Vào ngày Thứ Hai tới, chính khách Đức gốc Việt Philipp Rösler sẽ sang thăm Việt Nam, trên cương vị Phó thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế. Đó sẽ là một chuyến thăm đáng nhớ, mặc dù trước đây ông đã từng cùng vợ thăm Việt Nam.
Sau đây là trích lược cuộc trả lời phỏng vấn của Phó thủ tướng Philipp Rösler trước chuyến đi:
- Ông sắp đi thăm Việt Nam, nơi ông chào đời. Vậy ông chờ đợi những gì ở chuyến thăm đáng nhớ này?
Tôi hy vọng rằng giới kinh doanh Đức sẽ thu được nhiều thành quả từ chuyến thăm này. Việt Nam là một đất nước đang đi lên và chính vì vậy là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty của chúng ta (Đức). Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm qua, trong đó có những tiến bộ hướng tới tự do kinh tế sâu rộng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức, trong đó có một số vấn đề liên quan đến pháp quyền.
- Chuyến thăm Việt Nam của ông rất được chú ý. Dù sao thì câu chuyện cá nhân của ông cũng liên quan mật thiết với lịch sử Việt Nam gần đây… Ông có nhớ chút gì về quá khứ?
Tôi từng sống vài tháng ở Khánh Hưng (hiện thời là Sóc Trăng) trong một trại nuôi trẻ mồ côi của nhà thờ Thiên chúa giáo. Đó là vào năm 1973. Tất nhiên là tôi không thể nhớ những gì đã xảy ra vào thời điểm đó. Cách đây vài năm, tôi có đọc một bài đăng trên tạp chí Spiegel về trại trẻ mồ côi này. Hơn 3.000 trẻ mồ côi đã được các xơ nuôi dưỡng ở đây. Họ đã làm giấy khai sinh và tạo điều kiện cho các thủ tục nhận làm con nuôi được tiến hành nhanh chóng.
- Hai bà xơ Mary Marthe và Sylvie Marthe đã chăm sóc ông ở Khánh Hưng trong những tháng đầu đời. Ông đã được nhận làm con nuôi và được mang sang Đức hồi tháng 11/1973. Xơ Mary Marthe hiện vẫn đang sống ở Việt Nam. Vậy ông có còn liên lạc với bà ấy?
Tôi đã liên lạc với bà ấy, khi tôi trở thành Bộ trưởng Y tế Đức hồi mùa Thu năm 2009. Cánh phóng viên đã đến Việt Nam và lấy được một số bức ảnh hồi bé của tôi từ xơ Mary Marthe. Sau đó, bà ấy đã liên lạc với tôi qua một bà xơ khác có địa chỉ e-mail. Tôi rất cảm động.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế
Philipp Rösler (Ảnh german info)
- Cách đây 6 năm, ông đã tiến hành chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên cùng với vợ, nhưng lại không đến nơi ông từng được nuôi dưỡng khi còn là trẻ sơ sinh. Liệu đó có phải là một quyết định có ý thức?
Đến năm 2006, tôi hoàn toàn không biết trại trẻ mồ côi đó nằm ở đâu. Tôi đã nhiều lần tìm địa danh Khánh Hưng trên bản đồ, nhưng không thể nào tìm thấy. Khi thăm quan Dinh Độc lập, tôi mới giải quyết được vấn đề nan giải này. Tại bảo tàng ở đây, tôi đã tìm thấy một bản đồ của Mỹ có ghi các địa danh cũ. Khánh Hưng, cũng giống như nhiều địa danh khác, đã bị đổi tên sau khi Việt Nam thống nhất.
- Vì sao ông không đến Sóc trăng trong chuyến đi đó?
Khi đó, tôi đến Việt Nam với tư cách là một du khách bình thường. Vợ chồng tôi đang thăm quan Châu thổ sông Cửu Long. Hai vợ chồng tôi từng nghĩ rằng Sóc Trăng có lẽ cũng giống như những địa điểm khác mà chúng tôi từng thăm thú.
- Vậy liệu ông có ý định làm một chuyến thăm bên lề chuyến thăm chính thức đã được lên lịch?
Tôi đi thăm Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Kinh tế, một đại diện của giới kinh doanh Đức, chứ không phải là một chuyến đi tìm hiểu quá khứ của bản thân.
- Có bao giờ cha nuôi ông giải thích vì sao lại chọn ông làm con nuôi?
Cha nuôi tôi vốn là một người lính trong quân đội Đức. Trong thời gian đào tạo phi công lái máy bay lên thẳng ở Mỹ hồi những năm 1970, ông ấy có quen với một đồng nghiệp người Việt. Qua ông này, cha tôi biết được sự cùng khổ do chiến tranh gây ra và ở đó có nhiều trẻ mồ côi. Đó chính là lý do khiến ông nhận tôi làm con nuôi.
- Đôi khi ông cũng nhận thấy khía cạnh châu Á của mình chứ?
Ngoại hình của tôi đã nói lên điều đó. Chỉ có điều tôi không phải là một võ sư không thủ mà cũng không thường xuyên ăn thức ăn châu Á. Năm ngoái, khi tôi cùng với Thủ tướng Angela Merkel thăm Mỹ, hai vị bộ trưởng Mỹ gốc châu Á đã hỏi tôi về cuộc sống riêng tư. Tổng thống Obama cũng thế, nhưng ông ấy không hề tỏ ra ngạc nhiên. Suy cho cùng, Mỹ là một quốc gia của những người di cư.
Nước Đức là tổ quốc của tôi. Hệ thống dân chủ và thành công của chúng ta (Đức) không chỉ dựa trên nền kinh tế thị trường mang tính xã hội là còn dựa trên một xã hội tự do. Tôi sẽ nhấn mạnh điều này trong chuyến thăm Việt Nam.
