Thập diện mai phục
Sáng 7/7, thí sinh dự thi đại học đợt 2 (khối B, C, D và năng khiếu) lại nườm nượp đổ về Hà Nội. Dù nhu cầu ở trọ của thí sinh và người nhà rất lớn* nhưng tại bến xe Mỹ Đình, quầy tư vấn chỗ ở của sinh viên tình nguyện vẫn “ế ẩm”.
Tay xách nách mang đi thi tại bến xe Mỹ Đình
Vẫn còn lộ vẻ mệt mỏi do say xe, nhưng hai mẹ con chị Hoàng Thị Lan (Thanh Hóa) bắt ngay xe ôm tìm đến địa điểm thi. “Nhà trọ thì tìm sau cũng được. Phải biết con mình thi ở đâu đã chứ. Đề phòng đường xá tắc, tôi cứ tìm cái nhà nào gần trường thi cho yên tâm”- chị Lan tâm sự.
Đi xe ôm đến Học viện Y học Cổ truyền (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân), chị Lan vội vã quan sát địa điểm thi. Biết địa điểm thi chính xác như trong giấy báo thi, chị mới yên tâm tìm nhà trọ.* “Bắt được tín hiệu”, 5- 6 chủ nhà trọ quanh đó vây kín hai mẹ con, mời chào thuê trọ.
Một người phụ nữ trung niên vội vã đi xe máy đến gần, không kịp tháo mũ bảo hiểm, đã “tay bắt mặt mừng” với chị Lan: “Chị chưa tìm được chỗ trọ thì cứ theo em. Nhà em ngay bên đường, điện nước đảm bảo, không gian yên tĩnh”. Như sợ chưa đủ độ tin cậy, người phụ nữ này tiếp tục đưa ra điều kiện hấp dẫn: “Riêng về khoản tắm giặt thì khỏi lo. Em đã mua cả sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng giặt. Mà chị cứ giặt tay xong em cho quần áo vào máy vắt. Em ưu tiên cho hai mẹ con chị”.
Giá cả tuy “chát”, khoảng 100 nghìn đồng/ người/ ngày, nhưng nhiều phụ huynh đang lơ ngơ tìm chỗ cho con cũng chạy lại hỏi han. Như để thêm phần thuyết phục, bà chủ nhà trọ khẳng định: “Nếu sợ bị lừa, các bác cứ yên tâm. Em là công an, chồng em làm ở Học viện Mật mã. Không tin em cho xem giấy tờ”. Vừa nói vừa làm, người phụ nữ này mở ngay ví đưa ra thẻ chứng minh thư và một chiếc thẻ có chữ Bộ Công an (?).
Chủ nhà trọ đưa cả CMT và thẻ Bộ công an để lôi kéo khách
Nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra nghi ngại. Thấy khách hàng chưa xuôi, các chủ nhà trọ khác cũng vây quanh, dồn dập “tấn công”. Một thanh niên trẻ mặc áo đồng phục có chữ “Humax” đến phát cho mỗi phụ huynh một tờ rơi. Nội dung tờ rơi được trình bày hấp dẫn: “Bạn là sĩ tử? Hãy đến với chúng tôi!”. Giá cả khá “cạnh tranh”:* 90.000 đồng/người/ngày.* “Ăn uống dinh dưỡng” là 20 nghìn đồng/ người/ suất. Đặc biệt, chỗ ở được ghi là “biệt thự thuộc làng Việt kiều”, kèm theo chương trình đưa sĩ tử* đến Văn miếu Quốc Tử Giám… cầu may.
Cuộc mặc cả diễn ra một lúc lại xuất hiện thêm nhiều người xưng chủ nhà trọ tìm đến. Hai bố con anh Huỳnh Văn Đức (Bắc Giang) đi xe máy từ quê đến thẳng trường. Tay xách nách mang đồ đạc, anh lại tất tả lo chỗ trú chân cho hai bố con mấy ngày thi. Trước quá nhiều lời mời gọi hấp dẫn, anh do dự không biết tin nhà trọ nào.
Tờ rơi quảng cáo nhà trọ dán chen chúc nhau ở phố Phùng Khoang
Con gái anh Đức mệt mỏi chia sẻ: “Cháu chán lắm rồi! Đi thi mà khổ sở, mãi không tìm được* nhà trọ”. Sốt ruột trước sự do dự của bố, con gái anh Đức bỏ ra ngoài ngồi chờ, mặc ông bố quyết định. “Cháu vừa thi khối A bên ĐH Điện lực nhưng ở đó có ký túc xá nên cũng yên tâm. Cháu thi xong tranh thủ về quê nghỉ ngơi, sáng nay mới lên vì nghĩ cũng dễ tìm nhà trọ. Đi cả quãng đường bụi bặm, nắng nôi cũng không mệt mỏi bằng sự hỗn loạn ở đây”.
