Lịch sử của những cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cho thấy, ứng cử viên nào tận dụng được những cú hích phút chót sẽ giành chiến thắng. Lần này, cơn bão Sandy chính là cú hích đó.
TS Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị-Quốc tế, Học viện Ngoại giao đã có buổi trao đổi với Khám phá về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 7/11.
Cú hích bão Sandy
Theo ông, những nguyên nhân nào đã tác động tới kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ?
Thành công trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ là do rất nhiều yếu tố tổng hợp, trong đó phải kể tới nội dung chương trình vận động, khả năng thu hút cử tri, nắm bắt được sự nhạy cảm của cử tri và cuối cùng là những cú hích vào phút chót. Và cú hích ấy chính là siêu bão Sandy, xảy ra tại nước Mỹ trước ngày bỏ phiếu đúng 1 tuần.
TS Đỗ Sơn Hải: Cơn bão Sandy là cú hích phút chót khiến Obama giành chiến thắng
Đúng lúc này, Tổng thống Obama đã được người dân Mỹ đánh giá cao với các hoạt động kịp thời khắc phục hậu quả cơn bão. Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu rõ ràng chính quyền Obama cũng đã đạt được thành tích nhất định, tuy không phải là lớn những cũng đủ để người Mỹ tin tưởng gửi hy vọng rằng ông mới là người có thả năng chèo lái con thuyền đất nước tiếp tục vượt qua chặng đường khó khăn.
Trong khi đó, những phát biểu của ứng viên Cộng hòa Mitt Romney lại mang nặng lời hứa về một viễn cảnh chứ chưa có chương trình cụ thể. Giả sử ông thực hiện được lời hứa đó thì cũng phải mất thời gian. Đó là chưa kể ông phải bỏ ra ít nhất một năm đầu nhiệm kỳ để làm quen với công việc, song người thất nghiệp tại Mỹ không thể chờ lâu hơn… Tất cả nguyên nhân cộng lại, nhìn ở ở góc độ khách quan thì chiến thắng thuộc về Obama là đương nhiên.
Vì sao Obama chưa đạt được thành tích ấn tượng trong nhiệm kỳ đầu, nhưng đa số người Mỹ vẫn lựa chọn ông làm tổng thống?
Trong lịch sử bầu cử Mỹ, không vị tổng thống nào có thể tái đắc cử nếu để tỷ lệ thất nghiệp ở trên 7,8%. Tuy nhiên, kết quả bầu cử lần này hoàn toàn ngược lại. Trong tình hình hiện nay, cử tri Mỹ đã nhìn vào chương trình hành động nhất quán của Obama và nhận ra rằng từ lời hứa tới việc làm cần có thời gian. Họ hiểu tình thế nước Mỹ lúc này. Lâu nay người Mỹ vẫn nghĩ nước Mỹ là số 1. Ngày nay nước Mỹ muốn phát triển còn lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bên ngoài chứ không chỉ những gì thuộc về người Mỹ.
Tổng thống Barack Obama đứng trên sân khấu với đệ nhất phu nhân Michelle Obama và con gái Malia và Sasha tại đêm bầu cử ở Chicago
Về đối ngoại, thành tích đầu tiên của chính quyền Obama phải kể tới là bộ mặt của nước Mỹ đã thay đổi, không còn bị biến dạng méo mó và người ta nhìn nước Mỹ với vẻ thân thiện hơn. Với quan điểm rõ ràng nước Mỹ không nên làm thay các nước khác, dường như chính quyền Obama đang đi theo hướng tăng cường san sẻ trách nhiệm cho các nước đồng minh… Hành động này chính là mũi tên nhắm trúng 2 đích: một mặt giảm áp lực kinh tế cho nước Mỹ, mặt khác việc phân trách nhiệm, công việc cụ thể sẽ làm giảm mâu thuẫn vốn có trong các nước đồng minh truyền thống.
Theo ông, với tình hình nước Mỹ hiện nay, Tổng thống nhiệm kỳ mới sẽ gặp thuận lợi, thách thức như thế nào?
Thuận lợi duy nhất mà Obama có được là chính quyền của ông đã “thạo việc” theo lộ trình vạch ra từ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên cách giải quyết lộ trình này vẫn chưa được như dân Mỹ và cộng đồng quốc tế mong đợi. Cụ thể tình hình chiến sự tại Trung Đông, vấn đề hạt nhân Iran, tình hình bán đảo Triều Tiên… cho thấy cách xử lý của chính quyền Obama chưa phải hoàn hảo.
Tất cả những yếu tố này sẽ khiến người ta có kỳ vọng cao hơn vào nhiệm kỳ thứ 2. Trước mắt là Obama thực hiện lời hứa tăng thuế đối với người giàu, bảo đảm chương trình chăm sóc y tế cho người nghèo… Trong khi đó về đối ngoại sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra trên thế giới mà người Mỹ phải giải quyết, mà gần đây nhất là việc phát sinh mâu thuẫn giữa các nước đồng minh truyền thống kiểu như Nhật Bản với Hàn Quốc. Đó là những câu hỏi rất to đặt ở chặng đường tiếp theo của Obama!
