Vào khoảng 17h chiều ngày 2/7, tại nút giao thông Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông (đoạn trước cổng Công viên Thống Nhất và Rạp xiếc Trung Ương, Hà Nội), người tham gia giao thông đã bị bất ngờ trước việc làm của một người đàn ông ngoại quốc.
Tất cả những phương tiện như xe máy, xe đạp khi di chuyển sai làn (ngược chiều theo hướng từ Trần Bình Trọng ra Trần Nhân Tông) đều bị “ông Tây” này chặn và yêu cầu quay lại theo đúng làn đường quy định.
Mỗi khi phát hiện thấy người đi đường vi phạm Luật giao thông, vị khách nước ngoài này đều từ tốn nhắc nhở: “Bạn đã đi vào đường ngược chiều, xin hãy quay lại, cảm ơn!”.
“Bạn đã đi vào đường ngược chiều, xin hãy quay lại, cảm ơn!” - (Ảnh minh họa)
Trong giờ cao điểm, lượng phương tiện di chuyển trên nút giao thông trên và vi phạm Luật giao thông rất nhiều. Một mình vị khách nước ngoài không thể “đương đầu” với tất cả người vi phạm, từ những cử chỉ từ tốn và trước thái độ bất hợp tác của người tham gia giao thông, vị khách nước ngoài này đã phải dùng đến biện pháp mạnh như: Chặn đầu xe, kéo phần đuôi xe người cố tình vi phạm…
Điều đáng chú ý là không có bất cứ hình bóng nào của lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại nút giao thông trên.
Sự việc trên đã thu hút sự chú ý của đông đảo người đi đường. Lúc đầu, khi chưa hiểu rõ sự việc, nhiều người tỏ ra không đồng ý với cách làm trên của vị khách nước ngoài. Nhưng khi bắt đầu hiểu ra được việc làm trên hoàn toàn bắt nguồn từ việc muốn tốt cho người tham gia giao thông, thái độ của đám đông đã thay đổi từ phản đối sang ủng hộ “ông Tây”.
Chặn đầu xe, kéo phần đuôi xe người cố tình vi phạm… - (Ảnh minh họa)
Những trường hợp cố tình vi phạm đều được những người chứng kiến khuyên bảo nên đi đúng làn đường quy định. Thậm chí một số người còn cảm thấy xấu hổ cho ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam. Những trường hợp cố tình không nghe theo lời khuyên của vị khách nước ngoài đều bị người dân lên án kịch liệt.
Trao đổi với phóng viên, vị khách nước ngoài tâm sự, anh tên George Heydlaulff (tên tiếng Việt là Long), 27 tuổi và đã sinh sống ở Việt Nam được 5 năm. Hàng ngày, anh Long vẫn thường xuyên lái xe qua đây và chứng kiến cảnh vi phạm Luật giao thông diễn ra phổ biến khiến anh rất bức xúc.
“Tôi đã 4 lần cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng mong sớm giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Nhưng cả 4 lần yêu cầu đều chưa thấy tình trạng được giải quyết” – Long bức xúc.
Buổi sáng, cũng tại ngã ba này, khi anh Long đưa con mình đi học đã bị một xe máy đi ngược chiều đâm vào. Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết không được, chính bản thân con mình lại là nạn nhân của vi phạm giao thông, Long đã đi đến quyết định một mình bất đắc dĩ làm "cảnh sát giao thông".
"Ông Tây" đã có một buổi chiều khá mệt nhọc
Phóng viên đã lập tức báo tin cho lực lượng CSGT Đội 4 – CATP. Hà Nội về sự việc trên nhưng rất lâu sau lực lượng CSGT mới có mặt để giải quyết.
Đáng chú ý là tại nút giao thông trên khi thấy bóng lực lượng chức năng thì dòng phương tiện “ngoan ngoãn” đi đúng làn đường quy định.
Sau khi được yêu cầu không làm “nhiệm vụ” tại đây nữa, anh Long mới vui vẻ rời khỏi hiện trường. Khi được hỏi nếu không thấy CSGT làm nhiệm vụ ở đây anh có tiếp tục ra làm việc này tiếp không, thì anh vui vẻ trả lời: “Do bận công việc nên ngay ngày mai chưa chắc ra làm được nhưng nếu có thời gian và tiếp tục thấy vi phạm chắc chắn anh sẽ vẫn làm”.
Một việc làm đơn giản của một vị khách nước ngoài có phần bị coi là “bất thường” trong con mắt người dân Thủ đô nhưng đã để lại cho chúng ta quá nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Tại sao một người nước ngoài lại có ý thức giao thông tốt như vậy? Tại sao người Việt Nam chỉ chấp hành Luật giao thông khi có sự giám sát của CSGT?
Một câu nói ủng hộ của một cô bé sinh viên cho hành động của anh Long đã khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều và cũng nên là lời cảnh báo đến tất cả người tham gia giao thông thiếu ý thức: “Quay lại đi mọi người ơi! Đừng để người ngoại quốc làm thế xấu hổ lắm!”.