Phụ huynh này đưa sĩ từ từ Bắc Giang về thi, đang băn khoăn trước lời mời gọi của chủ nhà trọ
Cuộc tranh giành, chèo kéo ngày càng hỗn loạn. Phụ huynh ngơ ngác. Chủ nhà trọ dường như phát cáu, đổi giọng từ ngon ngọt sang chỏng lỏn. Hết lườm nguýt phụ huynh thí sinh, lại quay sang dè bỉu đối thủ “hớt tay trên” khách trọ. Một hồi, không ít phụ huynh "nhắm mắt chọn liều”.
Chấp nhận “chơi sang”
Điều lạ lùng là chuyện chèo kéo, tranh giành ấy diễn ra ngay cạnh bàn tư vấn nhà trọ miễn phí, nhà trọ giá rẻ của các sinh viên tình nguyện. Hỏi có hỗ trợ chỗ ở miễn phí không, các bạn sinh viên* nhiệt tình đáp ứng: “Chỗ bọn em có hỗ trợ chỗ ở và thậm chí ăn uống miễn phí cho thí sinh”.
Các cuộc chèo kéo khách diễn ran gay tại bàn tu vấn của sin viên tình nguyện
Vậy sao nhiều phụ huynh không tìm đến? Một tình nguyện viên mang vẻ mặt đau khổ nói: “Có lẽ các bác ấy không tin lại có nhà trọ miễn phí. Thấy các chủ nhà trọ tranh giành, chặt chém người nhà học sinh mà chúng em không biết phải làm thế nào. Chúng em chỉ có thể tư vấn và sẵn sàng giúp đỡ khi được phụ huynh đồng ý”.
Nguyễn Ngọc Tú, tình nguyện viên của CLB Mùa hè xanh giải thích thêm: Cũng nhiều phụ huynh cẩn thận, lo ở xa một chút sẽ tắc đường nên để yên tâm, họ thuê luôn nhà gần trường thi. “Em nghĩ tâm lý ấy cũng dễ hiểu, vì thà mất một chút tiền còn hơn nhỡ đi muộn hay xảy ra sự cố trên đường thì ân hận”.
Phụ huynh không mặn mà với tư vấn nhà trọ miễn phí của sinh viên tình nguyện
Điều lý giải ấy đúng phần nào với suy nghĩ của phụ huynh. Chẳng thế mà dù lực lượng tình nguyện*tư vấn*nhà trọ miễn phí*khá*đông đảo vẫn không ảnh hưởng gì đến cơ hội “chặt chém” của các chủ nhà trọ.
Tại khu vực Cầu Diễn, gần các điểm thi HV Cảnh Sát, ĐH Công nghiệp, ĐH Thương Mại, thị trường nhà trọ rất sôi động. Giá cả thì mỗi nơi một kiểu. Những dãy nhà trọ cấp 4, sử dụng vệ sinh chung, giá dao động khoảng 400-600 nghìn đồng/người cả đợt thi. Nhiều hộ gia đình khác cũng tranh thủ “kinh doanh” dịp này. Một căn phòng có diện tích khoảng 15m2, có điều hòa và nhà vệ sinh khép kín, giá khoảng 1,5 đồng/phòng cả đợt thi.
Căn phòng nhỏ chưa đến 10m2 có giá là 1,3 triêu/phòng
Thậm chí ở những khu vực trung tâm hơn như ĐH Sự Phạm, ĐH Bách Khoa giá còn cao hơn, khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/phòng. Để tiết kiệm diện tích và tăng lợi nhuận, nhiều chủ nhà trọ đồng ý ghép 6-8 người chung một phòng, mỗi người trả 80 – 100 nghìn đồng/người/ngày.
Mức chi phí đó vẫn đắng chát đối với các gia đình ở nông thôn có con đi thi. Và theo tìm hiểu của chúng tôi, mức giá 2 -* 2,5 triệu đồng/phòng, sinh viên có thể thuê ở cả tháng*chứ không phải chỉ vỏn vẹn 2 - 3 ngày.
Hôm nay (8/7), các thí sinh có mặt tại địa điểm thi để làm thủ tục đăng ký dự thi ĐH-CĐ đợt 2.
