Trưởng ban Dân nguyện của QH Nguyễn Đức Hiền cho rằng hiện nay, hoạt động TXCT vẫn nặng về thủ tục hành chính và chưa thu hút được nhiều cử tri quan tâm. Thời gian dành để cử tri phát biểu còn ít; việc giải trình, tiếp thu của ĐBQH và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương vẫn còn chưa thấu đáo, chưa đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của cử tri.
Đặc biệt, theo ông Hiền, tình trạng “đại cử tri, cử tri chuyên nghiệp” vẫn còn diễn ra. Vì thế, dự thảo nghị quyết lần này đã quy định cụ thể về thành phần tham dự cũng như chương trình Hội nghị TXCT theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Dự thảo cũng quy định chậm nhất là bảy ngày trước ngày TXCT của ĐBQH, Đoàn ĐBQH gửi kế hoạch TXCT đến các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc TXCT; công khai địa chỉ, hộp thư điện tử và số điện thoại của các ĐBQH tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH để cử tri được biết.
Ngoài ra, một quy định mới được bổ sung vào dự thảo nghị quyết lần này là việc TXCT ngoài tỉnh, TP nơi ĐBQH ứng cử. “Đây là quy định mới, đảm bảo ĐBQH đại diện cho nhân dân cả nước, cũng như tạo điều kiện cho đại biểu liên hệ, trao đổi với cử tri có kiến thức chuyên môn và thâm nhập sâu, rộng vào đời sống nhân dân, thu thập những kiến nghị, phản ánh về vấn đề đại biểu quan tâm” - ông Hiền nhấn mạnh.
Cùng ngày, Chính phủ đã có tờ trình về Dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) gửi Ủy ban Thường vụ QH. Theo đó, dự thảo quy định phổ biến kiến thức QP-AN cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ hộ tàu thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình tuyến biên giới, trên đảo, người lao động ở các vùng biên giới, hải đảo, người lao động trong các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Thẩm tra về nội dung trên, Thường trực Ủy ban QP-AN cho rằng để tránh những vấn đề phức tạp có thể phát sinh, dự thảo nên quy định theo hướng thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối với những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, còn cụ thể sẽ do văn bản dưới luật quy định.
Đặc biệt, theo ông Hiền, tình trạng “đại cử tri, cử tri chuyên nghiệp” vẫn còn diễn ra. Vì thế, dự thảo nghị quyết lần này đã quy định cụ thể về thành phần tham dự cũng như chương trình Hội nghị TXCT theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Dự thảo cũng quy định chậm nhất là bảy ngày trước ngày TXCT của ĐBQH, Đoàn ĐBQH gửi kế hoạch TXCT đến các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc TXCT; công khai địa chỉ, hộp thư điện tử và số điện thoại của các ĐBQH tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH để cử tri được biết.
Ngoài ra, một quy định mới được bổ sung vào dự thảo nghị quyết lần này là việc TXCT ngoài tỉnh, TP nơi ĐBQH ứng cử. “Đây là quy định mới, đảm bảo ĐBQH đại diện cho nhân dân cả nước, cũng như tạo điều kiện cho đại biểu liên hệ, trao đổi với cử tri có kiến thức chuyên môn và thâm nhập sâu, rộng vào đời sống nhân dân, thu thập những kiến nghị, phản ánh về vấn đề đại biểu quan tâm” - ông Hiền nhấn mạnh.
Cùng ngày, Chính phủ đã có tờ trình về Dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) gửi Ủy ban Thường vụ QH. Theo đó, dự thảo quy định phổ biến kiến thức QP-AN cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ hộ tàu thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình tuyến biên giới, trên đảo, người lao động ở các vùng biên giới, hải đảo, người lao động trong các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Thẩm tra về nội dung trên, Thường trực Ủy ban QP-AN cho rằng để tránh những vấn đề phức tạp có thể phát sinh, dự thảo nên quy định theo hướng thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối với những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, còn cụ thể sẽ do văn bản dưới luật quy định.