Khám phá “bí mật”
KS giám sát quá trình khắc phục sự cố và tham gia vận hành đập Sông Tranh 2, anh Phạm Ngọc Sáng cho biết, đường hầm này là nơi lắp đặt các thiết bị điện tử để theo dõi tình trạng “sức khoẻ” của con đập cùng nhiều chức năng khác trong suốt quá trình vận hành.
Công nhân đang làm vệ sinh trong đường hầm con đập chính Sông Tranh 2
Theo giải thích của KS Sáng, sau khi khắc phục xong sự cố, nhiều thiết bị điện tử như máy đo rung chấn, đo lượng nước thấm, cùng nhiều thiết bị khác cần được bảo vệ nghiêm ngặt theo qui trình.
Bởi thế, việc vào đường hầm này luôn có sự quản lý nghiêm ngặt. Đó là chưa nói đến kẻ xấu lợi dụng sự lỏng lẻo quản lý vào khu vực này có thể gây nguy hiểm cho công trình.
Thiết bị đo rung chấn trong thân đập đã được lắp đặt trong đường hầm dưới chân đập chính ở độ sâu 124 m
Sau thủ tục đăng ký, sáng 12/9, KS Võ Duy Minh, Giám đốc ban điều hành dự án Sông Tranh 2 đã đưa chúng tôi vào đường hầm “bí mật” này.
Hiện ra trước mắt là đường hầm sâu hun hút chạy dọc thân đập chính dài hơn 2.000m với 3 tầng được nối thông với nhau.
Tầng hầm đỉnh đập ở cao trình 195m, đường hầm giữa thân đập ở cao trình 154m và đường hầm nằm dưới đáy thân đập ở cao trình 124m. Mỗi đường hầm dài hơn 600m, cùng hai đường hầm ngang dẫn vào đường hầm chính dài hơn 200m.
Hàng trăm công nhân đang miệt mài với công việc dọn vệ sinh sau khi việc chống thấm cho con đập này hoàn tất.
Làm đẹp cửa hầm dưới hạ lưu chân đập dẫn vào hầm chính
Chúng tôi được đưa xuống đường hầm nằm dưới đáy thân đập, dưới mực nước chết hơn 45 m.
Kỹ sư Minh đưa chúng tôi lại hố thu gom nước thấm và dùng thiết bị đo. Lưu lượng nước thấm qua thân đập 2,8 lít/s. Anh giải thích: "Lượng nước chảy qua mương thoát thu gom là do chúng tôi đang bơm nước để làm vệ sinh. Nếu xong lượng nước thấm sau khi đã khắc phục sẽ ở dưới mức 2, 2 lít/s. Nằm dưới mức cho phép của quy chuẩn".
Khi máy ảnh chĩa ống kính vào những điểm phun trào thạch nhũ nơi khe nhiệt, KS Sáng giải thích rằng đó là do trước đây nước thấm qua khe nhiệt nên đã gây nên hiện tượng này. Bây giờ, khi khắc phục xong việc thấm nước thì hiện tượng này không còn nữa và không ảnh hưởng đến công trình.
Chờ nghiệm thu
Khi được hỏi tại sao khi đập gặp sự cố thấm nước phun trào, đơn vị chủ quản lại cấm cửa báo chí và không công khai minh bạch thông tin để người dân biết, tránh những lo lắng hoang mang?
Kỹ sư Sáng nói như tâm sự và thừa nhận rằng: “Thực lòng mà nói chúng tôi không cấm. Nhưng giữa lúc nước sôi lửa bỏng như vậy, chúng tôi đã phải tập trung khắc phục nên không còn thời gian để nghĩ đến chuyện đó".
KS Võ Duy Minh đo lưu lượng nước thấm tại bể thu gom trong đường hầm, lượng nước chỉ còn 2,8 lít/giây
Một điều anh Sáng thừa nhận là trong thời gian khắc phục sự cố, Ban quản lý dự án rơi vào “khủng hoảng” thông tin. Chính vì vậy có nhiều hiểu lầm đáng tiếc.
Kỹ sư Sáng bảo: sau khi khắc phục xong, chúng tôi sẽ tổ chức họp báo và công khai tất cả tình trạng đã và đang diễn ra tại con đập này.
Còn KS Võ Duy Minh thì kể rằng, từ khi nhận nhiệm vụ giao khắc phục sự cố đập Sông Tranh 2, anh như ngồi trên đống lửa. Bởi thời gian quá ngắn, kinh phí hạn hẹp và điều lo lắng hơn là việc chống thấm dưới nước ở độ sâu 60 m rất khó khăn.
Mặt thượng lưu thân đập đã được chống thấm hoàn chỉnh
Việc chống thấm trên mặt nước, các kỹ sư Việt Nam đảm nhận và hoàn thành tốt. Nhưng khâu chống thấm dưới nước thì phải mời chuyên gia nước ngoài, vì ở Việt Nam đi tìm người lặn được ở độ sâu ấy thì họ lại không có chuyên môn, và ngược lại người có chuyên môn thì không lặn được.
Anh Minh kể việc chống thấm dưới nước gặp khó khăn, nhưng đã vượt qua, các chuyên gia nước ngoài được mời đến, toàn bộ việc thi công chống thấm dưới nước ở độ sâu 60 m nước được ghi hình cẩn thận từng công đoạn và được giám sát chặt chẽ.
"Các nhà thầu thi công bảo hành công trình chống thấm theo luật định. Nhưng chúng tôi đã phải bạc đầu lo lắng và nỗi lo đã qua đi khi việc chống thấm đạt kết quả tốt và đang chờ nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước để bàn giao" - anh Minh tâm sự.