Theo TS Đỗ Sơn Hải, thuận lợi duy nhất mà Obama có được là chính quyền của ông đã “thạo việc”
Trong nhiệm kỳ 2 của mình, liệu chính quyền Obama có thay đổi gì về chính sách đối ngoại, an ninh, đặc biệt đối với khu vực ASEAN, Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc?
Chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ tới sẽ có những điều chỉnh nhất định vì ở 2 nước lớn của thế giới là Nga và Trung Quốc đều có lãnh đạo mới. Đó là Tổng thống Nga V. Putin ở Nga và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (dự kiến sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18). Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có quan hệ với ASEAN và Việt Nam, đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama hoạch định trong nhiệm kỳ đầu và sẽ tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Riêng với Trung Quốc, có thể Mỹ sẽ điều chỉnh ở mức nào đó song rất khó xảy ra những hành động cứng rắn, bởi chính quyền Obama thường xử lý quan hệ song phương theo hướng mềm dẻo, dựa trên đối thoại khôn khéo.
Chính quyền Obama thời gian gần đây tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông nhận xét gì về động thái này?
Cần phải nhận định rằng, khi Người Mỹ khi tuyên bố quay sang trục Châu Á-Thái Bình Dương, coi Châu Á là người bạn hàng đầu… thì cũng chỉ là cách nói, đừng nghĩ là họ sẽ “chúi mũi” vào khu vực Châu Á. Với tư cách siêu cường, Mỹ sẽ can thiệp vào bất cứ khu vực nào nóng. Để duy trì ảnh hưởng của mình trên toàn cầu, từ sau Thế chiến thứ II, Mỹ đều muốn duy trì chính sách cân bằng trên toàn cầu. Sự chuyển quân chỗ này, tập trung quân để giải quyết chỗ kia cũng chỉ là tạo ra tư thế cân bằng có lợi cho Mỹ.
Xin cám ơn ông!
TS Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị-Quốc tế, Học viện Ngoại giao đã có buổi trao đổi với Khám phá về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 7/11.
Cú hích bão Sandy
Theo ông, những nguyên nhân nào đã tác động tới kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ?
Thành công trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ là do rất nhiều yếu tố tổng hợp, trong đó phải kể tới nội dung chương trình vận động, khả năng thu hút cử tri, nắm bắt được sự nhạy cảm của cử tri và cuối cùng là những cú hích vào phút chót. Và cú hích ấy chính là siêu bão Sandy, xảy ra tại nước Mỹ trước ngày bỏ phiếu đúng 1 tuần.
TS Đỗ Sơn Hải: Cơn bão Sandy là cú hích phút chót khiến Obama giành chiến thắng
Đúng lúc này, Tổng thống Obama đã được người dân Mỹ đánh giá cao với các hoạt động kịp thời khắc phục hậu quả cơn bão. Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu rõ ràng chính quyền Obama cũng đã đạt được thành tích nhất định, tuy không phải là lớn những cũng đủ để người Mỹ tin tưởng gửi hy vọng rằng ông mới là người có thả năng chèo lái con thuyền đất nước tiếp tục vượt qua chặng đường khó khăn.
Trong khi đó, những phát biểu của ứng viên Cộng hòa Mitt Romney lại mang nặng lời hứa về một viễn cảnh chứ chưa có chương trình cụ thể. Giả sử ông thực hiện được lời hứa đó thì cũng phải mất thời gian. Đó là chưa kể ông phải bỏ ra ít nhất một năm đầu nhiệm kỳ để làm quen với công việc, song người thất nghiệp tại Mỹ không thể chờ lâu hơn… Tất cả nguyên nhân cộng lại, nhìn ở ở góc độ khách quan thì chiến thắng thuộc về Obama là đương nhiên.
Vì sao Obama chưa đạt được thành tích ấn tượng trong nhiệm kỳ đầu, nhưng đa số người Mỹ vẫn lựa chọn ông làm tổng thống?
Trong lịch sử bầu cử Mỹ, không vị tổng thống nào có thể tái đắc cử nếu để tỷ lệ thất nghiệp ở trên 7,8%. Tuy nhiên, kết quả bầu cử lần này hoàn toàn ngược lại. Trong tình hình hiện nay, cử tri Mỹ đã nhìn vào chương trình hành động nhất quán của Obama và nhận ra rằng từ lời hứa tới việc làm cần có thời gian. Họ hiểu tình thế nước Mỹ lúc này. Lâu nay người Mỹ vẫn nghĩ nước Mỹ là số 1. Ngày nay nước Mỹ muốn phát triển còn lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bên ngoài chứ không chỉ những gì thuộc về người Mỹ.
