Đáng buồn hơn là sau khi chồng chết, những góa phụ trẻ này không cần đi kiểm tra, thậm chí không cần biết mình có bị nhiễm căn bệnh thế kỷ từ chồng hay không, một số còn vô tư đi lấy chồng mới ...
Cơn bão AIDS
Bản Na Sành, xã Tiền Phong, huyện miền núi Quế Phong, Nghệ An có 117 hộ với 510 nhân khẩu, người dân nơi đây 100% là đồng bào dân tộc Thái. Cuộc sống người dân nơi đây, bao đời nay vẫn gắn liền với phát nương làm rẫy. Nhưng khi con đường nhựa mở vào trung tâm bản cũng là lúc cuộc sống người dân có nhiều đổi thay chóng mặt. Đi lại dễ dàng hơn, kinh tế bắt đầu khá lên. Nhưng cũng từ đó, cơn bão HIV/AIDS tràn về làng quê còn nhọc nhằn với khoai sắn này.
Danh sách những người "dính ết" cứ ngày càng dài thêm...
Bản Na Sành đã trở thành bản góa phụ bởi cơn bão "ết"
Ông Lương Văn Quốc - Trưởng bản Na Sành lắc đầu buồn bã khi giở cuốn sổ thống kê đã quăn queo, cũ mèm: “Chỉ mới 5 – 6 năm trước đây, bà con bản này chỉ chăm chăm vào việc làm ăn, không ai biết đến ma túy là gì. Đến cuối năm 2009, khi trong bản có 1 người chết vì nhiễm “ết”, lúc đó mọi người mới ngã ngửa người ra. Sợ hãi lắm".
*
Dù đã bao năm lăn lộn khắp các miền quê nghèo khó, chứng kiến bao cảnh đời oan nghiệt, nhưng chúng tôi không khỏi toát mồ hôi khi ông trưởng bản này lần lần ngón tay, đếm tên từng người chết vì “ết”. Nào thì thằng H, này thì cậu M... Lần hết hai bàn tay mà số người chết vẫn chưa dứt!
Bão "ết" đã cướp đi sinh mạng của bao người chồng trong bản nên giờ những việc nặng nhọc đều đến tay những người vợ trẻ.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay, cơn bão AIDS đã cướp đi 15 sinh mạng ở bản Na Sành. Cơn lốc ma túy và cơn bão “ết” đến đã cướp đi bao nhiêu đàn ông trai tráng trong bản, bỏ lại bao gia đình "khuyết tật".
Nỗi oan nghiệt
Trong số những gia đình bị cơn bão "ết" tràn qua, có lẽ nhà ông Lương Văn H mang theo nỗi đau mất mát lớn nhất. Hai người con trai của ông H chết cách nhau 1 năm vì căn bệnh thế kỷ. Con trai út của ông H là Lương Văn V (SN 1989) bị nhiễm AIDS do đua đòi với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng V không biết mình nhiễm HIV nên anh vẫn cưới vợ. Đến năm 2011, khi vợ chuẩn bị sinh con, V bắt đầu ốm nặng nhưng không biết bệnh gì. Đến khi đứa con ra đời được 3 ngày thì V qua đời. Một người con trai khác của ông H là Lương Văn Q, cũng bỏ lại người vợ và đứa con trai đang tuổi ăn học.
Nỗi đau không chỉ đến với gia đình ông H mà rất nhiều gia đình khác cũng phải chứng kiến những đứa con lần lượt ra đi khi tuổi đời mới mười chín, đôi mươi. Tất cả đều chết vì nhiễm HIV/AIDS.
Hiện tại, theo ông Quốc, ở Na Sành còn 2 người nhiễm HIV đang trong tình trạng nguy kịch và còn rất nhiều con nghiện chưa được xét nghiệm. "Rồi không biết ở cái bản nghèo nhất nhì xã Tiền Phong này còn bao nhiêu người sẽ phải lìa khỏi cõi đời. Cơn lốc trắng và cơn bão “ết” đã đưa cuộc sống người dân nơi đây quay về với nghèo đói, con em trong bản ít được đến trường", ông Lương Văn Quốc chua xót nói mà như khóc. Theo thống kê, số người học hết ***** trong bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Những góa phụ tuổi đôi mươi vẫn... vô tư trước cơn bão “ết”
Theo chân ông Lương Văn Quốc - Trưởng bản Na Sành, chúng tôi tìm đến nhà chị Lô Thị M (SN 1993) - vợ anh Lương Văn V, con trai út của ông Lương Văn H.
M ở nơi khác về làm dâu, căn nhà chị trống vắng, rách nát, không có gì đáng giá ngoài 2 chiếc giường. Chồng mất đi, M trở thành góa phụ khi chỉ mới 18 tuổi. Chị ở vậy với bố mẹ chồng, nuôi con còn thơ dại mới đầy tuổi.
