Sau quá trình tìm hiểu, PV đã tiếp cận được một số xưởng chuyên sản xuất, tái chế đồ nhựa, hộp xốp rừ... rác. Từ các xưởng sản xuất, tái chế này, các mặt hàng đồ nhựa, xốp được phân phối về Hà Nội và các địa bàn lân cận.
Các xưởng sản xuất nhựa ở làng Khoai thường thu mua túi ni lông từ đội ngũ bán đồng nát chuyên gom hàng từ những người nhặt rác
Buổi sáng tại thôn Minh Khai (còn gọi là làng Khoai - thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên), từng đoàn xe tải ùn ùn mang rác khắp nơi về "đắp" kín làng. Người lạ lần đầu đến làng không khỏi giật mình trước những núi rác thải khổng lồ, cao ngất ngưởng, như muốn đổ ụp xuống đầu bất cứ ai.
Đa số 900 hộ dân ở làng Khoai sống bằng nghề tái chế rác. Người dân làng Khoai mua rác ở khắp nơi từ*Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... rồi mang về xưởng tái chế. Người ta tận dụng mọi khoảng trống để chất rác. Xung quanh tường các ngôi nhà, ngoài đường bê tông cũng rải đầy rác. Còn bên trong xưởng của các hộ sản xuất, rác được chất cao lên tận nóc.
Khó ai ngờ những loại túi nilong, ống hút trắng tinh lại có nguồn gốc từ những đống rác thải chất đống gây ô nhiễm môi trường này
Trong một xưởng tái chế rác nhựa ở làng Khoai, đập vào mắt chúng tôi là đống túi nilon cao ngang đầu người bốc mùi xú uế đầy ruồi lúc nhúc. Phía trong là một dây chuyền sản xuất những đống rác bốc mùi ngoài kia thành hạt nhựa tái chế. Dù rác thải đã qua phân loại và được*giũ sơ chất bẩn*một cách thủ công ở bên ngoài nhưng vẫn còn đầy cặn đen, bụi đất và những vết vàng nhờ nhờ...
Đây là hình ảnh một cơ sở sản xuất hạt nhựa ở làng Khoai...
... nguyên liệu bỏ tràn lan trên nền đất, trông chẳng khác nào đống rác...
... chỉ cần rửa qua máng nước như thế này...
... nguyên liệu đã "đạt chuẩn" và có thể cho vào máy để sản xuất, tái chế ra sản phẩm nhựa mới.*
Sau khi "rửa" qua bể nước, rác được cắt nhỏ rồi đưa thẳng vào nấu và tuôn ra những thoi nhựa to màu đục đục. Những* thoi nhựa to này lai được cho vào máy nghiền*để ra*những sợi nhỏ, rồi sợi được cắt ra thành từng hạt nhựa có đường kính khoảng 2mm. Từ đây, những xưởng sản xuất hàng thành phẩm nhập về làm túi nilon, thìa nhựa, ống hút...
Máy móc đen kịt, bẩn thỉu này sẽ tái chế bao bì rác thành những thoi nhựa.
Và những thoi nhựa đục đục thế này...
... sẽ tạo ra hạt nhựa
Tại một xưởng sản xuất túi nilon nằm sâu trong ngách ở làng Khoai, anh S. - chủ xưởng cho biết: Túi nilon nhà anh toàn sản xuất từ nhựa tái chế, cũng bởi vì thế nên có giá siêu rẻ. Giá bán từ xưởng ra có loại chỉ 18.000 đồng/kg, có loại 20.000 đồng/kg, còn loại cao nhất cũng chỉ*24.000 đồng/kg. Anh S. cũng khuyến cáo, loại túi 18.000 đồng chỉ nên đựng rau, không nên đựng trực tiếp thức ăn, thịt cá, nhất là đồ ăn chín.
Anh L., một người dân làng Khoai trước đây cũng đã từng là chủ xưởng nhựa, cho biết vì đã từng làm nhựa tái chế nên đến giờ hầu như anh không dám sử dụng sản phẩm nhựa rẻ tiền, nhất là sản phẩm làm từ nhựa tái chế. Bởi nhựa rác thải nhiều khi có cả nhựa rác thải y tế, khi nấu lên tái chế, người sản xuất còn cho thêm cả một số chất phụ gia. Những chất độc hại này*về lâu dài rất đáng sợ.
... để sản xuất ra các loại túi bóng trắng tinh đựng thức ăn và đựng tất cả những gì có thể...
... và đó cũng là nguyên liệu...
... để sản xuất ra ống hút, "vật dụng" không thể thiếu trong các ly nước uống tại hàng quán hiện nay.
Anh Nguyễn Văn H., chủ một cơ sở tái chế bao bì nilon, cho biết: "Biết là độc hại đấy nhưng không làm sao mà bỏ được, vì nó mang lại cho gia đình hiệu quả về kinh tế”.
