• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Ở đây nói tiếng như... chim

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Lang tùi noi tiếng chìm!
Giọng nói của người Diêm Điền (nay thuộc phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới, Quảng Bình) quả thật nghe như tiếng chim hót. Ngay người làng này cũng “tự hào” xác nhận: lang tùi nói tiếng chìm! (làng tui nói tiếng chim). Họ nói rất nhanh, lên bổng xuống trầm, lúc nhấn mạnh, lúc kéo dài.
Ông Hoàng Mạnh Châm - bí thư Đảng ủy phường Đức Ninh Đông, người làng Diêm Điền - cho biết các âm đầu như s, tr, d được người dân làng phát âm thành âm th, t, r (‘trăng sao” thành “tăng thao”). Âm l chuyển sang n, ngược lại n thành l (“Nam Lý” thành “Lam Ní”). Thanh ngang nhiều lúc họ phát âm như thanh huyền (ba thành bà). Ngược lại, trong một số trường hợp, đôi khi những chữ có thanh huyền họ phát âm ra thành thanh ngang (ngày lại nói thành ngay). Cụ Bùi Văn Uy, bô lão của làng, cho biết chữ có dấu hỏi, dấu ngã là khó nói nhất, nên người dân thường phát âm chữ hỏi thành ra lơ lớ giữa hoi, hói, hòi, hoặc chữ ngủ nghe giông giống chữ ngù, ngũ, ngụ... như đang luyến láy một nốt nhạc.
1351925467-lang-noi-tieng-chim.jpg

Cách nhau một con hẻm, nhưng người bên phải thuộc làng Diêm Điền lại nói một thứ tiếng khác hẳn người ở phía bên trái (làng Nam Lý)*
Dân Đồng Hới truyền nhau câu chuyện một ông chồng đưa cô vợ người Diêm Điền đi khám bệnh. Ra khỏi phòng khám, nước mắt cô rơi lã chã. Tưởng mắc bệnh gì nặng lắm, anh chồng hỏi mãi cô mới nói: “Họ hoi lúc tháng đã ằn uống nhi chừa, đê nam xét nghiệm máu. Èm lói nà có uống nhiêu nần nước tong rôi. Rứa ma họ cứ bóp bụng lói nà đã bị tiêu chảy. Èm lói nà khồng phải, họ mắng đã đì rà nước tong tong rôi ma con khồng phải na tiều chảy!”. Nếu không có người phiên dịch, tôi đoan chắc không một ai hiểu nổi cô gái đang nói gì. Cô nói thế này: “Họ hỏi lúc sáng đã ăn uống gì chưa để làm xét nghiệm máu. Em nói là có uống nhiều lần nước trong rồi. Rứa mà họ cứ bóp bụng em nói là đã bị tiêu chảy. Em nói không phải, họ mắng đã đi ra nước tong tong rồi mà còn không phải là tiêu chảy”.
Ông Phạm Phước, một người Diêm Điền, kể rằng có cô gái người làng Diêm Điền đi chơi với người yêu ở làng khác, nói chuyện với bạn trai bằng giọng Bắc. Trò chuyện một lúc, anh chàng đưa tay ôm cô gái. Cô gái hốt hoảng bèn xổ luôn một tràng “tiếng Diêm Điền”: “Khồng được khồng được. Thả tớ rà kẻo vê nha mạ tớ mắng, đánh tớ ù tôốc thì nàm thao” (không được không được, thả tớ ra kẻo về nhà mẹ tớ mắng, đánh tớ u đầu thì làm sao)”. Anh chàng không hiểu cô gái nói điều gì. Cô bảo “má la”, thế mà tưởng là đang chửi mình. Lại có chàng trai người Diêm Điền hẹn hò với cô gái khác làng dưới ánh trăng, anh chàng nói với cô gái: “Hồm này tơi thào thừa, tằng tháng thủa, èm he”. Cô gái không hiểu, tưởng anh chàng muốn chọc ghẹo mình nên giận dỗi bỏ về, khiến anh chàng phải dịch lại câu nói để “minh oan” cho chính mình. Rằng điều anh muốn nói là: “Hôm nay trời sao sưa, trăng sáng sủa, em nhỉ”...
Bà Hoàng Thị Hường, năm nay 81 tuổi, cho biết đi ra khỏi làng thì bà nói giọng phổ thông, nhưng về đến làng là tự dưng nói bằng giọng Diêm Điền. Nhà bà Hường và nhà hàng xóm Nam Lý chỉ cách nhau một ngõ nhỏ. “Vầy nhừng quê ài lói giọng quê lấy, khồng có chuyện tháo tộn qua nại chi hết”- bà Hường nói. Ông Hoàng Mạnh Châm cũng khẳng định: “Làng vẫn giữ được giọng nói chân chất, lạ lùng của mình, như một nét riêng của người Diêm Điền vậy”.
Nơi có những bàn tay tài hoa
Người Diêm Điền ngoài giọng nói lạ còn sinh ra nhiều người tài hoa. Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương là người làng Diêm Điền, tác giả của các bài hát nổi tiếng Tình ta biển mặn đồng xanh, Thành Huế chúng mình thương, Nhật Lệ trăng huyền thoại... Ông cho biết đã chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa của làng. Nhưng theo ông, cái mà người Diêm Điền giữ được đến bây giờ và làm cho đời sống người làng phát triển là nghề truyền thống. Đó là nghề xây và nghề mộc. Ông nội của ông được vua ban là cửu phẩm nhờ có tay nghề mộc.
1351925467-lang-noi-tieng-chim-4.jpg

