• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Những "bí ẩn" về núi lửa ở Việt Nam

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Những bằng chứng khoa học cho thấy, hoạt động núi lửa mãnh liệt và muộn nhất ở Việt Nam từng xảy ra ở mảnh đất Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nơi đó hiện còn rất nhiều di tích của núi lửa "trẻ" đã tắt, mà thời gian của những đợt phun trào cuối cùng của chúng ứng với giai đoạn Miocen muộn - Pleistocen (cách đây 11 triệu đến 11.000 năm).
Hiện nay, miệng của nhiều núi lửa còn thể hiện rõ dạng phễu hoặc hình lòng chảo. Họng núi lửa thường đã bị lấp kín. Nhiều miệng núi lửa đã được tích nước, trở thành những hồ nước hình tròn độc đáo, tiêu biểu là hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) ở Pleiku.
Tuy nhiên, biểu hiện hoạt động núi lửa cuối cùng ở Việt Nam từng xảy ra ở ngoài khơi Phan Thiết. Vào tháng 2/1923, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật Bản đã nhìn thấy ở vùng biển này một đám khói đen, kèm theo cột hơi nước dày đặc bốc cao hơn 2.000m, cùng với những tiếng nổ mạnh.
Ngày 8/3 năm đó, quá trình phun trào núi lửa đã xảy ra, nhưng yếu ớt. Ngày 15/3/1923, núi lửa tạm ngừng phun để đến 20/3/1923 nó đã phun trở lại lần cuối. Kết quả đợt phun trào ấy đã hình thành một hòn đảo từ tro bụi núi lửa, được đặt tên là Hòn Tro. Sau này, Hòn Tro đã bị sóng gió đánh tan, do nó được hình thành từ những sản phẩm núi lửa chưa được cố kết chặt chẽ.
Hà Nội từng có núi lửa phun trào
Có người hỏi, những núi lửa sau khi tắt bao nhiêu lâu có thể coi như không còn khả năng hoạt động trở lại? Cho đến nay, dù khoa học đã có những bước tiến đáng kể, nhưng câu hỏi này cũng vẫn khó có lời giải đáp chính xác. Bởi vì chu kỳ hoạt động của núi lửa không rõ ràng. Có những núi lửa chỉ phun trào một lần rồi tắt hẳn. Có những núi lửa ngủ yên vài trăm năm bỗng thức dậy, như núi lửa ở Băng Đảo (Iceland) đã hoạt động trở lại sau gần hai thế kỷ ngủ yên.
1348281916-nui-lua-viet-nam.jpg

