Bỏ bọc cơm vào giỏ xe, bà lại cố sức đạp xe hòa vào dòng người trên tay vẫn nguyên xấp vé số dày cộm. Bà cụ là một trong vô số những người nghèo chỉ mơ tới cơm trắng ở gần ga Sài Gòn mà không bao giờ dám liếc nhìn mấy tiệm cơm bình dân chứ chưa nói đến nhà hàng, cao lầu.
Cơm trắng, dưa mắm Sài Gòn
Khách hàng suốt 12 năm qua của chị Hồng, chủ một xe cơm trắng trên đường Nguyễn Thông, quận 3 là những con người lam lũ như bà lão bán vé số trên. Mỗi ngày, chị Hồng dậy từ bốn, năm giờ sáng, loay hoay chuẩn bị gạo, nấu nướng rồi vợ chồng hì hục đẩy xe cơm trắng ra gần cổng ga Sài Gòn, bán từ sáng cho đến đêm muộn.
Giấc ngủ giữa trời
Chị Hồng cho biết: "Bán được nhất là vào giữa trưa. Vì với người nghèo, bữa sáng thì không ăn rồi, ăn bữa trưa cho no để có sức mà làm tới chiều tối".
"Cửa hàng" của chị Hồng là chiếc xe đẩy, đầy ắp mấy nồi hấp cơm trắng, thêm hai bình gas loại 12kg vừa đủ diện tích chiếc xe con tự chế. Nhiều xe còn kèm thêm vài hũ dưa mắm, cải chua được ngâm ướp tỉ mỉ dùng để ăn kèm với cơm trắng cho đỡ nhạt miệng.
Phố cơm trắng không bao gồm những dãy nhà san sát mà chỉ có mấy chiếc xe đẩy thô sơ kê bán gần nhau. Thế nhưng, vào những buổi trưa, nơi đây đúng là "thiên đường ẩm thực" của người nghèo. Theo đó, bảng hiệu của những "cửa hàng cơm trắng" trên là những mảnh bìa các-tông cắt từ giấy thùng mì gói, được bọc nilon cẩn thận để chống chọi với mưa nắng. Mấy chiếc xe đẩy tránh nắng dưới chiếc dù run lên bần bật sau mỗi đợt gió thốc.
Người bán cơm trắng nhiều khi không cần phải thuê mặt bằng, cứ đẩy xe đến một khoảng trống, che dù lên, treo bảng "bán cơm". Vậy là xong ! Mỗi người vài cái nồi, mỗi nồi nấu khoảng chục ký gạo. Lúc nào mở nắp nồi ra, khói nóng cũng bốc lên nghi ngút, ấm lòng những con người bươn chải giữa dòng đời chìm nổi.
Người bán cơm trắng trên con phố gần ga Sài Gòn không bao giờ mơ ước giàu lên bằng nghề này. Bởi chính họ chứ không ai khác hiểu hết cái khó cái khổ của kẻ nghèo. Những ký cơm trắng họ bán đi mang theo niềm hy vọng no ấm cho người đồng cảnh ngộ. Mỗi ký cơm trắng, người bán chỉ lãi từ được 500 - 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công. Đa số người bán cơm trắng chỉ lấy công làm lãi.
Tuy thế, nghề này cũng không mấy lúc được thảnh thơi. Nhìn những xe hàng của họ tuy đơn giản chỉ là bán cơm trắng nhưng cũng thức khuya dậy sớm, cũng nặng nhọc vất vả. Giá gạo, giá gas biến động không ngừng, mấy người bán cũng trầy trật chứ đừng nói kẻ mua.
Chị Hồng chia sẻ: "Mỗi lần tăng giá cơm là tôi thấy xót ruột ghê lắm. Tôi không sợ mất khách hàng đâu mà chỉ sợ lại thêm nhiều người nghèo không đủ tiền ăn cơm hay phải bớt tiền gửi về nhà cho người thân. Công nhân, lao động nghèo, sinh viên ít tiền lắm, xài một đồng là họ tính nát cả óc". Mỗi cân gạo nấu thành hai cân cơm trắng, gạo ngon bán 18.000-20.000 đồng/kg, nhưng chủ yếu là gạo thường chỉ có giá 12.000 đồng/kg. "Khách hàng của chúng tôi chỉ cần no chứ chưa cần ngon", chị Hồng chân thành chia sẻ thêm.
