45 phút trước giờ xăng tăng giá, cây xăng ở số 9 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) ken cứng người. Mặc dù là một trong những cây xăng lớn của khu vực nhưng lượng người tăng đột biến đã khiến cả một góc phố chật cứng người.
Dòng xe máy nối đuôi nhau thậm chí còn tràn ra gần một nửa đường Trần Hưng Đạo khiến dòng xe cộ khó khăn khi vượt qua khu vực này. Thậm chí, đoạn đường ngã tư trước mặt cây xăng cũng tấp nập ôtô một cách bất thường. Nhiều taxi nằm dài chờ mua trước cây xăng khiến cho nhiều ôtô vô cùng vất vả để chuyển hướng.
Là một trong những người tới cây xăng này khá sớm nhưng anh Bùi Thế Hùng (Lò Đúc, Hà Nội) bảo, anh cũng đã phải chờ toát mồ hôi mới tới lượt đổ xăng.
Anh Hùng cho biết, mỗi lần xăng tăng vài trăm đồng đến nghìn đồng có thể không đáng kể nhưng nhìn lại cả tháng, anh mới hốt hoảng vì thấy hụt đi không ít tiền.
Anh Hùng là nhân viên kinh doanh của một công ty chuyên bán vật liệu xây dựng. Thị trường anh phụ trách là Hà Nội và một số tỉnh dọc quốc lộ 5. Phải di chuyển khá nhiêu nên tính trung bình, mỗi tháng riêng tiền xăng của anh hết khoảng 5-6 triệu đồng.
“So với tháng trước, riêng tiền xăng tôi đã phải chi thêm khoảng 600.000-700.000 đồng. Số tiền này công ty có hỗ trợ một phần nhưng vẫn thấy giật mình vì chi phí trội lên nhiều quá,” anh Hùng nói.
Cũng như anh Hùng, phần nhiều khách tới đây đều cố tranh thủ đi đổ đầy bình trước giờ xăng tăng giá.
Ông Trần Văn Việt, Cửa hàng trưởng Cửa hàng xăng, dầu số 9 Trần Hưng Đạo cho biết, lượng người đến đổ xăng cuối giờ nay đã tăng quá nhanh trong khoảng vài chục phút khi có thông tin xăng tăng giá. Theo ông Việt, thời điểm tăng giá xăng lần này khá đặc biệt khi trùng với lúc tan tầm nên cũng khiến lượng người tới đổ xăng tăng cao hơn rất nhiều. Lượng người này khiến những nhân viên trong cửa hàng phải rất vất vả mới giải tỏa bớt được dòng người.
Ở phía khác, tại cây xăng Nam Đồng, rất nhiều xe máy tranh nhau nhích từng bước để tiến tới các vòi bơm khiến các nhân viên bán xăng vừa bơm xăng, vừa phải "phân luồng giao thông" cho khách mua hàng.
Thời điểm 18 giờ, cây xăng ở ngã tư Nguyễn Phong Sắc-Trần Đăng Ninh cũng chật kín người. Con dốc ở phía trước cửa hàng nhanh chóng bị lấp đầy bởi ba lượt ôtô. Thậm chí, con ngõ nhỏ ở bên sườn của cây xăng cũng bị dòng xe chen lấn tới gần nửa.
Đặc biệt "nóng" lúc này có thể kể tới cây xăng số 111 đường Láng, gần khu vực Ngã Tư Sở. Ngoài đoàn xe máy, ôtô đã sớm vây kín khu vực này, nhiều người dân gần đó còn lỉnh kỉnh rất nhiều can, bình cố vớt chút xăng chạy giá. Không khí khu vực này còn trở nên khá hỗn loạn khi nhiều thanh niên lớn tiếng tranh giành đến lượt đổ xăng.
Đẫm mồ hôi trong dòng người, chị Thùy Dung, bán hàng gần khu vực Ngã Tư Sở nói, lần tăng giá này khiến chị khá bất ngờ. Thông tin trước đó về việc tăng tới hơn 1.000 đồng/lít khiến không ít người đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, mức tăng hơn 600 đồng/lít đã làm cho chị bớt lo lắng hơn. Tuy thế, chị Dung cũng không mấy lạc quan về tình hình sắp tới khi giá xăng đã có lần thứ tư liên tiếp leo dốc.
Ở tâm trạng khác, anh Nguyễn Ngọc Bản, lái xe ôm khu vực đường Nguyễn Trãi bảo, nếu tình trạng này kéo dài, cánh xe ôm như anh có lẽ phải nghỉ không ít.
“Cánh xe ôm chẳng có đồng hồ tính tiền như taxi mà chủ yếu là trao đổi miệng giá tiền với khách hàng. Thế nên, nếu mình có nâng giá lên một chút thì khách kêu nói thách, nhất quyết không đi,” anh Bản nói.
Thế nhưng, điều làm anh Bản lo lắng nhất là, ngay sau khi xăng, dầu lên giá, những mặt hàng thiết yếu khác thế nào cũng ầm ầm đội giá theo.