Thợ nề Diêm Điền đắp nổi hình rồng bằng ximăng và khảm đá men trên trụ
Theo các cụ cao tuổi ở làng Diêm Điền, hằng năm làng vẫn mổ bò cúng ông tổ nghề mộc vào ngày 19-12 âm lịch. Thợ mộc Diêm Điền từng được vua nhà Nguyễn trưng tập vào Huế làm một số công trình đền, chùa, lăng tẩm và có người được phong đến cửu phẩm. Nhờ khéo tay, chịu khó nên đến bây giờ người làng Diêm Điền vẫn theo nghề để tung hoành khắp thiên hạ, với các sản phẩm tinh xảo như tủ thờ, sạp gụ, nhà rường, đồ chạm, khảm...
Bên cạnh nghề mộc là nghề nề. Chưa có địa phương nào ở Quảng Bình có tiếng về nghề này như Diêm Điền. Ông Hoàng Sông Hương nói nhờ thợ nề làng Diêm Điền mà đô thị Đồng Hới phát triển như ngày nay. Bàn tay nghề nề của người Diêm Điền quả thật rất khéo, nhất là công việc chạm khắc lăng, bia, nhà thờ, miếu mạo... Ở làng cũng có ngôi miếu gọi là miếu Hội thợ nề, hằng năm đều có thờ cúng nghề nề vào ngày 24-11 âm lịch. Thời Pháp thuộc, ông Bùi Tường làm nhà mát cho một sân vận động với các kiểu kiến trúc Pháp, sau đó được Pháp tặng mề đay vì tay nghề điêu luyện. Hiện nay Diêm Điền có đến 70% trong số 1.114 hộ (5.097 người) có người làm nghề nề, và họ đi làm khắp nơi trong tỉnh.
Người làng Diêm Điền có gốc gác từ Thanh Hóa, Thái Bình... di cư vào Đồng Hới từ hơn 400 năm trước. Sơ khai họ có nghề làm muối nên mới có tên gọi là Diêm Điền (ruộng muối). Làng nằm trên một doi đất dài, địa hình như ngón chân một con chim khổng lồ duỗi ra. Nhiều người nói vui là có lẽ do vậy nên người Diêm Điền mới có tiếng nói tựa như... chim hót.
Gia phả của các dòng họ làng Diêm Điền cho thấy người dân ở đây di cư từ phía Bắc vào, mang theo thổ ngữ của vùng đất mà họ đã sống. Nhưng đã bao đời họ sống giữa lòng thành phố Đồng Hới mà vẫn giữ được tiếng nói gốc của mình. Khi đi làm ăn xa (như di cư), họ có ý thức giữ được tiếng nói riêng của mình, nếu không là mất gốc. Ở làng Diêm Điền còn có yếu tố quan trọng để họ có tiếng nói khác lạ với xung quanh chính là sự gắn kết cộng đồng rất chặt chẽ.
(Ông Nguyễn Văn Tăng, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Quảng Bình)

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top