Nhóm các nhà khoa học thuộc bảo tàng Territory (Australia) đã khai quật được hóa thạch của một loài gấu túi, ở khu vực Northern Territory của Australia.
Phân tích hóa thạch tìm được, nhóm nghiên cứu xác định đây là bộ xương của một loài gấu túi mới, được đặt tên khoa học là diprotodon. Loài gấu túi này sống trên Trái đất cách đây khoảng 2,5 triệu năm.
Các nhà khoa học phỏng đoán một con gấu túi diprotodon trưởng thành nặng khoảng 3 tấn và có kích thước tương đương một con voi ngày nay. Đây được coi là loài động vật có túi lớn nhất từng đường phát hiện trên Trái đất.
Bộ xương hóa thạch của gấu túi diprotodon bị thiếu phần hộp sọ, nhưng vẫn đầy đủ xương sườn, xương hông, xương sống và xương chân sau. Hóa thạch có thể giúp các nhà khoa học giải đáp được những bí ẩn khiến loài thú có túi khổng lồ này tuyệt chủng.
“Đây là lần đầu tiên một hóa thạch của một loài gấu túi diprotodon được phát hiện ở Northern Territory.Chúng tôi hy vọng hóa thạch này sẽ cho thấy sự tương tác giữa chúng và con người trong thời loài động vật này tồn tại”, tiến sĩ Adam Yates, thuộc bảo tàng Territory, cho biết.
Phân tích hóa thạch tìm được, nhóm nghiên cứu xác định đây là bộ xương của một loài gấu túi mới, được đặt tên khoa học là diprotodon. Loài gấu túi này sống trên Trái đất cách đây khoảng 2,5 triệu năm.
Các nhà khoa học phỏng đoán một con gấu túi diprotodon trưởng thành nặng khoảng 3 tấn và có kích thước tương đương một con voi ngày nay. Đây được coi là loài động vật có túi lớn nhất từng đường phát hiện trên Trái đất.
Bộ xương hóa thạch của gấu túi diprotodon bị thiếu phần hộp sọ, nhưng vẫn đầy đủ xương sườn, xương hông, xương sống và xương chân sau. Hóa thạch có thể giúp các nhà khoa học giải đáp được những bí ẩn khiến loài thú có túi khổng lồ này tuyệt chủng.
“Đây là lần đầu tiên một hóa thạch của một loài gấu túi diprotodon được phát hiện ở Northern Territory.Chúng tôi hy vọng hóa thạch này sẽ cho thấy sự tương tác giữa chúng và con người trong thời loài động vật này tồn tại”, tiến sĩ Adam Yates, thuộc bảo tàng Territory, cho biết.