Sáng 7/7, thí sinh dự thi đại học đợt 2 (khối B, C, D và năng khiếu) lại nườm nượp đổ về Hà Nội. Dù nhu cầu ở trọ của thí sinh và người nhà rất lớn* nhưng tại bến xe Mỹ Đình, quầy tư vấn chỗ ở của sinh viên tình nguyện vẫn “ế ẩm”.
Tay xách nách mang đi thi tại bến xe Mỹ Đình
Vẫn còn lộ vẻ mệt mỏi do say xe, nhưng hai mẹ con chị Hoàng Thị Lan (Thanh Hóa) bắt ngay xe ôm tìm đến địa điểm thi. “Nhà trọ thì tìm sau cũng được. Phải biết con mình thi ở đâu đã chứ. Đề phòng đường xá tắc, tôi cứ tìm cái nhà nào gần trường thi cho yên tâm”- chị Lan tâm sự.
Đi xe ôm đến Học viện Y học Cổ truyền (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân), chị Lan vội vã quan sát địa điểm thi. Biết địa điểm thi chính xác như trong giấy báo thi, chị mới yên tâm tìm nhà trọ.* “Bắt được tín hiệu”, 5- 6 chủ nhà trọ quanh đó vây kín hai mẹ con, mời chào thuê trọ.
Một người phụ nữ trung niên vội vã đi xe máy đến gần, không kịp tháo mũ bảo hiểm, đã “tay bắt mặt mừng” với chị Lan: “Chị chưa tìm được chỗ trọ thì cứ theo em. Nhà em ngay bên đường, điện nước đảm bảo, không gian yên tĩnh”. Như sợ chưa đủ độ tin cậy, người phụ nữ này tiếp tục đưa ra điều kiện hấp dẫn: “Riêng về khoản tắm giặt thì khỏi lo. Em đã mua cả sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng giặt. Mà chị cứ giặt tay xong em cho quần áo vào máy vắt. Em ưu tiên cho hai mẹ con chị”.
Giá cả tuy “chát”, khoảng 100 nghìn đồng/ người/ ngày, nhưng nhiều phụ huynh đang lơ ngơ tìm chỗ cho con cũng chạy lại hỏi han. Như để thêm phần thuyết phục, bà chủ nhà trọ khẳng định: “Nếu sợ bị lừa, các bác cứ yên tâm. Em là công an, chồng em làm ở Học viện Mật mã. Không tin em cho xem giấy tờ”. Vừa nói vừa làm, người phụ nữ này mở ngay ví đưa ra thẻ chứng minh thư và một chiếc thẻ có chữ Bộ Công an (?).
Chủ nhà trọ đưa cả CMT và thẻ Bộ công an để lôi kéo khách
Nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra nghi ngại. Thấy khách hàng chưa xuôi, các chủ nhà trọ khác cũng vây quanh, dồn dập “tấn công”. Một thanh niên trẻ mặc áo đồng phục có chữ “Humax” đến phát cho mỗi phụ huynh một tờ rơi. Nội dung tờ rơi được trình bày hấp dẫn: “Bạn là sĩ tử? Hãy đến với chúng tôi!”. Giá cả khá “cạnh tranh”:* 90.000 đồng/người/ngày.* “Ăn uống dinh dưỡng” là 20 nghìn đồng/ người/ suất. Đặc biệt, chỗ ở được ghi là “biệt thự thuộc làng Việt kiều”, kèm theo chương trình đưa sĩ tử* đến Văn miếu Quốc Tử Giám… cầu may.
Cuộc mặc cả diễn ra một lúc lại xuất hiện thêm nhiều người xưng chủ nhà trọ tìm đến. Hai bố con anh Huỳnh Văn Đức (Bắc Giang) đi xe máy từ quê đến thẳng trường. Tay xách nách mang đồ đạc, anh lại tất tả lo chỗ trú chân cho hai bố con mấy ngày thi. Trước quá nhiều lời mời gọi hấp dẫn, anh do dự không biết tin nhà trọ nào.
Tờ rơi quảng cáo nhà trọ dán chen chúc nhau ở phố Phùng Khoang
Con gái anh Đức mệt mỏi chia sẻ: “Cháu chán lắm rồi! Đi thi mà khổ sở, mãi không tìm được* nhà trọ”. Sốt ruột trước sự do dự của bố, con gái anh Đức bỏ ra ngoài ngồi chờ, mặc ông bố quyết định. “Cháu vừa thi khối A bên ĐH Điện lực nhưng ở đó có ký túc xá nên cũng yên tâm. Cháu thi xong tranh thủ về quê nghỉ ngơi, sáng nay mới lên vì nghĩ cũng dễ tìm nhà trọ. Đi cả quãng đường bụi bặm, nắng nôi cũng không mệt mỏi bằng sự hỗn loạn ở đây”.
