• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Phí sử dụng đường bộ: Nên hoãn thu

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Bộ Tài chính công bố dự thảo thông tư “hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện” để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
Theo đó, về mức thu phí đối với xe máy, Bộ Tài chính nhấn mạnh phải phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí. Đây là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Để đảm bảo được yêu cầu này, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, quy định mức thu phí nằm trong khung phí mà Nhà nước quy định.
Theo Bộ Tài chính, mức thu đối với xe máy là không nhiều, mức sàn là 50.000 đồng/năm, tính ra cũng chỉ hơn 4.000 đồng/tháng/xe. Còn mức tối đa là 150.000 đồng/năm, tính ra khoảng 12.000 đồng/tháng/xe. Đối với xe máy cá nhân sở hữu trước ngày 1/1/2013 thì tháng 1 sang năm cá nhân phải thực hiện khai, nộp phí một lần cho cả năm.
1351306586-thu-phi-duong-bo.jpg

Sắp tới xe tải phải nộp phí bảo trì đường bộ sẽ ảnh hưởng đến giá cước vận tải. Trong ảnh: bốc xếp hàng hóa tại cảng Sài Gòn - Ảnh: M.Đức
Đối với môtô cá nhân sở hữu từ ngày 1/1/2013 trở về sau thì việc khai, nộp thuế chia làm hai loại. Nếu thời điểm bắt đầu sở hữu trong khoảng từ ngày 1/1 đến 30/6 hằng năm thì chậm nhất ngày 31/7, chủ phương tiện phải kê khai, nộp phí với mức bằng 50% mức thu cả năm. Còn trường hợp bắt đầu sở hữu trong khoảng từ ngày 1/7 đến 31/12 hằng năm, chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.
Chủ xe lựa chọn thời hạn nộp phí
Đối với ôtô, nhiều ý kiến băn khoăn mức thu hằng năm là khá lớn, nếu phải nộp một lần mỗi năm sẽ gây khó khăn cho chủ xe, nhất là đối với những doanh nghiệp vận tải. Về điều này, Bộ Tài chính giải thích: đối với ôtô, chủ xe sẽ nộp phí vào kỳ đăng kiểm.
Sẽ xem xét
Việc thu phí sử dụng đường bộ đáng lẽ đã thi hành rồi, nhưng vừa qua Chính phủ thấy tình hình còn khó khăn nên đã lùi lại. Bộ Tài chính đang được yêu cầu nghiên cứu, xin ý kiến về dự thảo thông tin việc thu loại phí này. Sau khi tổng hợp lại, nếu có vấn đề gì cần xin ý kiến, phải cân nhắc thêm thì Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ. Khi đó Chính phủ sẽ xem xét cụ thể và cân nhắc trong bối cảnh kinh tế - xã hội chung.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh
Cụ thể, trường hợp chu kỳ đăng kiểm từ một năm trở xuống (như chu kỳ 1, 3, 6 và 12 tháng) thì chủ xe thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được dán tem đăng kiểm và tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian chu kỳ đăng kiểm. Ví dụ 1: Ôtô của ông A có chu kỳ đăng kiểm sáu tháng (từ ngày 15/1/2013 đến ngày 15/7/2013). Ngày 15/1/2013, ông A mang xe đến đăng kiểm và nộp phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm. Cơ quan đăng kiểm sẽ thu phí sử dụng đường bộ và cấp tem đăng kiểm, tem nộp phí sử dụng đường bộ sáu tháng.
Tương tự, đối với ôtô có chu kỳ đăng kiểm trên một năm (18, 24 và 30 tháng) thì chủ xe phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng). Đây là quyền của chủ xe, người dân sẽ lựa chọn tùy theo tình hình tài chính của mình.
Thu phí xe máy: trông chờ... tự giác
Trong dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất UBND cấp xã là cơ quan thu phí đối với xe máy của chủ phương tiện trên địa bàn. UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn chủ xe máy trên địa bàn kê khai các thông tin như họ tên, thời gian nộp phí, số tiền... Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được tờ khai nộp phí, tổ dân phố (hoặc thôn) kiểm tra kê khai và tiến hành thu phí. Trường hợp kê khai không đúng thì tổ dân phố (hoặc thôn) đề nghị chủ phương tiện kê khai lại.
Tuy quy định như vậy nhưng theo một thành viên ban soạn thảo, việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy là rất khó. Cùng với việc tuyên truyền của chính quyền địa phương, cơ quan công an... thì chính sách này thực hiện chủ yếu dựa vào sự tự giác, chấp hành pháp luật của người dân là chính. Chủ xe sẽ khai báo với xã, phường nơi mình cư trú, tạm trú để nộp phí theo quy định. Trước mắt việc thực hiện thu đối với xe máy chỉ đặt ra mục tiêu là để người dân làm quen và thực hiện tự giác nộp với loại phí này.
Bộ Tài chính ước tính số tiền đóng góp vào quỹ hằng năm khoảng 4.600 tỉ đồng. Cùng với việc thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1-1-2013, Bộ Tài chính cũng khẳng định từ thời gian này Nhà nước sẽ bãi bỏ các trạm thu phí được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga: Nên cân nhắc thời điểm thu phí:
Ngày 26/10, trao đổi với PV bên hành lang kỳ họp Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng “chưa nên thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy, xe đạp điện để chia sẻ khó khăn với người dân”. Bà Nga nói:
- Trong tình hình kinh tế nói chung, đời sống người dân nói riêng khó khăn như hiện nay, thì việc thu thêm bất kỳ khoản thu nào cũng làm tăng thêm sự khó khăn của người dân. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phí sử dụng đường bộ đã được Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ quy định rồi, thời điểm này không phải là đặt thêm một khoản thu mới.
