Cuốn nhật ký sau đó được chôn theo bệnh nhân, nhưng những dòng chữ trong đó mãi ám ảnh Thủy, nó trở thành cuốn cẩm nang cho cô trong công việc hàng ngày, giúp cô thêm thấu hiểu tâm trạng, nỗi đau của người bệnh. Cũng nhờ cuốn nhật ký ấy đã khơi mở thêm cho Thủy biết được từng li ti mạch cảm xúc của những người cận kề cái chết…
Góc phòng, một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối quỳ gối úp mặt xuống giường, tiếng rên rỉ nhỏ và đứt quãng nhưng có cảm giác như tiếng nghiến đường ray khi tàu vào ga, bởi cơn đau xé não đang ập đến.
Toàn thân ông run bần bật, thi thoảng ông nghiêng mặt sang bên như lấy thêm không khí để thở, mắt lúc nhắm nghiển, lúc long lên nhưng không hề dữ tợn mà như chút gắng gỏi cuối cùng, như muốn chứng minh rằng mình vẫn còn sống.
Đang ăn, Thủy bỏ bát cơm chạy đến. Một thao tác gọn và dứt khoát, cô nhanh chóng thực hiện chính xác mũi tiêm giảm đau cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ, rồi cô dịu dàng xoa bóp và trò chuyện cùng ông. Thủy như gặp lại hình ảnh người cha thân yêu của mình ngày nào. Phải hồi lâu sau, ông mới nằm im, toàn thân vã mồ hôi.
Nhiều bệnh nhân ung thư nằm truyền dịch ngoài sân bệnh viện
Trần Thị Thanh Thủy đã gắn bó công việc điều dưỡng tại khoa Chống đau được 8 năm.
Chừng đó thời gian, không biết bao lần bữa ăn ngày thường bị cắt vụn vì những tiếng la hét như thế.
Chừng đó thời gian đủ để cô gái trẻ chứng kiến bệnh tật giày vò những gương mặt mang trên mình những số phận khác nhau nhưng cùng một điểm đến là cái chết đang ăn rỗng cơ thể. Những tiếng hét đau đớn có thể vang lên bất cứ lúc nào, như là sự bất lực của con người trước định mệnh.
Thủy bảo: “Mình đã làm việc tại nhiều khoa khác nhưng không khoa nào vất vả và đặc biệt như khoa Chống đau”.
Đặc biệt, bởi những y bác sĩ như Thủy ở đây mới chứng kiến và cảm nhận được. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường thay đổi tâm lý liên tục khiến bác sĩ cũng căng thẳng theo nhưng vẫn phải bình tĩnh để trấn an bệnh nhân.
Đến tận bây giờ, gắn bó gần chục năm với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, Thủy vẫn chưa hết bàng hoàng khi không ít lần chứng kiến cảnh bệnh nhân, nhất là ung thư thực quản ộc ra từng bụm máu to do đứt mạch máu và tử vong bất ngờ trước khi bác sĩ kịp trở tay.
Hình ảnh cô gái trẻ chưa chồng bị ung thư nên tìm đến cái chết khi đang điều trị tại bệnh viện vẫn gờn gợn trong tâm trí Thủy và những người làm việc tại khoa Chống đau.
Lần ấy các bác sĩ cấp cứu kịp thời nên cô gái giữ lại được mạng sống. Kết quả xét nghiệm máu sau đó cho thấy cô gái đang mang trong mình một thai nhi vài tuần tuổi. Không chỉ một mà đã có nhiều người tìm đến cái chết. Chết để khỏi đau đớn từng giây.
Chết để không làm kiếp người quá ư mệt mỏi. Chết để giải thoát khỏi cơn đau không có cơ hội hành hạ mình nữa. Họ, có thể tìm đến cái chết khi bệnh quá nặng, hoặc biết rằng mình sẽ chết nên quyết định ra tay trước khi lưỡi hái tử thần vung lên lần cuối.