KS giám sát quá trình khắc phục sự cố và tham gia vận hành đập Sông Tranh 2, anh Phạm Ngọc Sáng cho biết, đường hầm này là nơi lắp đặt các thiết bị điện tử để theo dõi tình trạng “sức khoẻ” của con đập cùng nhiều chức năng khác trong suốt quá trình vận hành.
Công nhân đang làm vệ sinh trong đường hầm con đập chính Sông Tranh 2
Theo giải thích của KS Sáng, sau khi khắc phục xong sự cố, nhiều thiết bị điện tử như máy đo rung chấn, đo lượng nước thấm, cùng nhiều thiết bị khác cần được bảo vệ nghiêm ngặt theo qui trình.
Bởi thế, việc vào đường hầm này luôn có sự quản lý nghiêm ngặt. Đó là chưa nói đến kẻ xấu lợi dụng sự lỏng lẻo quản lý vào khu vực này có thể gây nguy hiểm cho công trình.
Thiết bị đo rung chấn trong thân đập đã được lắp đặt trong đường hầm dưới chân đập chính ở độ sâu 124 m
Sau thủ tục đăng ký, sáng 12/9, KS Võ Duy Minh, Giám đốc ban điều hành dự án Sông Tranh 2 đã đưa chúng tôi vào đường hầm “bí mật” này.
Hiện ra trước mắt là đường hầm sâu hun hút chạy dọc thân đập chính dài hơn 2.000m với 3 tầng được nối thông với nhau.
Tầng hầm đỉnh đập ở cao trình 195m, đường hầm giữa thân đập ở cao trình 154m và đường hầm nằm dưới đáy thân đập ở cao trình 124m. Mỗi đường hầm dài hơn 600m, cùng hai đường hầm ngang dẫn vào đường hầm chính dài hơn 200m.
Hàng trăm công nhân đang miệt mài với công việc dọn vệ sinh sau khi việc chống thấm cho con đập này hoàn tất.
Làm đẹp cửa hầm dưới hạ lưu chân đập dẫn vào hầm chính
Chúng tôi được đưa xuống đường hầm nằm dưới đáy thân đập, dưới mực nước chết hơn 45 m.
Kỹ sư Minh đưa chúng tôi lại hố thu gom nước thấm và dùng thiết bị đo. Lưu lượng nước thấm qua thân đập 2,8 lít/s. Anh giải thích: "Lượng nước chảy qua mương thoát thu gom là do chúng tôi đang bơm nước để làm vệ sinh. Nếu xong lượng nước thấm sau khi đã khắc phục sẽ ở dưới mức 2, 2 lít/s. Nằm dưới mức cho phép của quy chuẩn".
Khi máy ảnh chĩa ống kính vào những điểm phun trào thạch nhũ nơi khe nhiệt, KS Sáng giải thích rằng đó là do trước đây nước thấm qua khe nhiệt nên đã gây nên hiện tượng này. Bây giờ, khi khắc phục xong việc thấm nước thì hiện tượng này không còn nữa và không ảnh hưởng đến công trình.
Chờ nghiệm thu
Khi được hỏi tại sao khi đập gặp sự cố thấm nước phun trào, đơn vị chủ quản lại cấm cửa báo chí và không công khai minh bạch thông tin để người dân biết, tránh những lo lắng hoang mang?
Kỹ sư Sáng nói như tâm sự và thừa nhận rằng: “Thực lòng mà nói chúng tôi không cấm. Nhưng giữa lúc nước sôi lửa bỏng như vậy, chúng tôi đã phải tập trung khắc phục nên không còn thời gian để nghĩ đến chuyện đó".
KS Võ Duy Minh đo lưu lượng nước thấm tại bể thu gom trong đường hầm, lượng nước chỉ còn 2,8 lít/giây
Một điều anh Sáng thừa nhận là trong thời gian khắc phục sự cố, Ban quản lý dự án rơi vào “khủng hoảng” thông tin. Chính vì vậy có nhiều hiểu lầm đáng tiếc.
Kỹ sư Sáng bảo: sau khi khắc phục xong, chúng tôi sẽ tổ chức họp báo và công khai tất cả tình trạng đã và đang diễn ra tại con đập này.
Còn KS Võ Duy Minh thì kể rằng, từ khi nhận nhiệm vụ giao khắc phục sự cố đập Sông Tranh 2, anh như ngồi trên đống lửa. Bởi thời gian quá ngắn, kinh phí hạn hẹp và điều lo lắng hơn là việc chống thấm dưới nước ở độ sâu 60 m rất khó khăn.
Mặt thượng lưu thân đập đã được chống thấm hoàn chỉnh
Việc chống thấm trên mặt nước, các kỹ sư Việt Nam đảm nhận và hoàn thành tốt. Nhưng khâu chống thấm dưới nước thì phải mời chuyên gia nước ngoài, vì ở Việt Nam đi tìm người lặn được ở độ sâu ấy thì họ lại không có chuyên môn, và ngược lại người có chuyên môn thì không lặn được.
Anh Minh kể việc chống thấm dưới nước gặp khó khăn, nhưng đã vượt qua, các chuyên gia nước ngoài được mời đến, toàn bộ việc thi công chống thấm dưới nước ở độ sâu 60 m nước được ghi hình cẩn thận từng công đoạn và được giám sát chặt chẽ.
"Các nhà thầu thi công bảo hành công trình chống thấm theo luật định. Nhưng chúng tôi đã phải bạc đầu lo lắng và nỗi lo đã qua đi khi việc chống thấm đạt kết quả tốt và đang chờ nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước để bàn giao" - anh Minh tâm sự.