Tổng thống Barack Obama đứng trên sân khấu với đệ nhất phu nhân Michelle Obama và con gái Malia và Sasha tại đêm bầu cử ở Chicago
Về đối ngoại, thành tích đầu tiên của chính quyền Obama phải kể tới là bộ mặt của nước Mỹ đã thay đổi, không còn bị biến dạng méo mó và người ta nhìn nước Mỹ với vẻ thân thiện hơn. Với quan điểm rõ ràng nước Mỹ không nên làm thay các nước khác, dường như chính quyền Obama đang đi theo hướng tăng cường san sẻ trách nhiệm cho các nước đồng minh… Hành động này chính là mũi tên nhắm trúng 2 đích: một mặt giảm áp lực kinh tế cho nước Mỹ, mặt khác việc phân trách nhiệm, công việc cụ thể sẽ làm giảm mâu thuẫn vốn có trong các nước đồng minh truyền thống.
Theo ông, với tình hình nước Mỹ hiện nay, Tổng thống nhiệm kỳ mới sẽ gặp thuận lợi, thách thức như thế nào?
Thuận lợi duy nhất mà Obama có được là chính quyền của ông đã “thạo việc” theo lộ trình vạch ra từ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên cách giải quyết lộ trình này vẫn chưa được như dân Mỹ và cộng đồng quốc tế mong đợi. Cụ thể tình hình chiến sự tại Trung Đông, vấn đề hạt nhân Iran, tình hình bán đảo Triều Tiên… cho thấy cách xử lý của chính quyền Obama chưa phải hoàn hảo.
Tất cả những yếu tố này sẽ khiến người ta có kỳ vọng cao hơn vào nhiệm kỳ thứ 2. Trước mắt là Obama thực hiện lời hứa tăng thuế đối với người giàu, bảo đảm chương trình chăm sóc y tế cho người nghèo… Trong khi đó về đối ngoại sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra trên thế giới mà người Mỹ phải giải quyết, mà gần đây nhất là việc phát sinh mâu thuẫn giữa các nước đồng minh truyền thống kiểu như Nhật Bản với Hàn Quốc. Đó là những câu hỏi rất to đặt ở chặng đường tiếp theo của Obama!
Theo TS Đỗ Sơn Hải, thuận lợi duy nhất mà Obama có được là chính quyền của ông đã “thạo việc”
Trong nhiệm kỳ 2 của mình, liệu chính quyền Obama có thay đổi gì về chính sách đối ngoại, an ninh, đặc biệt đối với khu vực ASEAN, Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc?
Chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ tới sẽ có những điều chỉnh nhất định vì ở 2 nước lớn của thế giới là Nga và Trung Quốc đều có lãnh đạo mới. Đó là Tổng thống Nga V. Putin ở Nga và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (dự kiến sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18). Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có quan hệ với ASEAN và Việt Nam, đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama hoạch định trong nhiệm kỳ đầu và sẽ tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Riêng với Trung Quốc, có thể Mỹ sẽ điều chỉnh ở mức nào đó song rất khó xảy ra những hành động cứng rắn, bởi chính quyền Obama thường xử lý quan hệ song phương theo hướng mềm dẻo, dựa trên đối thoại khôn khéo.
Chính quyền Obama thời gian gần đây tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông nhận xét gì về động thái này?
Cần phải nhận định rằng, khi Người Mỹ khi tuyên bố quay sang trục Châu Á-Thái Bình Dương, coi Châu Á là người bạn hàng đầu… thì cũng chỉ là cách nói, đừng nghĩ là họ sẽ “chúi mũi” vào khu vực Châu Á. Với tư cách siêu cường, Mỹ sẽ can thiệp vào bất cứ khu vực nào nóng. Để duy trì ảnh hưởng của mình trên toàn cầu, từ sau Thế chiến thứ II, Mỹ đều muốn duy trì chính sách cân bằng trên toàn cầu. Sự chuyển quân chỗ này, tập trung quân để giải quyết chỗ kia cũng chỉ là tạo ra tư thế cân bằng có lợi cho Mỹ.
Xin cám ơn ông!
*Trong hoạn nạn, người dân Mỹ quyết định chọn Tổng thống Với cơn bão khủng khiếp Sandy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ứng phó nhanh nhạy, chủ động, kịp thời. Qua đó, ông Obama thể hiện rõ vai trò là một “tổng tư lệnh tối cao” của nước Mỹ. Còn đối thủ chỉ biết đứng ngoài quan sát... Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng về việc đối phó với bão Sandy, ông Obama khẳng định điều khiến ông lo ngại trước hết không phải là tác động của cơn bão tới cuộc bầu cử, mà là tới các gia đình và những người đang ứng phó với bão trên tuyến đầu, lo ngại cho nền kinh tế và hệ thống giao thông của Mỹ, còn cuộc bầu cử tự nó sẽ vẫn diễn ra. Đây là phản ứng chính xác và đúng đắn của Obama, thể hiện ông quan tâm trước hết đến người dân Mỹ trong hoạn nạn. Chính quyền Obama đã huy động mọi nguồn lực cần thiết của nước Mỹ để vượt qua cơn bão. Có thể thấy dư luận xã hội Mỹ đánh giá cao khả năng của Barack Obama trong việc lãnh đạo nước Mỹ vượt qua cơn bão này. *Đại tá Lê Thế Mẫu, chuyên viên cao cấp Viện Chiến lược Quân sự (Bộ Quốc Phòng) |