Chẳng thế mà các bác sĩ và y tá bảo nhau: Ở khoa Chống đau câu nói thường được nghe nhiều nhất từ bệnh nhân không phải muốn được sống mà là: “Bác sĩ ơi tôi muốn chết, sống thế này khổ lắm”.
Nhiều bệnh nhân không có tiền điều trị, nhưng bác sĩ không thể làm ngơ trước trước cơn đau trong chuyến đi đến cuối cuộc đời của họ. Bằng mọi cách bác sĩ phải lo liệu cho bệnh nhân có được thuốc giảm đau tốt nhất.
Nhìn những người bệnh héo mòn, mệt mỏi chống chọi với bệnh tật khi mọi biện pháp điều trị đã không còn phát huy tác dụng, bác sĩ Đoàn Lực (Trưởng khoa Chống đau) bảo ông bị rơi vào cảm giác bất lực và buồn theo bệnh nhân.
Chỉ còn cách duy nhất là động viên người bệnh và cho họ dùng thuốc giảm đau để ít nhiều giúp họ có được những ngày tháng cuối đời nhẹ nhõm hơn.
Hơn chục buồng bệnh, thấp thoáng bóng các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, đôi lúc lại thấy tiếng cười vẳng ra, ấy là lúc vài câu đùa vui của nhân viên y tế làm ấm lòng người bệnh.
Thủy bảo: “Bệnh nhân ung thư nào cũng có tâm lý chán chường do họ hiểu đã mang trong mình bản án tử hình khi ung thư vào giai đoạn cuối”.
Điều dưỡng Thủy chăm sóc bệnh nhân Quốc Trưởng
Khi đó, những bác sĩ, nhân viên y tế không chỉ là người điều trị bệnh cho họ mà còn trở thành người bạn, người thân chia sẻ, động viên, an ủi để bệnh nhân vượt qua cảm giác chán sống. Không ít lần bệnh nhân từ chối uống thuốc morphin giảm đau vì sợ … nghiện.
Những điều dưỡng lại giải thích về tác dụng giảm đau của thuốc giúp bệnh nhân đỡ đau để ăn được, ngủ được và vực sức khỏe dậy.
“Những bệnh nhân lớn tuổi thường làm nũng, cư xử với họ phải khéo léo vì người già dễ giận dỗi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình trị bệnh. Có những trường hợp khi biết vợ bị ung thư, người chồng nhẫn tâm bỏ rơi vợ”-Thủy trầm tư.
Không có gì đáng sợ hơn sự cô độc, một mình đối diện với cái chết đến từ từ.
Lúc đó, chỗ dựa sau cùng của bệnh nhân chính là những y bác sĩ. Ánh mắt dịu dàng sẻ chia của đồng loại, biết đâu họ sẽ mang vào thế giới bên kia để thấy rằng mình chết đi vẫn còn có chút hơi ấm tình người.
Quá trưa nhưng bác sĩ Lực vẫn bận rộn với khối công việc ăm ắp. Nở nụ cười ấm áp, bác sĩ Lực xem bộ hồ sơ rồi bảo bệnh nhân: “Bệnh bác có tiến triển đấy, nhìn sắc diện bác tốt hơn rồi, chịu khó điều trị thêm thời gian nữa nhé, đừng sốt ruột mà bỏ viện về sớm bệnh lại trở nặng”.
Những nếp nhăn trên gương mặt người đàn ông mang trong mình bạo bệnh như dãn ra khi vị bác sĩ đưa tay về phía ông siết chặt.
Một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Dù rất mệt và buồn ngủ nhưng bệnh nhân Quốc Trưởng (Thanh Hóa) không dám chợp mắt vì sợ những cơn khó thở bất ngờ ập đến. Người đàn ông nhỏ bé cứ ngồi héo hắt với ống thở oxy trên giường bệnh.
Căn bệnh tràn dịch màng phổi khiến cơ thể ông như bị bóp nghẹt bởi những đợt khó thở đến dồn dập, nhất là khi đêm về. Tiếp đó là cảm giác từng thớ thịt, từng bộ phận cơ thể bị cơn đau cào xé.
