Các trò chơi dân gian hầu như ở vùng nào cũng có, nhưng mỗi vùng lại có tên gọi khác nhau và cách chơi nhiều khi cũng có chút khác biệt. Tuy nhiên, khi gợi lại những trò chơi này thì chắc hẳn ai cũng nhớ và có nhiều kỉ niệm với nó.Nhảy dâyNhững chiếc dây thun nối lại với nhau thành một sợi dài, sau đó người chơi sẽ oẳn tù tì để chọn ra 2 người thua cuộc cầm dây thun. Cách chơi nhảy dây thì vô cùng phong phú, đa dạng. Bạn có thể chơi nhảy dây theo kiểu từ thấp lên cao (từ bậc đầu gối, vạt áo, vai, đầu, nhón gót...), sau đó những người còn lại sẽ phải nhảy qua được sợi dây thun ở những bậc ấy. Người nhảy không được, hay nhảy đụng dây ở những bậc thấp sẽ vào thay thế cho 2 người cầm dây.
"Thiên đàng hoả ngục"Sẽ có hai người đứng giơ cao tay, những người còn lại sẽ nối đuôi nhau và vừa đi vừa đọc: "Thiên đàng địa ngục hai bên. Ai khôn thì nhờ, ai dại thì sa...". Khi đọc hết, hai người giơ tay sẽ hạ tay xuống, nếu ai bị chăn lại sẽ phải có hai lựa chọn: Thiên đàng hay Địa ngục. Nếu chọn Thiên đàng bạn sẽ được 2 người chủ trì làm thành cái võng bằng tay và khiêng bạn bạn một đoạn xa, nếu can đảm chọn Địa ngục bạn sẽ bị chặt cổ, chặt tay. Cứ thế trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả thành viên để phải đưa ra chọn lựa: Thiên đàng hay Địa ngục.
Chơi UVới một khoảnh sân rộng, các bạn chơi sẽ chia thành 2 đội với một đường ranh giới ở gữa. Khi chơi, 1 thành viên của đội 1 sẽ chạy qua "phần đất" của đội 2, vừa đi qua vừa phải liên tục phát ra âm "u...", không ngắt hơi và phải để đối phương nghe thấy. Trong lúc đó, những người của đội 2 sẽ tìm cách bắt thành viên này và làm cho họ không thể nói 'u" được nữa để trở thành "tù nhân" của mình. Vì thế để chơi "u" bạn phải có hơi thật dài và không bị phân tâm khi bị đối phương vây lấy mình.
Banh đũaLại là một trò chơi dân gian quen thuộc của các bạn nữ, tuy nhiên cũng có không ít các teen boy "mê mệt" trò chơi khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và những chiếc đũa này. Bạn cần có từ 10-20 chiếc đũa, 1 quả banh nỉ và một mặt sân bằng phẳng. Để xem ai là người đi trước, những người chơi lần lượt thẩy banh và khi banh chạm đất, cũng là lúc người chơi dùng tay bắt lấy những chiếc đũa trước lúc bắt trái banh lại, người nào bắt được nhiều đũa sẽ chơi trước. Cách chơi cũng như vậy, người chơi sẽ lần lượt bắt lấy 1 chiếc đũa, 2 chiếc đũa và thực hiện những động tác xoay tay, đập đũa, phối hợp nhịp nhàng với banh. Ai chơi hết các vòng đầu tiên sẽ giành chiến thắng.
Tạt lonVới một chiếc lon từ hộp sữa cũ, lon nước ngọt, lon bia, vài chiếc dép không quá nặng để có thể tạt đi xa và một vài người bạn trong xóm, trong lớp là đã có thể bắt đầu chơi trò tạt lon. Khi bắt đầu mọi người cũng sẽ oẳn tù tì với nhau, người thua cuối cùng sẽ là người "canh lon". Những người còn lại sẽ chọn cho mình 1 chiếc dép, sau đó sẽ tiến hành tạt dép với một mức đã định trước, ai tạt thấp hay xa định mức nhất sẽ là người phải tạt lon đầu tiên. Người chơi phải tạt sau cho lon ngã và văng càng xa càng tốt, sau đó chạy lên nhặt chiếc dép về thật nhanh. Nếu chạy chậm và người giữ lon đã nhặt được lon để vào đúng vị trí, họ sẽ chạy theo bắt người tạt lon. Bị bắt trúng, người tạt lon sẽ thua và thay vị trí cho người giữ lon.
Nhảy lò còNgười chơi sẽ chọn một khoảng sân rộng rãi, kẻ một hình chữ nhật, sau đó chia hình ra thành 7-10 ô tuỳ theo sở thích chơi của từng người, từng nhóm và đánh số thứ tự 1, 2, 3... vào những ô ấy. Mỗi người chơi sẽ chọn cho mình một chiếc dép hoặc một viên gạch vuông vừa tầm tay, sau đó sẽ tiến hành oẳn tù tì hay thi nhau ném dép, ném gạch để xem ai là người đi trước. Kế đến từng người sẽ đi theo vị trí đã chọn, luật chơi là mỗi người sẽ lần lượt ném gạch, dép vào từng ô và lò cò vào những ô khách, cứ thế người nào đi hết các ô và xây được nhà đầu tiên sẽ giành chiến thắng.
Các trò chơi dân gian ngày càng bị mai một, thay vào đó là những trò chơi điện tử hiện đại, game trên mạng internet. Nhưng có lẽ, nó sẽ là một kí ức không thể nào quên với những bạn trẻ đã từng một thời "say đắm" nó. Còn bạn, bạn đã từng trải qua những trò chơi này chưa?