Ngán ngẩm!
Tìm về các xã Nghi Xuân, Nghi Phong, Phúc Thọ... (Nghi Lộc) tìm hiểu về vấn nạn trộm chó, cảnh xóm làng thật yên ắng.
Đầu làng đến cuối xóm hiếm lắm mới nhìn thấy một con chó, loài vật thân thuộc của người dân.
Anh Phạm Bá Cường (SN 1985, xóm 3, xã Nghi Xuân) lắc đầu: "3 năm nay nhà em mất đến 12 con chó rồi. Cứ nuôi được tầm 7 - 8 cân là chúng câu hết. Giờ khiếp rồi, không dám nuôi nữa".
Cha con ông Cậy đang nói về vấn nạn mất trộm chó. Trong 3 năm, gia đình ông đã mất đến 12 con chó, nên giờ không dám nuôi nữa
Nói rồi anh Cường liệt kê hàng loạt nhà mất chó, mất bao nhiêu con. Trong đó, có nhà anh Hòa mất đến 20 con.
"Ở cái làng này, đố anh tìm được một nhà không mất chó" - Anh Cường khẳng định chắc nịch.
Được biết, vì mất chó quá nhiều, nên một số hộ dân ngán ngẩm không nuôi nữa. Nếu có nhà nào nuôi thì cũng rất thận trọng, xích lại trước nhà, nhưng rồi sơ suất tí là "lọt" vào tầm ngắm của cẩu tặc ngay.
Cũng theo anh Cường, bây giờ, bọn trộm chó ngang nhiên lắm, dám câu chó giữa ban ngày, chúng đi một lúc cả nhóm 2 - 3 xe, có trang bị đao, kiếm. Khi gặp người dân truy đuổi là có thể hợp sức chống trả quyết liệt.
Ông Phạm Thanh Ảnh (62 tuổi, xóm 12, xã Nghi Phong) cho biết, gia đình ông đã mất đến 7 con chó. Có lần ông xích chó trước nhà, chúng còn dám vào mở xích, kéo chó đi luôn.
Cũng theo ông Ảnh, cứ một tuần là trong xã có ít nhất 2 - 3 vụ trộm chó. Trước đây, người dân có lập barie ở các ngã đường để vây bắt nhưng xem ra cũng chẳng hiệu quả, chó vẫn cứ mất nên rồi người ta cũng mặc kệ, xem như bất lực luôn.
"Thấy bọn trộm chó giờ quá liều lĩnh, lại mang theo dao, kiếm sẵn sàng chém ai truy đuổi chúng, nên người dân cũng sợ rồi, khi mất chó may ra có thanh niên mới dám đuổi chứ ********* không dám đâu, chẳng may chúng cho một dao thì mất chó còn mất luôn cả người" - ông Ảnh lắc đầu ngán ngẩm.
Đã mất đến 7 con chó, nên ông Ảnh phải xích chó lại cẩn thận
Trường hợp của ông Nguyễn Duy Cầu ở xã Phúc Thọ, chủ nhân của con chó béc giê mà 2 đối tượng câu được sau đó bị người dân phát hiện bao vây, đốt xe và đánh cho một đối tượng nguy kịch phải đi bệnh viện Hà Nội cấp cứu ngày 23/10/2012 cũng đã mất đến con chó thứ 10.
Ông Cầu là GĐ một công ty xây dựng, nhà "kín cổng cao tường", nhưng vẫn nhiều lần mất chó.
"Tôi thật sự bái phục bọn trộm chó đó. Không biết chúng ngồi rình từ lúc nào mà chỉ chút sơ suất, mở chó ra là chúng ngoắc đi liền"* - ông Cầu lắc đầu.
Tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), anh Đặng Thái Thắng (SN 1988, trú xã Xuân Trường) người đã nhiều lần truy đuổi những kẻ trộm chó cũng bức xúc: "Bọn trộm chó giờ đi xe tay ga, trang bị đao, kiếm để chống trả khi bị truy đuổi, nhất là sau cái chết của bố vợ tôi, nhiều người dân mất chó không dám đuổi nữa nên chúng càng lộng hành hơn".
Bố vợ anh Thắng là ông Lê Đình Xiển trong một lần mất chó truy đuổi thì bị 2 kẻ trộm chó, bắn súng cao su, đạp ngã xe tử vong tại chỗ.
Cũng theo anh Thắng, có trường hợp ở xã Xuân Hội sáng ra, chủ nhân đang dắt chó đi vệ sinh thì bọn trộm chó chạy xe máy ngang giật chó trên tay rồ ga phóng đi luôn.
Trường hợp bà Khâu ở xóm Trường Phúc khi phát hiện cẩu tặc đang câu con chó nhà mình, bà hét lên thì chúng giơ kiếm ra rồi quát "im mồm đi không câu cả người luôn giờ" khiến bà một phen khiếp đảm.