Người phụ nữ này đã trở thành góa phụ khi mới 19 tuổi
M kể lại: “Em không biết là chồng em bị nhiễm HIV bởi khi cưới, anh ấy vẫn khỏe. Sau khi em sinh con được 3 ngày thì anh ấy mất. Em không biết chồng chết vì bệnh gì, chỉ nghe mọi người nói là anh V chết vì “ết”.
Khi được hỏi về tương lai của mình, M vừa cười vừa nói: “Em cũng chưa biết thế nào, cứ ở vậy nuôi con cho lớn đã rồi tính sau". Nụ cười của M chất chứa nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui.
Rời nhà M, chúng tôi tìm đến nhà chị H (SN 1988) - vợ anh Lương Văn Q, mất cách đây gần 2 năm. Chị H tâm sự: “Năm em 16 tuổi chưa hiểu biết nhiều về tình yêu, bố mẹ bảo lấy chồng thì em đã theo lời cha mẹ lấy anh ấy. Trước khi lấy, em cũng biết anh ấy nghiện nhưng sợ bố mẹ nên phải lấy”.
Theo lời H kể, H sinh được hai người con trai, đứa lớn hiện đã đi học lớp 1. Hàng ngày, chị phải thay chồng làm những công việc nặng nhọc của người đàn ông. Một mình nuôi 2 đứa con, cuộc sống của H là những chuỗi ngày cơ cực đến "khóc cũng chẳng đủ vơi đi nỗi buồn". Không biết gì về căn bệnh thế kỷ nên chị cũng không hề lo cho tương lai của mình, cũng không quan tâm mình có bị nhiễm HIV như chồng không.
Rất nhiều người như người phụ nữ này vẫn không hề biết gì về căn bệnh thế kỷ vừa cướp mất chồng mình
Ông Quốc nói như đùa rằng, hiện nay mới có 2 người sau khi chồng chết đã tìm được chồng mới. Còn hơn 10 người vợ đang trong cảnh góa phụ. Một số phụ nữ khác có chồng chết vì AIDS, sau vài tháng mãn tang chồng lại thấy chung sống với người đàn ông khác.
"Điển hình như chị H.I. Chồng chết được vài tháng, nay lại thấy chị sống chung cùng một người đàn ông khác tên L. L cũng là con nghiện ở Đồng Mới, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong nơi có nhiều người chết vì HIV/AIDS", ông Quốc kể.
Nghe những chuyện đó, chúng tôi bỗng thấy rùng mình và tự hỏi nếu thực trạng này còn tiếp diễn thì không hiểu sau vài năm nữa, số người chết ở Na Sành sẽ nhiều như thế nào?
Cơn bão AIDS
Bản Na Sành, xã Tiền Phong, huyện miền núi Quế Phong, Nghệ An có 117 hộ với 510 nhân khẩu, người dân nơi đây 100% là đồng bào dân tộc Thái. Cuộc sống người dân nơi đây, bao đời nay vẫn gắn liền với phát nương làm rẫy. Nhưng khi con đường nhựa mở vào trung tâm bản cũng là lúc cuộc sống người dân có nhiều đổi thay chóng mặt. Đi lại dễ dàng hơn, kinh tế bắt đầu khá lên. Nhưng cũng từ đó, cơn bão HIV/AIDS tràn về làng quê còn nhọc nhằn với khoai sắn này.
Danh sách những người "dính ết" cứ ngày càng dài thêm...
Bản Na Sành đã trở thành bản góa phụ bởi cơn bão "ết"
Ông Lương Văn Quốc - Trưởng bản Na Sành lắc đầu buồn bã khi giở cuốn sổ thống kê đã quăn queo, cũ mèm: “Chỉ mới 5 – 6 năm trước đây, bà con bản này chỉ chăm chăm vào việc làm ăn, không ai biết đến ma túy là gì. Đến cuối năm 2009, khi trong bản có 1 người chết vì nhiễm “ết”, lúc đó mọi người mới ngã ngửa người ra. Sợ hãi lắm".
*
Dù đã bao năm lăn lộn khắp các miền quê nghèo khó, chứng kiến bao cảnh đời oan nghiệt, nhưng chúng tôi không khỏi toát mồ hôi khi ông trưởng bản này lần lần ngón tay, đếm tên từng người chết vì “ết”. Nào thì thằng H, này thì cậu M... Lần hết hai bàn tay mà số người chết vẫn chưa dứt!
Bão "ết" đã cướp đi sinh mạng của bao người chồng trong bản nên giờ những việc nặng nhọc đều đến tay những người vợ trẻ.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay, cơn bão AIDS đã cướp đi 15 sinh mạng ở bản Na Sành. Cơn lốc ma túy và cơn bão “ết” đến đã cướp đi bao nhiêu đàn ông trai tráng trong bản, bỏ lại bao gia đình "khuyết tật".