Về mặt pháp lý, khoản thu này là cần thiết nhằm mục đích bảo trì, bảo dưỡng đường bộ. Lợi ích và tính hợp lý, hợp pháp, theo tôi là đã rõ. Nhưng vấn đề cần cân nhắc là thời điểm thu, mức thu và thu đối với những loại phương tiện nào. Trước đây dự định bắt đầu thu từ tháng 6/2012, nhưng sau đó cân nhắc và hoãn lại. Nay, nếu Chính phủ dự kiến thu từ 1/1/2013, tôi cho rằng cũng cần phải tiếp tục cân nhắc. Nếu có thể tiếp tục hoãn thu một thời gian nữa để giảm khó khăn cho người dân và Nhà nước vẫn còn khả năng cân đối một số nguồn khác để bảo trì đường bộ, là điều có lợi trong bối cảnh chung hiện nay.
* Nhưng nếu Chính phủ quyết liệt thu, bà chia sẻ như thế nào về áp lực chi tiêu của người dân trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và dự báo còn khó khăn ở năm 2013?
- Nếu vì quá khó khăn của ngân sách, buộc phải thu thì cần phân loại đối tượng thu. Ví dụ cần phân loại các loại xe máy, xe đạp điện... là những phương tiện thiết yếu trong đi lại của người dân, không phải là những loại phương tiện gây hỏng đường nhiều thì chưa nên thu để chia sẻ khó khăn với người dân.
Quốc Thanh*
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông:
Đã tính toán phù hợp
* Thưa ông, khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động sẽ bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước. Vậy sẽ bỏ bao nhiêu trạm nộp ngân sách nhà nước khi quỹ hoạt động?
- Có khoảng 14 trạm thu phí đang thu nộp ngân sách sẽ bỏ. Còn các trạm đang bán quyền thu phí sẽ thực hiện hết thời gian của hợp đồng, chậm nhất đến năm 2015 sẽ bỏ các trạm này khi hết thời hạn hợp đồng. Còn một số trạm trên quốc lộ 1 thu nộp ngân sách nhà nước sẽ bỏ khi quỹ bảo trì hoạt động nhưng khi đoạn quốc lộ 1 đó được mở rộng theo hình thức BOT sẽ chuyển sang trạm BOT. Số trạm bỏ sẽ giảm gần 400 tỉ đồng.
* Các hiệp hội vận tải, người dân kiến nghị nên thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu để công bằng. Tại sao phương án này không được thực hiện, thưa ông?
- Điều này cũng đã được tính toán kỹ. Về khía cạnh vận tải thì thấy vậy nhưng trên bình diện chung thì xăng dầu dùng cho cả đánh cá, khai mỏ, nông nghiệp, công nghiệp nên khó cân đối, bù lại cho những người không sử dụng xăng dầu vào giao thông đường bộ.
* Hiện các doanh nghiệp vận tải có xe tải nặng, số lượng lớn cho rằng mức thu 1,04 triệu đồng/xe/tháng mà đóng trong kỳ đăng kiểm thì gặp nhiều khó khăn. Họ kiến nghị nên giảm phí?
- Về mức phí, Bộ Tài chính cũng lấy ý kiến, cân nhắc rất nhiều, so với nước ngoài mức phí mình vẫn thấp hơn nhiều. Thứ hai là đã xem xét bối cảnh khó khăn kinh tế nên Thủ tướng đã lùi hiệu lực thực hiện quỹ bảo trì đường bộ rồi. Nếu chậm thực hiện thì đường xuống cấp, vận tải khó khăn, chi phí vận tải lại đội lên. Các yếu tố này đã cân nhắc tất cả.
Tuấn Phùng*
Ý kiến
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN):
Thu theo kỳ kiểm định, doanh nghiệp sẽ “chết”
Chúng tôi đề nghị rất nhiều lần: nếu thu theo chu kỳ kiểm định thì có những doanh nghiệp đang khó khăn phải vay ngân hàng nộp phí theo sáu tháng thì “chết”. Trong sáu tháng đó có những xe không hoạt động vì hỏng hay thiếu hàng thì giải quyết thế nào? Đây là vấn đề nếu không tính thì sau khi thực hiện sẽ có nhiều bức xúc. Bây giờ năng lực vận tải giảm sút 30-50% mà nộp phí theo thời gian dù hoạt động hay không là không hợp lý.
Ông Phạm Xuân Mai (PGS.TS Trường đại học Bách khoa TP.HCM):
Sức dân còn yếu, chưa nên thu phí
Hiện nền kinh tế còn rất khó khăn, nếu áp dụng thu phí từ đầu năm 2013 là chưa hợp lý. Trong cuộc họp Quốc hội vừa rồi, thấy các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn và sức dân yếu nên việc tiếp tục dời thời gian thu phí là hợp lý nhất. Việc tổ chức thu phí xe máy đưa về các UBND xã phường thực hiện được nêu một cách chung chung và vô thưởng vô phạt.
T.P. - N.A.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top