Sau đây là trích lược cuộc trả lời phỏng vấn của Phó thủ tướng Philipp Rösler trước chuyến đi:
- Ông sắp đi thăm Việt Nam, nơi ông chào đời. Vậy ông chờ đợi những gì ở chuyến thăm đáng nhớ này?
Tôi hy vọng rằng giới kinh doanh Đức sẽ thu được nhiều thành quả từ chuyến thăm này. Việt Nam là một đất nước đang đi lên và chính vì vậy là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty của chúng ta (Đức). Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm qua, trong đó có những tiến bộ hướng tới tự do kinh tế sâu rộng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức, trong đó có một số vấn đề liên quan đến pháp quyền.
- Chuyến thăm Việt Nam của ông rất được chú ý. Dù sao thì câu chuyện cá nhân của ông cũng liên quan mật thiết với lịch sử Việt Nam gần đây… Ông có nhớ chút gì về quá khứ?
Tôi từng sống vài tháng ở Khánh Hưng (hiện thời là Sóc Trăng) trong một trại nuôi trẻ mồ côi của nhà thờ Thiên chúa giáo. Đó là vào năm 1973. Tất nhiên là tôi không thể nhớ những gì đã xảy ra vào thời điểm đó. Cách đây vài năm, tôi có đọc một bài đăng trên tạp chí Spiegel về trại trẻ mồ côi này. Hơn 3.000 trẻ mồ côi đã được các xơ nuôi dưỡng ở đây. Họ đã làm giấy khai sinh và tạo điều kiện cho các thủ tục nhận làm con nuôi được tiến hành nhanh chóng.
- Hai bà xơ Mary Marthe và Sylvie Marthe đã chăm sóc ông ở Khánh Hưng trong những tháng đầu đời. Ông đã được nhận làm con nuôi và được mang sang Đức hồi tháng 11/1973. Xơ Mary Marthe hiện vẫn đang sống ở Việt Nam. Vậy ông có còn liên lạc với bà ấy?
Tôi đã liên lạc với bà ấy, khi tôi trở thành Bộ trưởng Y tế Đức hồi mùa Thu năm 2009. Cánh phóng viên đã đến Việt Nam và lấy được một số bức ảnh hồi bé của tôi từ xơ Mary Marthe. Sau đó, bà ấy đã liên lạc với tôi qua một bà xơ khác có địa chỉ e-mail. Tôi rất cảm động.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế
Philipp Rösler (Ảnh german info)
- Cách đây 6 năm, ông đã tiến hành chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên cùng với vợ, nhưng lại không đến nơi ông từng được nuôi dưỡng khi còn là trẻ sơ sinh. Liệu đó có phải là một quyết định có ý thức?
Đến năm 2006, tôi hoàn toàn không biết trại trẻ mồ côi đó nằm ở đâu. Tôi đã nhiều lần tìm địa danh Khánh Hưng trên bản đồ, nhưng không thể nào tìm thấy. Khi thăm quan Dinh Độc lập, tôi mới giải quyết được vấn đề nan giải này. Tại bảo tàng ở đây, tôi đã tìm thấy một bản đồ của Mỹ có ghi các địa danh cũ. Khánh Hưng, cũng giống như nhiều địa danh khác, đã bị đổi tên sau khi Việt Nam thống nhất.
- Vì sao ông không đến Sóc trăng trong chuyến đi đó?
Khi đó, tôi đến Việt Nam với tư cách là một du khách bình thường. Vợ chồng tôi đang thăm quan Châu thổ sông Cửu Long. Hai vợ chồng tôi từng nghĩ rằng Sóc Trăng có lẽ cũng giống như những địa điểm khác mà chúng tôi từng thăm thú.
- Vậy liệu ông có ý định làm một chuyến thăm bên lề chuyến thăm chính thức đã được lên lịch?
Tôi đi thăm Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Kinh tế, một đại diện của giới kinh doanh Đức, chứ không phải là một chuyến đi tìm hiểu quá khứ của bản thân.
- Có bao giờ cha nuôi ông giải thích vì sao lại chọn ông làm con nuôi?
Cha nuôi tôi vốn là một người lính trong quân đội Đức. Trong thời gian đào tạo phi công lái máy bay lên thẳng ở Mỹ hồi những năm 1970, ông ấy có quen với một đồng nghiệp người Việt. Qua ông này, cha tôi biết được sự cùng khổ do chiến tranh gây ra và ở đó có nhiều trẻ mồ côi. Đó chính là lý do khiến ông nhận tôi làm con nuôi.
- Đôi khi ông cũng nhận thấy khía cạnh châu Á của mình chứ?
Ngoại hình của tôi đã nói lên điều đó. Chỉ có điều tôi không phải là một võ sư không thủ mà cũng không thường xuyên ăn thức ăn châu Á. Năm ngoái, khi tôi cùng với Thủ tướng Angela Merkel thăm Mỹ, hai vị bộ trưởng Mỹ gốc châu Á đã hỏi tôi về cuộc sống riêng tư. Tổng thống Obama cũng thế, nhưng ông ấy không hề tỏ ra ngạc nhiên. Suy cho cùng, Mỹ là một quốc gia của những người di cư.
Nước Đức là tổ quốc của tôi. Hệ thống dân chủ và thành công của chúng ta (Đức) không chỉ dựa trên nền kinh tế thị trường mang tính xã hội là còn dựa trên một xã hội tự do. Tôi sẽ nhấn mạnh điều này trong chuyến thăm Việt Nam.