PGS.TS Tạ Hòa Phương đang nghiên cứu tầng “bom núi lửa” trên núi Ba Vì
Một núi lửa khác có miệng nay đã trở thành hồ Taupo ở New Zealand, gần Australia, một hồ nước có đường kính tới 35km. Đợt phun trào cuối cùng của núi lửa Taupo là vào năm 186 sau công nguyên. Núi lửa này có chu kỳ hoạt động khoảng 2.000 năm. Và như thế, thời điểm hoạt động trở lại của núi lửa Taupo đã cận kề.
Tất nhiên, với những núi lửa đã ngủ yên đến vài chục triệu năm, có thể coi như đã nằm ngoài tầm "kiểm soát" của con người, khó có điều kiện hoạt động trở lại. Ở đây cũng cần lưu ý, trong vùng Hà Nội cũng từng có hoạt động phun trào của núi lửa, nhưng chúng đã "ngủ yên" đến trên 250 triệu năm rồi.
Do vậy, ngay việc tìm được miệng núi lửa cổ ở đây cũng là một thử thách khó vượt qua. Và nếu tìm được thì miệng của những núi lửa ấy cũng đã bị lấp đầy, biến dạng đến mức chẳng dễ nhận biết và chắc chắn là vô hại. Chúng hoàn toàn không thể gây hiện tượng sụt lún, tạo những "hố tử thần" tương tự trường hợp ở đường Lê Văn Lương thời gian qua.
Bom núi lửa ở Ba Vì
Khi nói về sản phẩm phun trào của núi lửa nhiều người đều biết, chúng bao gồm ở cả ba thể là rắn, lỏng và khí. Sản phẩm lỏng chính là dung nham trào qua miệng núi lửa, chảy thành dòng hoặc tạo lớp phủ. Khi đông cứng, chúng tạo thành đá phun trào. Sản phẩm khí gồm hơi nước và nhiều loại khí, như H2S, SO2, CO, CO2, CH4... Còn sản phẩm rắn gồm khối tảng dạng cứng, tro bụi núi lửa, bom núi lửa. Bom núi lửa là những khối dung nham được tung ra từ miệng núi lửa, đã kịp đông cứng trong không trung trước khi rơi trở lại mặt đất. Chúng có kích thước từ vài centimet đến khoảng một mét.
Trên khu vực đỉnh Vua và đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì (Hà Nội) có một tầng sản phẩm được các nhà địa chất gọi là aglomerat. Thực chất đó là tầng bom núi lửa được dòng dung nham gắn kết lại, có dáng vẻ của một tầng cuội kết. Cũng có tác giả gọi đây là tầng cuội kết núi lửa. Mỗi "viên cuội" ấy từng là một "trái bom" núi lửa. Chúng có số lượng vô vàn ở khu vực các đỉnh kể trên và không được coi là đá quý vì về bản chất chúng cũng chỉ là đá núi lửa thông thường, được hình thành trong các đợt phun trào núi lửa đã xảy ra cách nay trên 250 triệu năm...
Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm do núi lửa phun ra được con người khai thác như khoáng sản nội sinh từ lòng đất đưa ra. Trong đá bazan ở Tây Nguyên có những tầng chứa mã não, có những khối kích thước lên tới hàng mét, rất giá trị. Nhưng giá trị nhất trong số những sản phẩm từ núi lửa chính là kim cương. Nguồn kim cương của thế giới hiện nay chủ yếu được khai thác từ những họng núi lửa kiểu ống nổ, như ở Nam Phi, Angola, Sibir của nước Nga, Canađa... Tiếc rằng, ở Việt Nam cho đến nay chưa tìm được những họng núi lửa kiểu chứa kim cương.
Giá trị thực của đá núi lửa
Có thể khẳng định rằng, đá núi lửa thực ra cũng chỉ là sản phẩm của tự nhiên, không có khả năng chữa bệnh hoặc phong thủy gì đặc biệt gì như lời đồn đại. Những sản phẩm hoạt động núi lửa có ở khắp nơi, người dân có thể tiếp cận hàng ngày, nhưng thậm chí họ không để ý tới hoặc không hề hay biết. Ví dụ, đường lên khu nghỉ dưỡng trên đỉnh Tam Đảo, mấy ai đã biết mình đang bước chân trên những khối đá do núi lửa phun ra từ kỷ Trias, cách nay khoảng 240 triệu năm.
Còn ở Tây Nguyên, từ lâu đời người dân sinh sống trên cao nguyên đất đỏ bazan - sản phẩm phong hóa của đá bazan có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa từng xảy ra mãnh liệt tại khu vực này trong các kỷ Neogen và Đệ tứ. Người ta chiêm ngưỡng những di tích núi lửa, các thác và hồ nước đẹp được hình thành trên đá núi lửa hoặc trong miệng núi lửa cổ. Thực tế, tiếp xúc và sinh sống trên các vùng đá núi lửa cổ cũng không có gì khác biệt đáng kể so với sống trên các vùng miền khác.
Đất được hình thành do phong hóa từ đá bazan rất thích hợp cho sự phát triển của một số cây công nghiệp. Vì thế, trên đất Tây Nguyên đã phát triển các đồn điền trồng cao su, cà phê từ thời thuộc Pháp. Đất trong các miệng của các núi lửa cổ ở Tây Nguyên thuộc loại màu mỡ và được người dân canh tác rất hiệu quả. Ví dụ, trong miệng hình lòng chảo của núi Chư Đăng Ya (huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai) và nhiều miệng núi lửa khác.
Còn trên các đảo có nguồn gốc núi lửa như Phú Quý, Hòn Tranh, Lý Sơn, Cồn Cỏ... Người dân vẫn sinh sống và làm việc bình thường. Được biết Lý Sơn là quê hương của tỏi và loại nước mắm rất ngon.
Trên thế giới, có rất nhiều khu dân cư và thành phổ đông đúc được hình thành trên vùng đất từng là núi lửa. Ví dụ, đến một nửa diện tích của Melbourne - thành phố lớn thứ nhì ở Australia với số dân 3,8 triệu người, được xây dựng trên đá núi lửa cổ. Thành phố này cũng có đông người Việt sinh sống, tập trung ở khu Footscray, phía Tây của Melbourne.

PGS.TS Tạ Hòa Phương (Chủ tịch Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam)

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top