Ông Tiêu Viết Thạnh, trưởng Công an xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, lực lượng công an, biên phòng và chính quyền địa phương phát hiện thu giữ số cổ vật trên khi người dân đưa từ tàu cá lên bờ chuyển đi tẩu tán.
Ngày hôm qua (8/9) có 4 bát cổ làm bằng sứ cũng được thu giữ. Tin cho hay sau khi phát hiện tàu cổ bị đắm chứa nhiều cổ vật ở vùng biển thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, rất nhiều người đã lặn lấy và đem nhiều cổ vật cất giấu với số lượng lớn.
Tàu thuyền và ngư dân vây quanh nơi chiếc tàu cổ bị đắm có chứa nhiều cổ vật - Ảnh: Võ Minh
Mặc dù lực lượng công an, biên phòng đã bố trí lực lượng chốt chặn, huy động tàu, ca nô chạy vòng quanh khu vực phát hiện tàu cổ để bảo vệ cổ vật nhưng hàng trăm người dân vẫn bất chấp ngăn cản của lực lượng chức năng đổ xô ra biển lặn tìm cổ vật. Do chiếc tàu đắm được tìm thấy chỉ cách bờ chừng 50m và nằm ở độ sâu chỉ khoảng 3m nên người dân ra khai thác rất đông.
Đáng tiếc là do lén lút và khai thác ồ ạt nên rất nhiều cổ vật nằm trong con tàu đắm đã bị bể khá nhiều. Ông Nguyễn Quốc Vương, chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cho biết sau khi công an, biên phòng tăng cường thêm lực lượng thì đến chiều tối ngày 9/9 cơ bản đã vãn hồi được trật tự, hạn chế số người ra biển lén lút lặn lấy cổ vật trái phép. “Chúng tôi đang tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân chấm dứt việc ra khai thác cổ vật trái phép đồng thời yêu cầu những người dân đang cất giấu cổ vật đem giao nộp lại cho lực lượng chức năng”, ông Vương nói.
Trong khi đó, ông Tiêu Viết Thạnh thì cho biết thời điểm này vẫn còn rất đông người dân ngồi trên ghe, túc trực trong bờ chờ cơ hội để tìm cách lặn khai thác cổ vật. “Có khả năng người dân lại lén lút ra lặn lấy cổ vật lúc 2 giờ đến 3 giờ sáng. Chúng tôi đang bố trí lực lượng canh giữ nghiêm ngặt”, ông Thạnh nói.
Số cổ vật của một người dân lặn lấy được từ chiếc tàu đắm cất giữ trong nhà - Ảnh: Phúc Long
Những cổ vật này được xác định có từ thế kỷ XV, đời Minh - Ảnh: Phúc Long
Lặn tìm cổ vật - Ảnh: Võ Minh
Người dân chực chờ quanh khu vực tàu đắm để chờ lặn lấy cổ vật - Ảnh: Phúc Long
Bà Lê Thị Chung - Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua kiểm tra các cổ vật trên thuộc thời Minh ở thế kỷ XV. Theo đó, khu vực biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, hàng trăm năm trước đây tàu buôn bán gốm sứ thường đi qua lại giao thương. Giai đoạn này, các thuyền buồm từ Trung Quốc giao thương trên con đường tơ lụa đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương. Có thể do gặp thời tiết xấu, thuyền buồm đã chìm tại vùng biển này. “Vào năm 1999, Bảo tàng Quảng Ngãi cũng đã phát hiện nhiều gốm, sứ của một tàu gỗ bị đắm tại khu vực biển Bình Châu” – bà Chung nói.
Ông Lê Viết Chữ, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chỉ đạo các lực lượng kiểm soát, không cho người dân tiếp tục khai thác, vận động người dân giao nộp lại cổ vật, đồng thời tiến hành việc khai quật tàu chứa cổ vật trong thời gian sớm nhất, thực hiện theo đúng luật di sản.
Theo phản ánh của những người trực tiếp lặn tìm cổ vật thì có rất nhiều cổ vật còn chôn sâu dưới cát biển. Hiện một số “tay săn” đồ cổ cũng đã lai vãn đến xã Bình Châu để lùng sục thu mua đồ cổ mà người dân đang cất giấu.