Phụ huynh này đưa sĩ từ từ Bắc Giang về thi, đang băn khoăn trước lời mời gọi của chủ nhà trọ
Cuộc tranh giành, chèo kéo ngày càng hỗn loạn. Phụ huynh ngơ ngác. Chủ nhà trọ dường như phát cáu, đổi giọng từ ngon ngọt sang chỏng lỏn. Hết lườm nguýt phụ huynh thí sinh, lại quay sang dè bỉu đối thủ “hớt tay trên” khách trọ. Một hồi, không ít phụ huynh "nhắm mắt chọn liều”.
Chấp nhận “chơi sang”
Điều lạ lùng là chuyện chèo kéo, tranh giành ấy diễn ra ngay cạnh bàn tư vấn nhà trọ miễn phí, nhà trọ giá rẻ của các sinh viên tình nguyện. Hỏi có hỗ trợ chỗ ở miễn phí không, các bạn sinh viên* nhiệt tình đáp ứng: “Chỗ bọn em có hỗ trợ chỗ ở và thậm chí ăn uống miễn phí cho thí sinh”.
Các cuộc chèo kéo khách diễn ran gay tại bàn tu vấn của sin viên tình nguyện
Vậy sao nhiều phụ huynh không tìm đến? Một tình nguyện viên mang vẻ mặt đau khổ nói: “Có lẽ các bác ấy không tin lại có nhà trọ miễn phí. Thấy các chủ nhà trọ tranh giành, chặt chém người nhà học sinh mà chúng em không biết phải làm thế nào. Chúng em chỉ có thể tư vấn và sẵn sàng giúp đỡ khi được phụ huynh đồng ý”.
Nguyễn Ngọc Tú, tình nguyện viên của CLB Mùa hè xanh giải thích thêm: Cũng nhiều phụ huynh cẩn thận, lo ở xa một chút sẽ tắc đường nên để yên tâm, họ thuê luôn nhà gần trường thi. “Em nghĩ tâm lý ấy cũng dễ hiểu, vì thà mất một chút tiền còn hơn nhỡ đi muộn hay xảy ra sự cố trên đường thì ân hận”.
Phụ huynh không mặn mà với tư vấn nhà trọ miễn phí của sinh viên tình nguyện
Điều lý giải ấy đúng phần nào với suy nghĩ của phụ huynh. Chẳng thế mà dù lực lượng tình nguyện*tư vấn*nhà trọ miễn phí*khá*đông đảo vẫn không ảnh hưởng gì đến cơ hội “chặt chém” của các chủ nhà trọ.
Tại khu vực Cầu Diễn, gần các điểm thi HV Cảnh Sát, ĐH Công nghiệp, ĐH Thương Mại, thị trường nhà trọ rất sôi động. Giá cả thì mỗi nơi một kiểu. Những dãy nhà trọ cấp 4, sử dụng vệ sinh chung, giá dao động khoảng 400-600 nghìn đồng/người cả đợt thi. Nhiều hộ gia đình khác cũng tranh thủ “kinh doanh” dịp này. Một căn phòng có diện tích khoảng 15m2, có điều hòa và nhà vệ sinh khép kín, giá khoảng 1,5 đồng/phòng cả đợt thi.
Căn phòng nhỏ chưa đến 10m2 có giá là 1,3 triêu/phòng
Thậm chí ở những khu vực trung tâm hơn như ĐH Sự Phạm, ĐH Bách Khoa giá còn cao hơn, khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/phòng. Để tiết kiệm diện tích và tăng lợi nhuận, nhiều chủ nhà trọ đồng ý ghép 6-8 người chung một phòng, mỗi người trả 80 – 100 nghìn đồng/người/ngày.
Mức chi phí đó vẫn đắng chát đối với các gia đình ở nông thôn có con đi thi. Và theo tìm hiểu của chúng tôi, mức giá 2 -* 2,5 triệu đồng/phòng, sinh viên có thể thuê ở cả tháng*chứ không phải chỉ vỏn vẹn 2 - 3 ngày.
Hôm nay (8/7), các thí sinh có mặt tại địa điểm thi để làm thủ tục đăng ký dự thi ĐH-CĐ đợt 2.