Tại cuộc họp sáng nay (18/10), Thanh tra Chính phủ đã thông báo kết quả kiểm tra, rà soát giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, trong toàn bộ 528 vụ việc có khoảng 70% khiếu nại liên quan đất đai.
Ông Thanh cho biết, vụ việc ở Văn Giang và Dương Nội cũng nằm trong số đó và vẫn đang tiếp tục phối hợp với các địa phương để giải quyết. Vụ Dương Nội đã có phương án giải quyết. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý kết luận của Thanh tra Chính phủ. Thành phố Hà Nội đang tổ chức thực hiện theo kết luận. Sẽ vận động thuyết phục và hỗ trợ người dân để chấm dứt khiếu nại.
Họp thanh tra Chính phủ sáng 18/10
Riêng vụ Tiên Lãng, đã có ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ và Hải Phòng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc. Do vậy từ sau 15/12/2011, Tiên Lãng không còn nằm trong danh sách 528 vụ việc được thanh tra rà soát này.
Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định đây không phải là cuộc tổng thanh tra. Mà qua ra soát, các bộ ngành Trung ương thấy rằng quá trình giải quyết trước đây có những sai sót. Có thể là sai sót về áp dụng pháp luật, về thẩm quyền, hoặc về văn bản....
"Lần này, chúng tôi tập trung vào những vụ việc tồn đọng. Thậm chí có những vụ tồn đọng từ năm 1977 (ở Quảng Ninh). Đây là những vụ việc mà chúng tôi yêu cầu giải quyết lại", ông Thanh cho hay.
Một số vụ việc đặc biệt phức tạp, các địa phương chưa giải quyết hết thẩm quyền, để tồn đọng từ nhiều năm nên vừa rồi, Thanh tra Chính phủ phải rà soát. Gắn vào đó là những vụ việc mà các bộ ngành Trung ương yêu cầu các chủ tịch tỉnh phải có giải pháp hỗ trợ người khiếu nại. Có nghĩa là, thấy mình đã giải quyết đúng, đã đền bù đủ nhưng người dân thiệt thòi quá thì phải có hỗ trợ để họ ổn định cuộc sống.
Về trách nhiệm của địa phương trong việc xử lý khiếu nại, ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó tổng thanh tra Chính phủ cho hay: “Có những vụ việc sai sót hoặc tồn đọng là do cơ chế chính sách thay đổi, đan xen qua các thời kỳ. Cho nên khó quy trách nhiệm cụ thể của người nào. Bởi vậy, việc rà soát giải quyết quyền lợi của người dân mới là mục đích chính lần này”.
Tính đến 15/10, Thanh tra Chính phủ đã tra kiểm tra rà soát được 486/528 vụ việc. Trong đó số vụ thống nhất với địa phương dự kiến chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt thụ lý giải quyết là 282 vụ. Số vụ yêu cầu địa phương giải quyết và giải quyết lại hoặc xem xét hỗ trợ cho người dân là 131 vụ. Có 41 vụ việc thống nhất xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và 32 vụ các bộ ngành trung ương đang phối hợp giải quyết.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, trong toàn bộ 528 vụ việc có khoảng 70% khiếu nại liên quan đất đai.
Ông Thanh cho biết, vụ việc ở Văn Giang và Dương Nội cũng nằm trong số đó và vẫn đang tiếp tục phối hợp với các địa phương để giải quyết. Vụ Dương Nội đã có phương án giải quyết. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý kết luận của Thanh tra Chính phủ. Thành phố Hà Nội đang tổ chức thực hiện theo kết luận. Sẽ vận động thuyết phục và hỗ trợ người dân để chấm dứt khiếu nại.
Họp thanh tra Chính phủ sáng 18/10
Riêng vụ Tiên Lãng, đã có ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ và Hải Phòng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc. Do vậy từ sau 15/12/2011, Tiên Lãng không còn nằm trong danh sách 528 vụ việc được thanh tra rà soát này.
Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định đây không phải là cuộc tổng thanh tra. Mà qua ra soát, các bộ ngành Trung ương thấy rằng quá trình giải quyết trước đây có những sai sót. Có thể là sai sót về áp dụng pháp luật, về thẩm quyền, hoặc về văn bản....
"Lần này, chúng tôi tập trung vào những vụ việc tồn đọng. Thậm chí có những vụ tồn đọng từ năm 1977 (ở Quảng Ninh). Đây là những vụ việc mà chúng tôi yêu cầu giải quyết lại", ông Thanh cho hay.
Một số vụ việc đặc biệt phức tạp, các địa phương chưa giải quyết hết thẩm quyền, để tồn đọng từ nhiều năm nên vừa rồi, Thanh tra Chính phủ phải rà soát. Gắn vào đó là những vụ việc mà các bộ ngành Trung ương yêu cầu các chủ tịch tỉnh phải có giải pháp hỗ trợ người khiếu nại. Có nghĩa là, thấy mình đã giải quyết đúng, đã đền bù đủ nhưng người dân thiệt thòi quá thì phải có hỗ trợ để họ ổn định cuộc sống.
Về trách nhiệm của địa phương trong việc xử lý khiếu nại, ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó tổng thanh tra Chính phủ cho hay: “Có những vụ việc sai sót hoặc tồn đọng là do cơ chế chính sách thay đổi, đan xen qua các thời kỳ. Cho nên khó quy trách nhiệm cụ thể của người nào. Bởi vậy, việc rà soát giải quyết quyền lợi của người dân mới là mục đích chính lần này”.
Tính đến 15/10, Thanh tra Chính phủ đã tra kiểm tra rà soát được 486/528 vụ việc. Trong đó số vụ thống nhất với địa phương dự kiến chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt thụ lý giải quyết là 282 vụ. Số vụ yêu cầu địa phương giải quyết và giải quyết lại hoặc xem xét hỗ trợ cho người dân là 131 vụ. Có 41 vụ việc thống nhất xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và 32 vụ các bộ ngành trung ương đang phối hợp giải quyết.