Vì sao "cẩu tặc" lộng hành?
Thông tin từ ông Cao Bá Tuyết - Đội phó Đội CSĐTTP về TTXH Công an huyện Nghi Lộc, năm 2010 tại địa bàn Nghi Lộc có 3 đối tượng trộm chó bị người dân đánh chết.
Để đối phó với nạn mất trộm chó, người dân xã Nghi Thạch đã lập barie chốt chặn, nhưng xem ra nạn trộm chó vẫn cứ hoành hành
Năm 2011, công an huyện Nghi Lộc đã bắt 76 đối tượng trộm chó, khởi tố 33 đối tượng, trong đó có 4 đối chuyên tiêu thụ chó ăn trộm trú ở các xã Nghi Trung, Nghi Thạch, Nghi Phong, Nghi Xuân.
Năm 2012 bắt 6 vụ, khởi tố 2 đối tượng, đưa 9 đối tượng vào cơ sở giáo dưỡng.
Tính đến thời điểm này, công an Nghi Lộc đang giam và cải tạo hơn 40 đối tượng trộm chó.
Theo ông Tuyết, hầu hết những đối tượng trộm chó là con nghiện, ít học, lêu lổng. Đã có trường hợp trộm chó sau khi bắt giam thả ra lại tiếp tục đi hành nghề trở lại.
Hai cẩu tặc cùng tang vật bị công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) bắt giữ ngày 31/10/2012
Phó trưởng Công an huyện Nghi Lộc, Thượng tá Nguyễn Đình Sáu cho rằng, nguyên nhân tại Nghi Lộc xảy ra nhiều vụ trộm chó là vì địa bàn này tương đối phức tạp. Các loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, nổi lên là loại tội phạm trộm cắp tài sản, trong đó có trộm chó.
Trộm chó mang lại lợi nhuận khá cao. Khi bị bắt, thường thì tang vật thu được chỉ có 1 - 2 con chó. Tính ra tiền chưa đủ 2 triệu nên chỉ phạt hành chính. Những đối tượng trộm lần 2, lần 3 mới xem xét khởi tố hình sự.
Rõ ràng, với luật pháp hiện hành, những đối tượng trộm chó khi bị bắt giữ xử lý còn nhẹ nên vấn nạn trộm chó vẫn hoành hành. Cũng vì thế, có một thực tế là khi phát hiện trộm chó, người dân bức xúc đã tự xử bằng cách đốt xe, đánh chết người...
Tìm về các xã Nghi Xuân, Nghi Phong, Phúc Thọ... (Nghi Lộc) tìm hiểu về vấn nạn trộm chó, cảnh xóm làng thật yên ắng.
Đầu làng đến cuối xóm hiếm lắm mới nhìn thấy một con chó, loài vật thân thuộc của người dân.
Anh Phạm Bá Cường (SN 1985, xóm 3, xã Nghi Xuân) lắc đầu: "3 năm nay nhà em mất đến 12 con chó rồi. Cứ nuôi được tầm 7 - 8 cân là chúng câu hết. Giờ khiếp rồi, không dám nuôi nữa".
Cha con ông Cậy đang nói về vấn nạn mất trộm chó. Trong 3 năm, gia đình ông đã mất đến 12 con chó, nên giờ không dám nuôi nữa
Nói rồi anh Cường liệt kê hàng loạt nhà mất chó, mất bao nhiêu con. Trong đó, có nhà anh Hòa mất đến 20 con.
"Ở cái làng này, đố anh tìm được một nhà không mất chó" - Anh Cường khẳng định chắc nịch.
Được biết, vì mất chó quá nhiều, nên một số hộ dân ngán ngẩm không nuôi nữa. Nếu có nhà nào nuôi thì cũng rất thận trọng, xích lại trước nhà, nhưng rồi sơ suất tí là "lọt" vào tầm ngắm của cẩu tặc ngay.
Cũng theo anh Cường, bây giờ, bọn trộm chó ngang nhiên lắm, dám câu chó giữa ban ngày, chúng đi một lúc cả nhóm 2 - 3 xe, có trang bị đao, kiếm. Khi gặp người dân truy đuổi là có thể hợp sức chống trả quyết liệt.
Ông Phạm Thanh Ảnh (62 tuổi, xóm 12, xã Nghi Phong) cho biết, gia đình ông đã mất đến 7 con chó. Có lần ông xích chó trước nhà, chúng còn dám vào mở xích, kéo chó đi luôn.
Cũng theo ông Ảnh, cứ một tuần là trong xã có ít nhất 2 - 3 vụ trộm chó. Trước đây, người dân có lập barie ở các ngã đường để vây bắt nhưng xem ra cũng chẳng hiệu quả, chó vẫn cứ mất nên rồi người ta cũng mặc kệ, xem như bất lực luôn.