Nỗi oan nghiệt
Trong số những gia đình bị cơn bão "ết" tràn qua, có lẽ nhà ông Lương Văn H mang theo nỗi đau mất mát lớn nhất. Hai người con trai của ông H chết cách nhau 1 năm vì căn bệnh thế kỷ. Con trai út của ông H là Lương Văn V (SN 1989) bị nhiễm AIDS do đua đòi với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng V không biết mình nhiễm HIV nên anh vẫn cưới vợ. Đến năm 2011, khi vợ chuẩn bị sinh con, V bắt đầu ốm nặng nhưng không biết bệnh gì. Đến khi đứa con ra đời được 3 ngày thì V qua đời. Một người con trai khác của ông H là Lương Văn Q, cũng bỏ lại người vợ và đứa con trai đang tuổi ăn học.
Nỗi đau không chỉ đến với gia đình ông H mà rất nhiều gia đình khác cũng phải chứng kiến những đứa con lần lượt ra đi khi tuổi đời mới mười chín, đôi mươi. Tất cả đều chết vì nhiễm HIV/AIDS.
Hiện tại, theo ông Quốc, ở Na Sành còn 2 người nhiễm HIV đang trong tình trạng nguy kịch và còn rất nhiều con nghiện chưa được xét nghiệm. "Rồi không biết ở cái bản nghèo nhất nhì xã Tiền Phong này còn bao nhiêu người sẽ phải lìa khỏi cõi đời. Cơn lốc trắng và cơn bão “ết” đã đưa cuộc sống người dân nơi đây quay về với nghèo đói, con em trong bản ít được đến trường", ông Lương Văn Quốc chua xót nói mà như khóc. Theo thống kê, số người học hết ***** trong bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Những góa phụ tuổi đôi mươi vẫn... vô tư trước cơn bão “ết”
Theo chân ông Lương Văn Quốc - Trưởng bản Na Sành, chúng tôi tìm đến nhà chị Lô Thị M (SN 1993) - vợ anh Lương Văn V, con trai út của ông Lương Văn H.
M ở nơi khác về làm dâu, căn nhà chị trống vắng, rách nát, không có gì đáng giá ngoài 2 chiếc giường. Chồng mất đi, M trở thành góa phụ khi chỉ mới 18 tuổi. Chị ở vậy với bố mẹ chồng, nuôi con còn thơ dại mới đầy tuổi.
Người phụ nữ này đã trở thành góa phụ khi mới 19 tuổi
M kể lại: “Em không biết là chồng em bị nhiễm HIV bởi khi cưới, anh ấy vẫn khỏe. Sau khi em sinh con được 3 ngày thì anh ấy mất. Em không biết chồng chết vì bệnh gì, chỉ nghe mọi người nói là anh V chết vì “ết”.
Khi được hỏi về tương lai của mình, M vừa cười vừa nói: “Em cũng chưa biết thế nào, cứ ở vậy nuôi con cho lớn đã rồi tính sau". Nụ cười của M chất chứa nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui.
Rời nhà M, chúng tôi tìm đến nhà chị H (SN 1988) - vợ anh Lương Văn Q, mất cách đây gần 2 năm. Chị H tâm sự: “Năm em 16 tuổi chưa hiểu biết nhiều về tình yêu, bố mẹ bảo lấy chồng thì em đã theo lời cha mẹ lấy anh ấy. Trước khi lấy, em cũng biết anh ấy nghiện nhưng sợ bố mẹ nên phải lấy”.
Theo lời H kể, H sinh được hai người con trai, đứa lớn hiện đã đi học lớp 1. Hàng ngày, chị phải thay chồng làm những công việc nặng nhọc của người đàn ông. Một mình nuôi 2 đứa con, cuộc sống của H là những chuỗi ngày cơ cực đến "khóc cũng chẳng đủ vơi đi nỗi buồn". Không biết gì về căn bệnh thế kỷ nên chị cũng không hề lo cho tương lai của mình, cũng không quan tâm mình có bị nhiễm HIV như chồng không.
Rất nhiều người như người phụ nữ này vẫn không hề biết gì về căn bệnh thế kỷ vừa cướp mất chồng mình
Ông Quốc nói như đùa rằng, hiện nay mới có 2 người sau khi chồng chết đã tìm được chồng mới. Còn hơn 10 người vợ đang trong cảnh góa phụ. Một số phụ nữ khác có chồng chết vì AIDS, sau vài tháng mãn tang chồng lại thấy chung sống với người đàn ông khác.
"Điển hình như chị H.I. Chồng chết được vài tháng, nay lại thấy chị sống chung cùng một người đàn ông khác tên L. L cũng là con nghiện ở Đồng Mới, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong nơi có nhiều người chết vì HIV/AIDS", ông Quốc kể.
Nghe những chuyện đó, chúng tôi bỗng thấy rùng mình và tự hỏi nếu thực trạng này còn tiếp diễn thì không hiểu sau vài năm nữa, số người chết ở Na Sành sẽ nhiều như thế nào?