 bên thống nhất chờ kết luận của Viện Vật lý địa cầu về tình hình động đất ở sông Tranh 2. Trong vài ngày tới, Bộ sẽ họp với Văn phòng Chính phủ để bàn về việc cho tích nước trở lại Thủy điện sông Tranh 2. Ngọc Mai |