Đó là kết quả cuộc thanh tra tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8/2012 đối với gần 6.000 cơ sở, trong đó số cơ sở kinh doanh gas là hơn 900. Trong khi đó, cả năm 2011 chỉ kiểm tra 3.000, phát hiện 512 cơ sở vi phạm.
Vi phạm lớn nhất trong kinh doanh xăng dầu, theo kết quả thanh tra, gồm vi phạm về đo lường, sai số phương tiện đo, về kiểm định phương tiện đo và vi phạm về chất lượng.
Các hành vi vi phạm về chất lượng bị phát hiện và xử lý chủ yếu là hành vi pha loại xăng có trị số octan thấp với xăng có trị số octan cao để bán với giá của xăng có trị số octan cao để gian lận chênh lệch giá tiền.
*Phát hiện hàng loạt các cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm (Ảnh minh họa)
Trong tổng số gần 700 cơ sở vi phạm nêu trên có 170 cơ sở kinh doanh gas. Các hành vi vi phạm được phát hiện chủ yếu là vi phạm về đo lường (không đủ định lượng hàng đóng gói sẵn). Còn lại là các hành vi vi phạm về chất lượng, bình/chai hết hiệu lực kiểm định kỹ thuật an toàn, chiết nạp vào chai mini không được phép nạp lại...
Theo đánh giá của các đoàn thanh tra địa phương, các hành vi làm thay đổi tình trạng kỹ thuật, đặc tính đo lường của phương tiện đo để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt mức cho phép là hành vi không mới nhưng để phát hiện và xử lý được vi phạm dạng này là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cao.
Theo ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, nhiều quy định trong Nghị định 54/2009/NĐ-CP đã lạc hậu so với thực tế, có những quy định xử phạt quá thấp đối với một số hành vi vi phạm trong kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến sự không hợp lý là mức phạt cơ sở sản xuất thấp hơn so với mức phạt đối với cơ sở kinh doanh buôn bán khi có cùng hành vi vi phạm.
Ông Dũng đề xuất, Nhà nước cần sớm ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật để bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đo lường, chất lượng hàng hóa nói chung và kinh doanh khí dầu mỏ, xăng dầu nói riêng.
Vi phạm lớn nhất trong kinh doanh xăng dầu, theo kết quả thanh tra, gồm vi phạm về đo lường, sai số phương tiện đo, về kiểm định phương tiện đo và vi phạm về chất lượng.
Các hành vi vi phạm về chất lượng bị phát hiện và xử lý chủ yếu là hành vi pha loại xăng có trị số octan thấp với xăng có trị số octan cao để bán với giá của xăng có trị số octan cao để gian lận chênh lệch giá tiền.
*Phát hiện hàng loạt các cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm (Ảnh minh họa)
Trong tổng số gần 700 cơ sở vi phạm nêu trên có 170 cơ sở kinh doanh gas. Các hành vi vi phạm được phát hiện chủ yếu là vi phạm về đo lường (không đủ định lượng hàng đóng gói sẵn). Còn lại là các hành vi vi phạm về chất lượng, bình/chai hết hiệu lực kiểm định kỹ thuật an toàn, chiết nạp vào chai mini không được phép nạp lại...
Theo đánh giá của các đoàn thanh tra địa phương, các hành vi làm thay đổi tình trạng kỹ thuật, đặc tính đo lường của phương tiện đo để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt mức cho phép là hành vi không mới nhưng để phát hiện và xử lý được vi phạm dạng này là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cao.
Theo ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, nhiều quy định trong Nghị định 54/2009/NĐ-CP đã lạc hậu so với thực tế, có những quy định xử phạt quá thấp đối với một số hành vi vi phạm trong kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến sự không hợp lý là mức phạt cơ sở sản xuất thấp hơn so với mức phạt đối với cơ sở kinh doanh buôn bán khi có cùng hành vi vi phạm.
Ông Dũng đề xuất, Nhà nước cần sớm ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật để bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đo lường, chất lượng hàng hóa nói chung và kinh doanh khí dầu mỏ, xăng dầu nói riêng.