Những phận đời trôi nổi
Trôi theo những phận đời bươn chải, phố cơm trắng định hình hơn mười năm qua trên con đường Nguyễn Thông dẫn vào ga Sài Gòn, nơi đến và đi của biết bao mảnh đời muôn sắc thái. Những con người xem ga tàu là chốn mưu sinh thường tìm đến phố cơm trắng để mua vội bữa trưa giản dị đến thương tâm. Nấm cơm trắng ăn vội với chút nước mắm hay dưa cải mà không phải mất nhiều tiền, đã tiếp sức mấy lượt khách hàng nghèo khó của phố cơm trắng dung dị giữa Sài thành hoa lệ.
Bao giờ thôi "giấc mơ cơm trắng"?
Một cân cơm trắng thấp nhất có giá 8.000 đồng, đủ cho ba người ăn. Mỗi bữa cơm một người chỉ mất khoảng 3000 đồng thay vì 15.000 đồng một phần cơm bình dân. Phép toán đơn giản của người nghèo giúp họ đứng vững và tồn tại ở mảnh đất cạnh tranh gay gắt và con người luôn phải nỗ lực để đi lên.
Một ngày chị Hồng đã bán khoảng 450kg cơm trắng, kể thêm những xe cơm khác, mỗi ngày cũng khá nhiều người lao động nghèo no bụng. Người ta kinh doanh hàng cơm, phần lãi chủ yếu nhờ vào thức ăn, nên khi công nhân đến mua cơm không ở các tiệm bình dân thường nhận được những cái lắc đầu không bán. Người nghèo lại bươn bả chạy ra ga Sài Gòn mua vội ít cơm trắng ăn với dưa mắm cho kịp giờ nghỉ trưa.
Nhiều người dân sinh sống gần khu vực luôn thắc mắc "lấy đâu ra lắm người thích ăn cơm trắng mà phố cơm lúc nào cũng tấp nập". Riêng chị Hân thì biết lý do tại sao: "Tụi chị chủ yếu bán cho người lao động nghèo và sinh viên, đừng nghĩ ở thời điểm này ai ăn cơm bình dân đã là nghèo khổ, còn lắm kẻ khổ hơn ngày nào cũng tìm đến đây mong đủ tiền mua ký cơm trắng, bữa nào dư dả thì mua thêm dưa mắm ăn kèm".
Cái cách thằng bé bán báo lôi ra từng tờ bạc lẻ nhăn nhúm rồi kéo cho thẳng thớm đưa cho chị bán cơm trắng, một sự trân trọng có xen chút tiếc rẻ, mấy ai có thể chê bai chén cơm trắng nóng hổi thơm lừng.
Mặc dù, không có sự màu mè của thức ăn, không cay ngọt của gia vị nhưng cơm trắng có cái ấm áp mà lắm kẻ nghèo luôn cố đeo bám. Tồn tại song hành trong không gian Sài thành hoa lệ, những con người gặp nhau không kịp chào, sáng sớm cà phê, trưa nắng gắt lao vào nhà hàng máy lạnh, chiều tối, ngồi gác chân theo điệu nhạc du dương lại có những con người vất vả mưu sinh để chỉ mong có được cái vị ngọt thanh tao của hạt cơm trắng nơi phố ga tàu.
Một góc phố cơm trắng ở Sài Gòn
Những con người luôn mơ đến cơm trắng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, có thể là anh xe ôm, chị bán hàng rong, vài đứa trẻ bán báo, đánh giày hay những trí thức nghèo đang theo đuổi con đường học vấn.
