Lonesome George, thuộc loài rùa Chelonoidis nigra abingdoni và được coi là "hậu duệ" cuối cùng của loài rùa khổng lồ Geochelone abigdoni trên quần đảo Galapagos đã tử vong tại trên hòn đảo Pinta thuộc Vườn quốc gia Galapagos ở Ecuador vào ngày 24/6 vừa qua.
Bộ trưởng Môi trường Ecuador, ông Marcela Aguinaga đã công bố kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy rùa Marcela Aguinaga chết do đã lớn tuổi. Ông cho biết cụ rùa này khoảng 100 tuổi vào thời điểm tử vong. Bộ trưởng Aguinaga cũng tiết lộ xác của rùa Lonesome George sẽ được ướp và trưng bày tại bảo tàng trên hòn đảo Santa Cruz.
Trong nhiều thập kỷ trước đó, các nhà khoa học đã nhiều lần cố gắng ghép đôi Lonesome George với một cá thể rùa cái cùng họ với rùa khổng lồ Geochelone abigdoni, với hy vọng chúng sẽ giao phối và sinh sản. Nhưng không thành công vì Lonesome George không chịu giao phối.
Sau khi được phát hiện vào năm 1972, rùa Lonesome George đã trở thành biểu tượng của quần đảo Galapagos, giúp thu hút hoảng 180.000 lượt khách du lịch tới tham quan khu vực này mỗi năm.
Quần đảo Galapagos hiện vẫn có khoảng 20.000 cá thể rùa thuộc nhiều loài khác nhau đang sinh sống.
Bộ trưởng Môi trường Ecuador, ông Marcela Aguinaga đã công bố kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy rùa Marcela Aguinaga chết do đã lớn tuổi. Ông cho biết cụ rùa này khoảng 100 tuổi vào thời điểm tử vong. Bộ trưởng Aguinaga cũng tiết lộ xác của rùa Lonesome George sẽ được ướp và trưng bày tại bảo tàng trên hòn đảo Santa Cruz.
Trong nhiều thập kỷ trước đó, các nhà khoa học đã nhiều lần cố gắng ghép đôi Lonesome George với một cá thể rùa cái cùng họ với rùa khổng lồ Geochelone abigdoni, với hy vọng chúng sẽ giao phối và sinh sản. Nhưng không thành công vì Lonesome George không chịu giao phối.
Sau khi được phát hiện vào năm 1972, rùa Lonesome George đã trở thành biểu tượng của quần đảo Galapagos, giúp thu hút hoảng 180.000 lượt khách du lịch tới tham quan khu vực này mỗi năm.
Quần đảo Galapagos hiện vẫn có khoảng 20.000 cá thể rùa thuộc nhiều loài khác nhau đang sinh sống.