Nằm giường bên cạnh, nữ bệnh nhân 65 tuổi bị ung thư vú đã 6 năm, là người gắn bó 2 năm nay tại khoa Chống đau với 136 lần hút dịch tràn màng phổi.
Bà nhìn bác sĩ Lực rồi nói trong hơi thở gấp gáp: “Chẳng ai hiểu được cơn đau của chúng tôi như các nhân viên y tế ở đây. Những cơn đau gây cảm giác rất khó chịu, thậm chí khiến mình sợ hãi đối với các can thiệp trong y tế. Nhưng sự có mặt của họ ở bên để tiêm thuốc và động viên khiến chúng tôi thấy dịu lại”.
Ánh mắt vợi buồn, bác sĩ Lực bộc bạch: “Chừng 6 tháng nữa bạn quay lại đây thì 90% trong số những bệnh nhân đang nằm đây đã mãi mãi ra đi. Hơn một năm sau những người còn lại cũng cùng chung số phận. Vì căn bệnh ác nghiệt, chúng tôi chỉ có thể kéo dài sự sống thêm chừng đó thời gian cho họ”, Bác sĩ Đoàn Lực
“Rất nhiều người thân bệnh nhân xin để người nhà của mình được chết tại bệnh viện chỉ vì nhà cửa chật chội, không đủ điều kiện lo ma chay cho người đã khuất”.
Có điều gì đó nghèn nghẹn trong lời kể của Thủy khi cứ không lâu cô lại chứng kiến một bệnh nhân mà mình chăm sóc và gắn bó vĩnh viễn ra đi. Chính trong những khoảng thời gian điều trị ấy, giữa cô và người nhà của không ít bệnh nhân đã nảy nở tình bạn chân thành và thân thiết, như một vệt sáng trong những ngày đầy áp lực tại khoa Chống đau này…
Cả khoa có hơn 40 giường nhưng lúc nào cũng có hơn 100 bệnh nhân nội trú. Ngoài ra còn khoảng 150 bệnh nhân điều trị ngoại trú mỗi ngày. Vậy nhưng chỉ có 24 nhân viên y tế với quá nửa là phụ nữ.
Góc phòng, một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối quỳ gối úp mặt xuống giường, tiếng rên rỉ nhỏ và đứt quãng nhưng có cảm giác như tiếng nghiến đường ray khi tàu vào ga, bởi cơn đau xé não đang ập đến.
Toàn thân ông run bần bật, thi thoảng ông nghiêng mặt sang bên như lấy thêm không khí để thở, mắt lúc nhắm nghiển, lúc long lên nhưng không hề dữ tợn mà như chút gắng gỏi cuối cùng, như muốn chứng minh rằng mình vẫn còn sống.
Đang ăn, Thủy bỏ bát cơm chạy đến. Một thao tác gọn và dứt khoát, cô nhanh chóng thực hiện chính xác mũi tiêm giảm đau cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ, rồi cô dịu dàng xoa bóp và trò chuyện cùng ông. Thủy như gặp lại hình ảnh người cha thân yêu của mình ngày nào. Phải hồi lâu sau, ông mới nằm im, toàn thân vã mồ hôi.
Nhiều bệnh nhân ung thư nằm truyền dịch ngoài sân bệnh viện
Trần Thị Thanh Thủy đã gắn bó công việc điều dưỡng tại khoa Chống đau được 8 năm.
Chừng đó thời gian, không biết bao lần bữa ăn ngày thường bị cắt vụn vì những tiếng la hét như thế.
Chừng đó thời gian đủ để cô gái trẻ chứng kiến bệnh tật giày vò những gương mặt mang trên mình những số phận khác nhau nhưng cùng một điểm đến là cái chết đang ăn rỗng cơ thể. Những tiếng hét đau đớn có thể vang lên bất cứ lúc nào, như là sự bất lực của con người trước định mệnh.