Quả thật vào làng Khoai bây giờ, những nhà cao tầng, những biệt thự mọc lên như nấm. Nhưng dưới những ngôi nhà ấy, trẻ nhỏ chơi đùa với rác thải, hít thứ khói bụi độc hại nồng nặc, uống thứ nước ô nhiễm…
Với phương pháp tái chế nhựa thủ công, những hộ sản xuất nơi đây đang từng ngày từng giờ bức tử môi trường: những dòng nước đen đặc, keo lại, nổi kín thứ bong bóng li ti, mùi hôi thối nồng nặc, khói bụi cao su dày đặc như sương mù, những núi rác chất kín khắp nơi…
Các xưởng sản xuất nhựa ở làng Khoai thường thu mua túi ni lông từ đội ngũ bán đồng nát chuyên gom hàng từ những người nhặt rác
Buổi sáng tại thôn Minh Khai (còn gọi là làng Khoai - thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên), từng đoàn xe tải ùn ùn mang rác khắp nơi về "đắp" kín làng. Người lạ lần đầu đến làng không khỏi giật mình trước những núi rác thải khổng lồ, cao ngất ngưởng, như muốn đổ ụp xuống đầu bất cứ ai.
Đa số 900 hộ dân ở làng Khoai sống bằng nghề tái chế rác. Người dân làng Khoai mua rác ở khắp nơi từ*Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... rồi mang về xưởng tái chế. Người ta tận dụng mọi khoảng trống để chất rác. Xung quanh tường các ngôi nhà, ngoài đường bê tông cũng rải đầy rác. Còn bên trong xưởng của các hộ sản xuất, rác được chất cao lên tận nóc.
Khó ai ngờ những loại túi nilong, ống hút trắng tinh lại có nguồn gốc từ những đống rác thải chất đống gây ô nhiễm môi trường này
Trong một xưởng tái chế rác nhựa ở làng Khoai, đập vào mắt chúng tôi là đống túi nilon cao ngang đầu người bốc mùi xú uế đầy ruồi lúc nhúc. Phía trong là một dây chuyền sản xuất những đống rác bốc mùi ngoài kia thành hạt nhựa tái chế. Dù rác thải đã qua phân loại và được*giũ sơ chất bẩn*một cách thủ công ở bên ngoài nhưng vẫn còn đầy cặn đen, bụi đất và những vết vàng nhờ nhờ...
Đây là hình ảnh một cơ sở sản xuất hạt nhựa ở làng Khoai...
... nguyên liệu bỏ tràn lan trên nền đất, trông chẳng khác nào đống rác...
... chỉ cần rửa qua máng nước như thế này...
... nguyên liệu đã "đạt chuẩn" và có thể cho vào máy để sản xuất, tái chế ra sản phẩm nhựa mới.*
Sau khi "rửa" qua bể nước, rác được cắt nhỏ rồi đưa thẳng vào nấu và tuôn ra những thoi nhựa to màu đục đục. Những* thoi nhựa to này lai được cho vào máy nghiền*để ra*những sợi nhỏ, rồi sợi được cắt ra thành từng hạt nhựa có đường kính khoảng 2mm. Từ đây, những xưởng sản xuất hàng thành phẩm nhập về làm túi nilon, thìa nhựa, ống hút...
Máy móc đen kịt, bẩn thỉu này sẽ tái chế bao bì rác thành những thoi nhựa.
Và những thoi nhựa đục đục thế này...
... sẽ tạo ra hạt nhựa
Tại một xưởng sản xuất túi nilon nằm sâu trong ngách ở làng Khoai, anh S. - chủ xưởng cho biết: Túi nilon nhà anh toàn sản xuất từ nhựa tái chế, cũng bởi vì thế nên có giá siêu rẻ. Giá bán từ xưởng ra có loại chỉ 18.000 đồng/kg, có loại 20.000 đồng/kg, còn loại cao nhất cũng chỉ*24.000 đồng/kg. Anh S. cũng khuyến cáo, loại túi 18.000 đồng chỉ nên đựng rau, không nên đựng trực tiếp thức ăn, thịt cá, nhất là đồ ăn chín.
Anh L., một người dân làng Khoai trước đây cũng đã từng là chủ xưởng nhựa, cho biết vì đã từng làm nhựa tái chế nên đến giờ hầu như anh không dám sử dụng sản phẩm nhựa rẻ tiền, nhất là sản phẩm làm từ nhựa tái chế. Bởi nhựa rác thải nhiều khi có cả nhựa rác thải y tế, khi nấu lên tái chế, người sản xuất còn cho thêm cả một số chất phụ gia. Những chất độc hại này*về lâu dài rất đáng sợ.
... để sản xuất ra các loại túi bóng trắng tinh đựng thức ăn và đựng tất cả những gì có thể...
... và đó cũng là nguyên liệu...
... để sản xuất ra ống hút, "vật dụng" không thể thiếu trong các ly nước uống tại hàng quán hiện nay.
Anh Nguyễn Văn H., chủ một cơ sở tái chế bao bì nilon, cho biết: "Biết là độc hại đấy nhưng không làm sao mà bỏ được, vì nó mang lại cho gia đình hiệu quả về kinh tế”.
Quả thật vào làng Khoai bây giờ, những nhà cao tầng, những biệt thự mọc lên như nấm. Nhưng dưới những ngôi nhà ấy, trẻ nhỏ chơi đùa với rác thải, hít thứ khói bụi độc hại nồng nặc, uống thứ nước ô nhiễm…
Với phương pháp tái chế nhựa thủ công, những hộ sản xuất nơi đây đang từng ngày từng giờ bức tử môi trường: những dòng nước đen đặc, keo lại, nổi kín thứ bong bóng li ti, mùi hôi thối nồng nặc, khói bụi cao su dày đặc như sương mù, những núi rác chất kín khắp nơi…