Phần lớn thành viên của đội kéo xe này là người dân tộc Vân Kiều đang sống ở hai bản Ka Tăng và Khe Đá nằm sát khu cửa khẩu. Việc nương rẫy khó khăn nên họ chuyển qua nghề kéo xe kiếm sống.
Sau buổi học, những đứa trẻ phụ giúp mẹ đẩy những chuyến hàng từ bên kia biên giới nước Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Sáng sớm trước 7h, họ đã có mặt để kịp nhận hàng kéo qua phía chợ Karol bên đất Lào. Chiều lại phải chầu chực ở bên kia biên giới để chờ người đến thuê kéo hàng về lại đất Việt.
Chị Hồ Thị Tèm (28 tuổi, ở bản Ka Tăng) đang mang bầu 8 tháng nhưng vẫn đi kéo xe để nuôi bốn con ăn học
Hàng hóa cho đội xe kéo này mưu sinh chỉ đơn giản là mấy thùng mì tôm, thực phẩm, bánh trái khi kéo qua, và chuối, măng khi kéo về. Mỗi chuyến hàng nặng kéo qua biên giới họ thường được trả công khoảng 100.000 đồng. Hàng nhẹ thì khoảng 40.000-50.000 đồng.
Niềm vui giản đơn của những đứa con của nữ phu xe Hồ Thị Hương là được ngồi sau xe cho mẹ kéo đi qua lại khu vực cửa khẩu
Trong những ngày ở khu cửa khẩu để tìm hiểu về những người phụ nữ kéo xe, chúng tôi bắt gặp chị Hồ Thị Tèm, 28 tuổi, khi chị đang oằn lưng kéo một xe hàng qua biên giới.
Vừa kéo xe, nữ phu xe Hồ Thị Gái, 42 tuổi, vừa kiêm luôn bốc hàng để kiếm thêm vài ngàn tiền công
Chị Tèm đang mang thai đến tháng thứ 8 nhưng vẫn là thành viên tích cực nhất của nhóm kéo xe này. Ngoài cái thai đang mang, ở nhà chị phải nuôi thêm bốn đứa con mà đứa lớn nhất mới 9 tuổi.
Những lúc chờ khách thuê, cả đội phu xe ngồi túm tụm cùng nhau tám chuyện để giết thời gian
Chồng chị đã bỏ đi lấy vợ khác nên dù đang mang thai chị vẫn phải đi kéo xe để có tiền nuôi con.
Chị Hồ Thị Nù, một nữ phu xe có thâm niên hơn mười năm trong nghề, ngồi nghỉ sau một chuyến hàng nặng
Chị vẫn cười nói rằng ở đây chuyện này cũng là bình thường. Có người sắp đến ngày sinh mới dám nghỉ đẻ. Nghỉ sớm thì lấy đâu tiền nuôi con hằng ngày...
Đã quá trưa, một nữ phu xe vẫn mòn mỏi chờ khách thuê chở hàng qua cửa khẩu
Sau buổi học, những đứa trẻ phụ giúp mẹ đẩy những chuyến hàng từ bên kia biên giới nước Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Sáng sớm trước 7h, họ đã có mặt để kịp nhận hàng kéo qua phía chợ Karol bên đất Lào. Chiều lại phải chầu chực ở bên kia biên giới để chờ người đến thuê kéo hàng về lại đất Việt.
Chị Hồ Thị Tèm (28 tuổi, ở bản Ka Tăng) đang mang bầu 8 tháng nhưng vẫn đi kéo xe để nuôi bốn con ăn học
Hàng hóa cho đội xe kéo này mưu sinh chỉ đơn giản là mấy thùng mì tôm, thực phẩm, bánh trái khi kéo qua, và chuối, măng khi kéo về. Mỗi chuyến hàng nặng kéo qua biên giới họ thường được trả công khoảng 100.000 đồng. Hàng nhẹ thì khoảng 40.000-50.000 đồng.
Niềm vui giản đơn của những đứa con của nữ phu xe Hồ Thị Hương là được ngồi sau xe cho mẹ kéo đi qua lại khu vực cửa khẩu
Trong những ngày ở khu cửa khẩu để tìm hiểu về những người phụ nữ kéo xe, chúng tôi bắt gặp chị Hồ Thị Tèm, 28 tuổi, khi chị đang oằn lưng kéo một xe hàng qua biên giới.
Vừa kéo xe, nữ phu xe Hồ Thị Gái, 42 tuổi, vừa kiêm luôn bốc hàng để kiếm thêm vài ngàn tiền công
Chị Tèm đang mang thai đến tháng thứ 8 nhưng vẫn là thành viên tích cực nhất của nhóm kéo xe này. Ngoài cái thai đang mang, ở nhà chị phải nuôi thêm bốn đứa con mà đứa lớn nhất mới 9 tuổi.
Những lúc chờ khách thuê, cả đội phu xe ngồi túm tụm cùng nhau tám chuyện để giết thời gian
Chồng chị đã bỏ đi lấy vợ khác nên dù đang mang thai chị vẫn phải đi kéo xe để có tiền nuôi con.
Chị Hồ Thị Nù, một nữ phu xe có thâm niên hơn mười năm trong nghề, ngồi nghỉ sau một chuyến hàng nặng
Chị vẫn cười nói rằng ở đây chuyện này cũng là bình thường. Có người sắp đến ngày sinh mới dám nghỉ đẻ. Nghỉ sớm thì lấy đâu tiền nuôi con hằng ngày...
Đã quá trưa, một nữ phu xe vẫn mòn mỏi chờ khách thuê chở hàng qua cửa khẩu