Đây là hai mỏ vàng được cho là lớn nhất Việt Nam đã được cấp phép liên doanh với nước ngoài tổ chức khai thác tại.
Qua hơn 8 năm, hai công ty đã khai thác hơn 4,564 tấn vàng và 1,6 tấn bạc. Trong đó mỏ vàng Bồng Miêu đã khai thác hơn 1,793 tấn vàng và 671 kg bạc. Mỏ vàng Đắk Sa huyện Phước Sơn khai thác hơn 2,771 tấn vàng và hơn 1 tấn bạc.
Với hơn 4,564 tấn vàng được khai thác, nhưng tỉnh Quảng Nam chỉ thu được hơn 162 tỷ đồng Việt Nam tiền thuế tài nguyên và các nguồn thu nộp ngân sách khác do hai công ty khai thác này nộp.
Một khối vàng nặng hơn 5 kg được khai thác tại mỏ Đắk Sa, Phước Sơn, Quảng Nam
Tại buổi làm việc với Công ty vàng Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho rằng, sản lượng vàng khai thác được tại Quảng Nam khi cấp giấy phép khai thác là xuất khẩu 100%. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Quang yêu cầu xem xét chế biến sâu vàng và tiêu thụ trong nước để tăng thêm nguồn thu cho quốc gia và ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, việc giải quyết khai thác vàng trái phép diễn ra hết sức phức tạp, hiện chính quyền địa phương vẫn chưa thể ngăn chặn được gây thất thoát lớn đến tài nguyên khoáng sản vàng.
Tỉnh Quảng Nam được xem là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản. Trong đó khoáng sản vàng được cho là lớn nhất toàn quốc. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên khoáng sản quí hiếm này đã bị khai thác trái phép gây thất thoát lớn trong hơn 20 năm qua.
Việc khai thác khoáng sản trái phép kéo dài nhiều năm đã gây tác động xấu đến môi trường vùng đầu nguồn. Nhất là ô nhiễm nguồn nước và rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
Qua hơn 8 năm, hai công ty đã khai thác hơn 4,564 tấn vàng và 1,6 tấn bạc. Trong đó mỏ vàng Bồng Miêu đã khai thác hơn 1,793 tấn vàng và 671 kg bạc. Mỏ vàng Đắk Sa huyện Phước Sơn khai thác hơn 2,771 tấn vàng và hơn 1 tấn bạc.
Với hơn 4,564 tấn vàng được khai thác, nhưng tỉnh Quảng Nam chỉ thu được hơn 162 tỷ đồng Việt Nam tiền thuế tài nguyên và các nguồn thu nộp ngân sách khác do hai công ty khai thác này nộp.
Một khối vàng nặng hơn 5 kg được khai thác tại mỏ Đắk Sa, Phước Sơn, Quảng Nam
Tại buổi làm việc với Công ty vàng Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho rằng, sản lượng vàng khai thác được tại Quảng Nam khi cấp giấy phép khai thác là xuất khẩu 100%. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Quang yêu cầu xem xét chế biến sâu vàng và tiêu thụ trong nước để tăng thêm nguồn thu cho quốc gia và ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, việc giải quyết khai thác vàng trái phép diễn ra hết sức phức tạp, hiện chính quyền địa phương vẫn chưa thể ngăn chặn được gây thất thoát lớn đến tài nguyên khoáng sản vàng.
Tỉnh Quảng Nam được xem là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản. Trong đó khoáng sản vàng được cho là lớn nhất toàn quốc. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên khoáng sản quí hiếm này đã bị khai thác trái phép gây thất thoát lớn trong hơn 20 năm qua.
Việc khai thác khoáng sản trái phép kéo dài nhiều năm đã gây tác động xấu đến môi trường vùng đầu nguồn. Nhất là ô nhiễm nguồn nước và rừng bị tàn phá nghiêm trọng.