Tất cả những phương tiện như xe máy, xe đạp khi di chuyển sai làn (ngược chiều theo hướng từ Trần Bình Trọng ra Trần Nhân Tông) đều bị “ông Tây” này chặn và yêu cầu quay lại theo đúng làn đường quy định.
Mỗi khi phát hiện thấy người đi đường vi phạm Luật giao thông, vị khách nước ngoài này đều từ tốn nhắc nhở: “Bạn đã đi vào đường ngược chiều, xin hãy quay lại, cảm ơn!”.
“Bạn đã đi vào đường ngược chiều, xin hãy quay lại, cảm ơn!” - (Ảnh minh họa)
Trong giờ cao điểm, lượng phương tiện di chuyển trên nút giao thông trên và vi phạm Luật giao thông rất nhiều. Một mình vị khách nước ngoài không thể “đương đầu” với tất cả người vi phạm, từ những cử chỉ từ tốn và trước thái độ bất hợp tác của người tham gia giao thông, vị khách nước ngoài này đã phải dùng đến biện pháp mạnh như: Chặn đầu xe, kéo phần đuôi xe người cố tình vi phạm…
Điều đáng chú ý là không có bất cứ hình bóng nào của lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại nút giao thông trên.
Sự việc trên đã thu hút sự chú ý của đông đảo người đi đường. Lúc đầu, khi chưa hiểu rõ sự việc, nhiều người tỏ ra không đồng ý với cách làm trên của vị khách nước ngoài. Nhưng khi bắt đầu hiểu ra được việc làm trên hoàn toàn bắt nguồn từ việc muốn tốt cho người tham gia giao thông, thái độ của đám đông đã thay đổi từ phản đối sang ủng hộ “ông Tây”.
Chặn đầu xe, kéo phần đuôi xe người cố tình vi phạm… - (Ảnh minh họa)
Những trường hợp cố tình vi phạm đều được những người chứng kiến khuyên bảo nên đi đúng làn đường quy định. Thậm chí một số người còn cảm thấy xấu hổ cho ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam. Những trường hợp cố tình không nghe theo lời khuyên của vị khách nước ngoài đều bị người dân lên án kịch liệt.
Trao đổi với phóng viên, vị khách nước ngoài tâm sự, anh tên George Heydlaulff (tên tiếng Việt là Long), 27 tuổi và đã sinh sống ở Việt Nam được 5 năm. Hàng ngày, anh Long vẫn thường xuyên lái xe qua đây và chứng kiến cảnh vi phạm Luật giao thông diễn ra phổ biến khiến anh rất bức xúc.
“Tôi đã 4 lần cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng mong sớm giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Nhưng cả 4 lần yêu cầu đều chưa thấy tình trạng được giải quyết” – Long bức xúc.
Buổi sáng, cũng tại ngã ba này, khi anh Long đưa con mình đi học đã bị một xe máy đi ngược chiều đâm vào. Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết không được, chính bản thân con mình lại là nạn nhân của vi phạm giao thông, Long đã đi đến quyết định một mình bất đắc dĩ làm "cảnh sát giao thông".
"Ông Tây" đã có một buổi chiều khá mệt nhọc
Phóng viên đã lập tức báo tin cho lực lượng CSGT Đội 4 – CATP. Hà Nội về sự việc trên nhưng rất lâu sau lực lượng CSGT mới có mặt để giải quyết.
Đáng chú ý là tại nút giao thông trên khi thấy bóng lực lượng chức năng thì dòng phương tiện “ngoan ngoãn” đi đúng làn đường quy định.
Sau khi được yêu cầu không làm “nhiệm vụ” tại đây nữa, anh Long mới vui vẻ rời khỏi hiện trường. Khi được hỏi nếu không thấy CSGT làm nhiệm vụ ở đây anh có tiếp tục ra làm việc này tiếp không, thì anh vui vẻ trả lời: “Do bận công việc nên ngay ngày mai chưa chắc ra làm được nhưng nếu có thời gian và tiếp tục thấy vi phạm chắc chắn anh sẽ vẫn làm”.
Một việc làm đơn giản của một vị khách nước ngoài có phần bị coi là “bất thường” trong con mắt người dân Thủ đô nhưng đã để lại cho chúng ta quá nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Tại sao một người nước ngoài lại có ý thức giao thông tốt như vậy? Tại sao người Việt Nam chỉ chấp hành Luật giao thông khi có sự giám sát của CSGT?
Một câu nói ủng hộ của một cô bé sinh viên cho hành động của anh Long đã khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều và cũng nên là lời cảnh báo đến tất cả người tham gia giao thông thiếu ý thức: “Quay lại đi mọi người ơi! Đừng để người ngoại quốc làm thế xấu hổ lắm!”.