Ngày hôm qua (8/9) có 4 bát cổ làm bằng sứ cũng được thu giữ. Tin cho hay sau khi phát hiện tàu cổ bị đắm chứa nhiều cổ vật ở vùng biển thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, rất nhiều người đã lặn lấy và đem nhiều cổ vật cất giấu với số lượng lớn.
Tàu thuyền và ngư dân vây quanh nơi chiếc tàu cổ bị đắm có chứa nhiều cổ vật - Ảnh: Võ Minh
Mặc dù lực lượng công an, biên phòng đã bố trí lực lượng chốt chặn, huy động tàu, ca nô chạy vòng quanh khu vực phát hiện tàu cổ để bảo vệ cổ vật nhưng hàng trăm người dân vẫn bất chấp ngăn cản của lực lượng chức năng đổ xô ra biển lặn tìm cổ vật. Do chiếc tàu đắm được tìm thấy chỉ cách bờ chừng 50m và nằm ở độ sâu chỉ khoảng 3m nên người dân ra khai thác rất đông.
Đáng tiếc là do lén lút và khai thác ồ ạt nên rất nhiều cổ vật nằm trong con tàu đắm đã bị bể khá nhiều. Ông Nguyễn Quốc Vương, chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cho biết sau khi công an, biên phòng tăng cường thêm lực lượng thì đến chiều tối ngày 9/9 cơ bản đã vãn hồi được trật tự, hạn chế số người ra biển lén lút lặn lấy cổ vật trái phép. “Chúng tôi đang tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân chấm dứt việc ra khai thác cổ vật trái phép đồng thời yêu cầu những người dân đang cất giấu cổ vật đem giao nộp lại cho lực lượng chức năng”, ông Vương nói.
Trong khi đó, ông Tiêu Viết Thạnh thì cho biết thời điểm này vẫn còn rất đông người dân ngồi trên ghe, túc trực trong bờ chờ cơ hội để tìm cách lặn khai thác cổ vật. “Có khả năng người dân lại lén lút ra lặn lấy cổ vật lúc 2 giờ đến 3 giờ sáng. Chúng tôi đang bố trí lực lượng canh giữ nghiêm ngặt”, ông Thạnh nói.
Số cổ vật của một người dân lặn lấy được từ chiếc tàu đắm cất giữ trong nhà - Ảnh: Phúc Long
Những cổ vật này được xác định có từ thế kỷ XV, đời Minh - Ảnh: Phúc Long
Lặn tìm cổ vật - Ảnh: Võ Minh
Người dân chực chờ quanh khu vực tàu đắm để chờ lặn lấy cổ vật - Ảnh: Phúc Long
Bà Lê Thị Chung - Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua kiểm tra các cổ vật trên thuộc thời Minh ở thế kỷ XV. Theo đó, khu vực biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, hàng trăm năm trước đây tàu buôn bán gốm sứ thường đi qua lại giao thương. Giai đoạn này, các thuyền buồm từ Trung Quốc giao thương trên con đường tơ lụa đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương. Có thể do gặp thời tiết xấu, thuyền buồm đã chìm tại vùng biển này. “Vào năm 1999, Bảo tàng Quảng Ngãi cũng đã phát hiện nhiều gốm, sứ của một tàu gỗ bị đắm tại khu vực biển Bình Châu” – bà Chung nói.
Ông Lê Viết Chữ, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chỉ đạo các lực lượng kiểm soát, không cho người dân tiếp tục khai thác, vận động người dân giao nộp lại cổ vật, đồng thời tiến hành việc khai quật tàu chứa cổ vật trong thời gian sớm nhất, thực hiện theo đúng luật di sản.
Theo phản ánh của những người trực tiếp lặn tìm cổ vật thì có rất nhiều cổ vật còn chôn sâu dưới cát biển. Hiện một số “tay săn” đồ cổ cũng đã lai vãn đến xã Bình Châu để lùng sục thu mua đồ cổ mà người dân đang cất giấu.