Nguyễn Thanh Hương (sinh viên trường đại học Sư phạm TPHCM) cầm bịch cơm trắng trên tay, nở nụ cười chia sẻ: "Quê em ở Lâm Đồng, cha mẹ ở nhà làm thuê cho người ta, mỗi tháng chỉ gửi cho em khoảng vài trăm trang trải việc học. Em phải để giành phần lớn trong số tiền đó mua sách vở, tài liệu, ăn uống dè sẻn lại chút đỉnh. Ăn cơm trắng cũng ngon mà rẻ nữa, không mất công nấu, khỏi mất thêm tiền điện tiền ga".
Anh Dương Công Tiến chạy xe ôm ở ga Sài Gòn vừa nuốt vội nắm cơm trắng vừa mời khách đi xe: "Ăn cơm trắng cho lành bụng và rẻ tiền nữa, tiền dư ra gửi về quê cho mấy đứa con đi học". Khách tới đi xe, anh Tiến vội vã gói gém bịch cơm trắng đang ăn dở treo vào móc xe rồi lao vào con đường đông nghẹt giữa trưa nóng bức.
Chị Liên bị liệt hai chân bán vé số dọc con đường Lý Thái Tổ thường tìm đến phố cơm trắng để mua vội bịch cơm trắng. Chị khoe hôm nay bán được nhanh nên tự thưởng cho mình thêm vài ngàn dưa mắm ăn kèm, thường khi chỉ chan nước mắm vào rồi cắm cúi ăn.
Người đến rồi đi, cầm trên tay bịch cơm trắng nhẹ tênh, đôi lúc có người áp bịch cơm vào mặt để cảm nhận cái nóng ấm đang lan ra từ mấy hạt cơm. Họ nghèo nhưng chưa bao giờ ngừng phấn đấu và chưa hẳn đã mủi lòng khi mỗi ngày chỉ ăn cơm không.
Trong những hạt gạo trắng tinh khôi, xen lẫn tình người thật ấm áp và cảm động. Người bán, bán tình là chủ yếu. Người mua, mua cái nóng ấm của hạt gạo chan chứa tình người. Tôi ngồi giữa trưa nắng Sài Gòn ngắm những con người dung dị đó đang ăn trưa-một bữa trưa đơn giản nhất mà tôi từng biết. Bất chợt, tôi bỗng...thèm cơm trắng. Với tôi, đó là một bữa cơm đặc biệt, hơn cả một bữa ăn.
Cơm trắng, dưa mắm Sài Gòn
Khách hàng suốt 12 năm qua của chị Hồng, chủ một xe cơm trắng trên đường Nguyễn Thông, quận 3 là những con người lam lũ như bà lão bán vé số trên. Mỗi ngày, chị Hồng dậy từ bốn, năm giờ sáng, loay hoay chuẩn bị gạo, nấu nướng rồi vợ chồng hì hục đẩy xe cơm trắng ra gần cổng ga Sài Gòn, bán từ sáng cho đến đêm muộn.
Giấc ngủ giữa trời
Chị Hồng cho biết: "Bán được nhất là vào giữa trưa. Vì với người nghèo, bữa sáng thì không ăn rồi, ăn bữa trưa cho no để có sức mà làm tới chiều tối".
"Cửa hàng" của chị Hồng là chiếc xe đẩy, đầy ắp mấy nồi hấp cơm trắng, thêm hai bình gas loại 12kg vừa đủ diện tích chiếc xe con tự chế. Nhiều xe còn kèm thêm vài hũ dưa mắm, cải chua được ngâm ướp tỉ mỉ dùng để ăn kèm với cơm trắng cho đỡ nhạt miệng.
Phố cơm trắng không bao gồm những dãy nhà san sát mà chỉ có mấy chiếc xe đẩy thô sơ kê bán gần nhau. Thế nhưng, vào những buổi trưa, nơi đây đúng là "thiên đường ẩm thực" của người nghèo. Theo đó, bảng hiệu của những "cửa hàng cơm trắng" trên là những mảnh bìa các-tông cắt từ giấy thùng mì gói, được bọc nilon cẩn thận để chống chọi với mưa nắng. Mấy chiếc xe đẩy tránh nắng dưới chiếc dù run lên bần bật sau mỗi đợt gió thốc.