"Thấy bọn trộm chó giờ quá liều lĩnh, lại mang theo dao, kiếm sẵn sàng chém ai truy đuổi chúng, nên người dân cũng sợ rồi, khi mất chó may ra có thanh niên mới dám đuổi chứ ********* không dám đâu, chẳng may chúng cho một dao thì mất chó còn mất luôn cả người" - ông Ảnh lắc đầu ngán ngẩm.
Đã mất đến 7 con chó, nên ông Ảnh phải xích chó lại cẩn thận
Trường hợp của ông Nguyễn Duy Cầu ở xã Phúc Thọ, chủ nhân của con chó béc giê mà 2 đối tượng câu được sau đó bị người dân phát hiện bao vây, đốt xe và đánh cho một đối tượng nguy kịch phải đi bệnh viện Hà Nội cấp cứu ngày 23/10/2012 cũng đã mất đến con chó thứ 10.
Ông Cầu là GĐ một công ty xây dựng, nhà "kín cổng cao tường", nhưng vẫn nhiều lần mất chó.
"Tôi thật sự bái phục bọn trộm chó đó. Không biết chúng ngồi rình từ lúc nào mà chỉ chút sơ suất, mở chó ra là chúng ngoắc đi liền"* - ông Cầu lắc đầu.
Tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), anh Đặng Thái Thắng (SN 1988, trú xã Xuân Trường) người đã nhiều lần truy đuổi những kẻ trộm chó cũng bức xúc: "Bọn trộm chó giờ đi xe tay ga, trang bị đao, kiếm để chống trả khi bị truy đuổi, nhất là sau cái chết của bố vợ tôi, nhiều người dân mất chó không dám đuổi nữa nên chúng càng lộng hành hơn".
Bố vợ anh Thắng là ông Lê Đình Xiển trong một lần mất chó truy đuổi thì bị 2 kẻ trộm chó, bắn súng cao su, đạp ngã xe tử vong tại chỗ.
Cũng theo anh Thắng, có trường hợp ở xã Xuân Hội sáng ra, chủ nhân đang dắt chó đi vệ sinh thì bọn trộm chó chạy xe máy ngang giật chó trên tay rồ ga phóng đi luôn.
Trường hợp bà Khâu ở xóm Trường Phúc khi phát hiện cẩu tặc đang câu con chó nhà mình, bà hét lên thì chúng giơ kiếm ra rồi quát "im mồm đi không câu cả người luôn giờ" khiến bà một phen khiếp đảm.
Vì sao "cẩu tặc" lộng hành?
Thông tin từ ông Cao Bá Tuyết - Đội phó Đội CSĐTTP về TTXH Công an huyện Nghi Lộc, năm 2010 tại địa bàn Nghi Lộc có 3 đối tượng trộm chó bị người dân đánh chết.
Để đối phó với nạn mất trộm chó, người dân xã Nghi Thạch đã lập barie chốt chặn, nhưng xem ra nạn trộm chó vẫn cứ hoành hành
Năm 2011, công an huyện Nghi Lộc đã bắt 76 đối tượng trộm chó, khởi tố 33 đối tượng, trong đó có 4 đối chuyên tiêu thụ chó ăn trộm trú ở các xã Nghi Trung, Nghi Thạch, Nghi Phong, Nghi Xuân.
Năm 2012 bắt 6 vụ, khởi tố 2 đối tượng, đưa 9 đối tượng vào cơ sở giáo dưỡng.
Tính đến thời điểm này, công an Nghi Lộc đang giam và cải tạo hơn 40 đối tượng trộm chó.
Theo ông Tuyết, hầu hết những đối tượng trộm chó là con nghiện, ít học, lêu lổng. Đã có trường hợp trộm chó sau khi bắt giam thả ra lại tiếp tục đi hành nghề trở lại.
Hai cẩu tặc cùng tang vật bị công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) bắt giữ ngày 31/10/2012
Phó trưởng Công an huyện Nghi Lộc, Thượng tá Nguyễn Đình Sáu cho rằng, nguyên nhân tại Nghi Lộc xảy ra nhiều vụ trộm chó là vì địa bàn này tương đối phức tạp. Các loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, nổi lên là loại tội phạm trộm cắp tài sản, trong đó có trộm chó.
Trộm chó mang lại lợi nhuận khá cao. Khi bị bắt, thường thì tang vật thu được chỉ có 1 - 2 con chó. Tính ra tiền chưa đủ 2 triệu nên chỉ phạt hành chính. Những đối tượng trộm lần 2, lần 3 mới xem xét khởi tố hình sự.
Rõ ràng, với luật pháp hiện hành, những đối tượng trộm chó khi bị bắt giữ xử lý còn nhẹ nên vấn nạn trộm chó vẫn hoành hành. Cũng vì thế, có một thực tế là khi phát hiện trộm chó, người dân bức xúc đã tự xử bằng cách đốt xe, đánh chết người...