Thủy bảo: “Mình đã làm việc tại nhiều khoa khác nhưng không khoa nào vất vả và đặc biệt như khoa Chống đau”.
Đặc biệt, bởi những y bác sĩ như Thủy ở đây mới chứng kiến và cảm nhận được. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường thay đổi tâm lý liên tục khiến bác sĩ cũng căng thẳng theo nhưng vẫn phải bình tĩnh để trấn an bệnh nhân.
Đến tận bây giờ, gắn bó gần chục năm với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, Thủy vẫn chưa hết bàng hoàng khi không ít lần chứng kiến cảnh bệnh nhân, nhất là ung thư thực quản ộc ra từng bụm máu to do đứt mạch máu và tử vong bất ngờ trước khi bác sĩ kịp trở tay.
Hình ảnh cô gái trẻ chưa chồng bị ung thư nên tìm đến cái chết khi đang điều trị tại bệnh viện vẫn gờn gợn trong tâm trí Thủy và những người làm việc tại khoa Chống đau.
Lần ấy các bác sĩ cấp cứu kịp thời nên cô gái giữ lại được mạng sống. Kết quả xét nghiệm máu sau đó cho thấy cô gái đang mang trong mình một thai nhi vài tuần tuổi. Không chỉ một mà đã có nhiều người tìm đến cái chết. Chết để khỏi đau đớn từng giây.
Chết để không làm kiếp người quá ư mệt mỏi. Chết để giải thoát khỏi cơn đau không có cơ hội hành hạ mình nữa. Họ, có thể tìm đến cái chết khi bệnh quá nặng, hoặc biết rằng mình sẽ chết nên quyết định ra tay trước khi lưỡi hái tử thần vung lên lần cuối.
Chẳng thế mà các bác sĩ và y tá bảo nhau: Ở khoa Chống đau câu nói thường được nghe nhiều nhất từ bệnh nhân không phải muốn được sống mà là: “Bác sĩ ơi tôi muốn chết, sống thế này khổ lắm”.
Nhiều bệnh nhân không có tiền điều trị, nhưng bác sĩ không thể làm ngơ trước trước cơn đau trong chuyến đi đến cuối cuộc đời của họ. Bằng mọi cách bác sĩ phải lo liệu cho bệnh nhân có được thuốc giảm đau tốt nhất.
Nhìn những người bệnh héo mòn, mệt mỏi chống chọi với bệnh tật khi mọi biện pháp điều trị đã không còn phát huy tác dụng, bác sĩ Đoàn Lực (Trưởng khoa Chống đau) bảo ông bị rơi vào cảm giác bất lực và buồn theo bệnh nhân.
Chỉ còn cách duy nhất là động viên người bệnh và cho họ dùng thuốc giảm đau để ít nhiều giúp họ có được những ngày tháng cuối đời nhẹ nhõm hơn.
Hơn chục buồng bệnh, thấp thoáng bóng các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, đôi lúc lại thấy tiếng cười vẳng ra, ấy là lúc vài câu đùa vui của nhân viên y tế làm ấm lòng người bệnh.
Thủy bảo: “Bệnh nhân ung thư nào cũng có tâm lý chán chường do họ hiểu đã mang trong mình bản án tử hình khi ung thư vào giai đoạn cuối”.
Điều dưỡng Thủy chăm sóc bệnh nhân Quốc Trưởng
Khi đó, những bác sĩ, nhân viên y tế không chỉ là người điều trị bệnh cho họ mà còn trở thành người bạn, người thân chia sẻ, động viên, an ủi để bệnh nhân vượt qua cảm giác chán sống. Không ít lần bệnh nhân từ chối uống thuốc morphin giảm đau vì sợ … nghiện.
Những điều dưỡng lại giải thích về tác dụng giảm đau của thuốc giúp bệnh nhân đỡ đau để ăn được, ngủ được và vực sức khỏe dậy.