Người bán cơm trắng nhiều khi không cần phải thuê mặt bằng, cứ đẩy xe đến một khoảng trống, che dù lên, treo bảng "bán cơm". Vậy là xong ! Mỗi người vài cái nồi, mỗi nồi nấu khoảng chục ký gạo. Lúc nào mở nắp nồi ra, khói nóng cũng bốc lên nghi ngút, ấm lòng những con người bươn chải giữa dòng đời chìm nổi.
Người bán cơm trắng trên con phố gần ga Sài Gòn không bao giờ mơ ước giàu lên bằng nghề này. Bởi chính họ chứ không ai khác hiểu hết cái khó cái khổ của kẻ nghèo. Những ký cơm trắng họ bán đi mang theo niềm hy vọng no ấm cho người đồng cảnh ngộ. Mỗi ký cơm trắng, người bán chỉ lãi từ được 500 - 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công. Đa số người bán cơm trắng chỉ lấy công làm lãi.
Tuy thế, nghề này cũng không mấy lúc được thảnh thơi. Nhìn những xe hàng của họ tuy đơn giản chỉ là bán cơm trắng nhưng cũng thức khuya dậy sớm, cũng nặng nhọc vất vả. Giá gạo, giá gas biến động không ngừng, mấy người bán cũng trầy trật chứ đừng nói kẻ mua.
Chị Hồng chia sẻ: "Mỗi lần tăng giá cơm là tôi thấy xót ruột ghê lắm. Tôi không sợ mất khách hàng đâu mà chỉ sợ lại thêm nhiều người nghèo không đủ tiền ăn cơm hay phải bớt tiền gửi về nhà cho người thân. Công nhân, lao động nghèo, sinh viên ít tiền lắm, xài một đồng là họ tính nát cả óc". Mỗi cân gạo nấu thành hai cân cơm trắng, gạo ngon bán 18.000-20.000 đồng/kg, nhưng chủ yếu là gạo thường chỉ có giá 12.000 đồng/kg. "Khách hàng của chúng tôi chỉ cần no chứ chưa cần ngon", chị Hồng chân thành chia sẻ thêm.
Những phận đời trôi nổi
Trôi theo những phận đời bươn chải, phố cơm trắng định hình hơn mười năm qua trên con đường Nguyễn Thông dẫn vào ga Sài Gòn, nơi đến và đi của biết bao mảnh đời muôn sắc thái. Những con người xem ga tàu là chốn mưu sinh thường tìm đến phố cơm trắng để mua vội bữa trưa giản dị đến thương tâm. Nấm cơm trắng ăn vội với chút nước mắm hay dưa cải mà không phải mất nhiều tiền, đã tiếp sức mấy lượt khách hàng nghèo khó của phố cơm trắng dung dị giữa Sài thành hoa lệ.
Bao giờ thôi "giấc mơ cơm trắng"?
Một cân cơm trắng thấp nhất có giá 8.000 đồng, đủ cho ba người ăn. Mỗi bữa cơm một người chỉ mất khoảng 3000 đồng thay vì 15.000 đồng một phần cơm bình dân. Phép toán đơn giản của người nghèo giúp họ đứng vững và tồn tại ở mảnh đất cạnh tranh gay gắt và con người luôn phải nỗ lực để đi lên.
Một ngày chị Hồng đã bán khoảng 450kg cơm trắng, kể thêm những xe cơm khác, mỗi ngày cũng khá nhiều người lao động nghèo no bụng. Người ta kinh doanh hàng cơm, phần lãi chủ yếu nhờ vào thức ăn, nên khi công nhân đến mua cơm không ở các tiệm bình dân thường nhận được những cái lắc đầu không bán. Người nghèo lại bươn bả chạy ra ga Sài Gòn mua vội ít cơm trắng ăn với dưa mắm cho kịp giờ nghỉ trưa.