“Thu nhập của cánh xe ôm như anh vốn đã bị teo lại khá nhiều lại càng trở nên khó khăn hơn nữa,” anh Bản thở dài.
Dòng xe máy nối đuôi nhau thậm chí còn tràn ra gần một nửa đường Trần Hưng Đạo khiến dòng xe cộ khó khăn khi vượt qua khu vực này. Thậm chí, đoạn đường ngã tư trước mặt cây xăng cũng tấp nập ôtô một cách bất thường. Nhiều taxi nằm dài chờ mua trước cây xăng khiến cho nhiều ôtô vô cùng vất vả để chuyển hướng.
Là một trong những người tới cây xăng này khá sớm nhưng anh Bùi Thế Hùng (Lò Đúc, Hà Nội) bảo, anh cũng đã phải chờ toát mồ hôi mới tới lượt đổ xăng.
Anh Hùng cho biết, mỗi lần xăng tăng vài trăm đồng đến nghìn đồng có thể không đáng kể nhưng nhìn lại cả tháng, anh mới hốt hoảng vì thấy hụt đi không ít tiền.
Anh Hùng là nhân viên kinh doanh của một công ty chuyên bán vật liệu xây dựng. Thị trường anh phụ trách là Hà Nội và một số tỉnh dọc quốc lộ 5. Phải di chuyển khá nhiêu nên tính trung bình, mỗi tháng riêng tiền xăng của anh hết khoảng 5-6 triệu đồng.
“So với tháng trước, riêng tiền xăng tôi đã phải chi thêm khoảng 600.000-700.000 đồng. Số tiền này công ty có hỗ trợ một phần nhưng vẫn thấy giật mình vì chi phí trội lên nhiều quá,” anh Hùng nói.
Cũng như anh Hùng, phần nhiều khách tới đây đều cố tranh thủ đi đổ đầy bình trước giờ xăng tăng giá.
Ông Trần Văn Việt, Cửa hàng trưởng Cửa hàng xăng, dầu số 9 Trần Hưng Đạo cho biết, lượng người đến đổ xăng cuối giờ nay đã tăng quá nhanh trong khoảng vài chục phút khi có thông tin xăng tăng giá. Theo ông Việt, thời điểm tăng giá xăng lần này khá đặc biệt khi trùng với lúc tan tầm nên cũng khiến lượng người tới đổ xăng tăng cao hơn rất nhiều. Lượng người này khiến những nhân viên trong cửa hàng phải rất vất vả mới giải tỏa bớt được dòng người.
Ở phía khác, tại cây xăng Nam Đồng, rất nhiều xe máy tranh nhau nhích từng bước để tiến tới các vòi bơm khiến các nhân viên bán xăng vừa bơm xăng, vừa phải "phân luồng giao thông" cho khách mua hàng.
Thời điểm 18 giờ, cây xăng ở ngã tư Nguyễn Phong Sắc-Trần Đăng Ninh cũng chật kín người. Con dốc ở phía trước cửa hàng nhanh chóng bị lấp đầy bởi ba lượt ôtô. Thậm chí, con ngõ nhỏ ở bên sườn của cây xăng cũng bị dòng xe chen lấn tới gần nửa.
Đặc biệt "nóng" lúc này có thể kể tới cây xăng số 111 đường Láng, gần khu vực Ngã Tư Sở. Ngoài đoàn xe máy, ôtô đã sớm vây kín khu vực này, nhiều người dân gần đó còn lỉnh kỉnh rất nhiều can, bình cố vớt chút xăng chạy giá. Không khí khu vực này còn trở nên khá hỗn loạn khi nhiều thanh niên lớn tiếng tranh giành đến lượt đổ xăng.
Đẫm mồ hôi trong dòng người, chị Thùy Dung, bán hàng gần khu vực Ngã Tư Sở nói, lần tăng giá này khiến chị khá bất ngờ. Thông tin trước đó về việc tăng tới hơn 1.000 đồng/lít khiến không ít người đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, mức tăng hơn 600 đồng/lít đã làm cho chị bớt lo lắng hơn. Tuy thế, chị Dung cũng không mấy lạc quan về tình hình sắp tới khi giá xăng đã có lần thứ tư liên tiếp leo dốc.
Ở tâm trạng khác, anh Nguyễn Ngọc Bản, lái xe ôm khu vực đường Nguyễn Trãi bảo, nếu tình trạng này kéo dài, cánh xe ôm như anh có lẽ phải nghỉ không ít.
“Cánh xe ôm chẳng có đồng hồ tính tiền như taxi mà chủ yếu là trao đổi miệng giá tiền với khách hàng. Thế nên, nếu mình có nâng giá lên một chút thì khách kêu nói thách, nhất quyết không đi,” anh Bản nói.
Thế nhưng, điều làm anh Bản lo lắng nhất là, ngay sau khi xăng, dầu lên giá, những mặt hàng thiết yếu khác thế nào cũng ầm ầm đội giá theo.
“Thu nhập của cánh xe ôm như anh vốn đã bị teo lại khá nhiều lại càng trở nên khó khăn hơn nữa,” anh Bản thở dài.