“Những bệnh nhân lớn tuổi thường làm nũng, cư xử với họ phải khéo léo vì người già dễ giận dỗi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình trị bệnh. Có những trường hợp khi biết vợ bị ung thư, người chồng nhẫn tâm bỏ rơi vợ”-Thủy trầm tư.
Không có gì đáng sợ hơn sự cô độc, một mình đối diện với cái chết đến từ từ.
Lúc đó, chỗ dựa sau cùng của bệnh nhân chính là những y bác sĩ. Ánh mắt dịu dàng sẻ chia của đồng loại, biết đâu họ sẽ mang vào thế giới bên kia để thấy rằng mình chết đi vẫn còn có chút hơi ấm tình người.
Quá trưa nhưng bác sĩ Lực vẫn bận rộn với khối công việc ăm ắp. Nở nụ cười ấm áp, bác sĩ Lực xem bộ hồ sơ rồi bảo bệnh nhân: “Bệnh bác có tiến triển đấy, nhìn sắc diện bác tốt hơn rồi, chịu khó điều trị thêm thời gian nữa nhé, đừng sốt ruột mà bỏ viện về sớm bệnh lại trở nặng”.
Những nếp nhăn trên gương mặt người đàn ông mang trong mình bạo bệnh như dãn ra khi vị bác sĩ đưa tay về phía ông siết chặt.
Một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Dù rất mệt và buồn ngủ nhưng bệnh nhân Quốc Trưởng (Thanh Hóa) không dám chợp mắt vì sợ những cơn khó thở bất ngờ ập đến. Người đàn ông nhỏ bé cứ ngồi héo hắt với ống thở oxy trên giường bệnh.
Căn bệnh tràn dịch màng phổi khiến cơ thể ông như bị bóp nghẹt bởi những đợt khó thở đến dồn dập, nhất là khi đêm về. Tiếp đó là cảm giác từng thớ thịt, từng bộ phận cơ thể bị cơn đau cào xé.
Nằm giường bên cạnh, nữ bệnh nhân 65 tuổi bị ung thư vú đã 6 năm, là người gắn bó 2 năm nay tại khoa Chống đau với 136 lần hút dịch tràn màng phổi.
Chừng 6 tháng nữa bạn quay lại đây thì 90% trong số những bệnh nhân đang nằm đây đã mãi mãi ra đi. Hơn một năm sau những người còn lại cũng cùng chung số phận. Vì căn bệnh ác nghiệt, chúng tôi chỉ có thể kéo dài sự sống thêm chừng đó thời gian cho họ” Bác sĩ Đoàn Lực |
Ánh mắt vợi buồn, bác sĩ Lực bộc bạch: “Chừng 6 tháng nữa bạn quay lại đây thì 90% trong số những bệnh nhân đang nằm đây đã mãi mãi ra đi. Hơn một năm sau những người còn lại cũng cùng chung số phận. Vì căn bệnh ác nghiệt, chúng tôi chỉ có thể kéo dài sự sống thêm chừng đó thời gian cho họ”, Bác sĩ Đoàn Lực
“Rất nhiều người thân bệnh nhân xin để người nhà của mình được chết tại bệnh viện chỉ vì nhà cửa chật chội, không đủ điều kiện lo ma chay cho người đã khuất”.
Có điều gì đó nghèn nghẹn trong lời kể của Thủy khi cứ không lâu cô lại chứng kiến một bệnh nhân mà mình chăm sóc và gắn bó vĩnh viễn ra đi. Chính trong những khoảng thời gian điều trị ấy, giữa cô và người nhà của không ít bệnh nhân đã nảy nở tình bạn chân thành và thân thiết, như một vệt sáng trong những ngày đầy áp lực tại khoa Chống đau này…
Cả khoa có hơn 40 giường nhưng lúc nào cũng có hơn 100 bệnh nhân nội trú. Ngoài ra còn khoảng 150 bệnh nhân điều trị ngoại trú mỗi ngày. Vậy nhưng chỉ có 24 nhân viên y tế với quá nửa là phụ nữ.