Nhiều người dân sinh sống gần khu vực luôn thắc mắc "lấy đâu ra lắm người thích ăn cơm trắng mà phố cơm lúc nào cũng tấp nập". Riêng chị Hân thì biết lý do tại sao: "Tụi chị chủ yếu bán cho người lao động nghèo và sinh viên, đừng nghĩ ở thời điểm này ai ăn cơm bình dân đã là nghèo khổ, còn lắm kẻ khổ hơn ngày nào cũng tìm đến đây mong đủ tiền mua ký cơm trắng, bữa nào dư dả thì mua thêm dưa mắm ăn kèm".
Cái cách thằng bé bán báo lôi ra từng tờ bạc lẻ nhăn nhúm rồi kéo cho thẳng thớm đưa cho chị bán cơm trắng, một sự trân trọng có xen chút tiếc rẻ, mấy ai có thể chê bai chén cơm trắng nóng hổi thơm lừng.
Mặc dù, không có sự màu mè của thức ăn, không cay ngọt của gia vị nhưng cơm trắng có cái ấm áp mà lắm kẻ nghèo luôn cố đeo bám. Tồn tại song hành trong không gian Sài thành hoa lệ, những con người gặp nhau không kịp chào, sáng sớm cà phê, trưa nắng gắt lao vào nhà hàng máy lạnh, chiều tối, ngồi gác chân theo điệu nhạc du dương lại có những con người vất vả mưu sinh để chỉ mong có được cái vị ngọt thanh tao của hạt cơm trắng nơi phố ga tàu.
Một góc phố cơm trắng ở Sài Gòn
Những con người luôn mơ đến cơm trắng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, có thể là anh xe ôm, chị bán hàng rong, vài đứa trẻ bán báo, đánh giày hay những trí thức nghèo đang theo đuổi con đường học vấn.
Nguyễn Thanh Hương (sinh viên trường đại học Sư phạm TPHCM) cầm bịch cơm trắng trên tay, nở nụ cười chia sẻ: "Quê em ở Lâm Đồng, cha mẹ ở nhà làm thuê cho người ta, mỗi tháng chỉ gửi cho em khoảng vài trăm trang trải việc học. Em phải để giành phần lớn trong số tiền đó mua sách vở, tài liệu, ăn uống dè sẻn lại chút đỉnh. Ăn cơm trắng cũng ngon mà rẻ nữa, không mất công nấu, khỏi mất thêm tiền điện tiền ga".
Anh Dương Công Tiến chạy xe ôm ở ga Sài Gòn vừa nuốt vội nắm cơm trắng vừa mời khách đi xe: "Ăn cơm trắng cho lành bụng và rẻ tiền nữa, tiền dư ra gửi về quê cho mấy đứa con đi học". Khách tới đi xe, anh Tiến vội vã gói gém bịch cơm trắng đang ăn dở treo vào móc xe rồi lao vào con đường đông nghẹt giữa trưa nóng bức.
Chị Liên bị liệt hai chân bán vé số dọc con đường Lý Thái Tổ thường tìm đến phố cơm trắng để mua vội bịch cơm trắng. Chị khoe hôm nay bán được nhanh nên tự thưởng cho mình thêm vài ngàn dưa mắm ăn kèm, thường khi chỉ chan nước mắm vào rồi cắm cúi ăn.
Người đến rồi đi, cầm trên tay bịch cơm trắng nhẹ tênh, đôi lúc có người áp bịch cơm vào mặt để cảm nhận cái nóng ấm đang lan ra từ mấy hạt cơm. Họ nghèo nhưng chưa bao giờ ngừng phấn đấu và chưa hẳn đã mủi lòng khi mỗi ngày chỉ ăn cơm không.
Trong những hạt gạo trắng tinh khôi, xen lẫn tình người thật ấm áp và cảm động. Người bán, bán tình là chủ yếu. Người mua, mua cái nóng ấm của hạt gạo chan chứa tình người. Tôi ngồi giữa trưa nắng Sài Gòn ngắm những con người dung dị đó đang ăn trưa-một bữa trưa đơn giản nhất mà tôi từng biết. Bất chợt, tôi bỗng...thèm cơm trắng. Với tôi, đó là một bữa cơm đặc biệt, hơn cả một bữa ăn.